HẬU GIANG “ĐI SAU” NHƯNG CÓ THỂ “VỀ TRƯỚC” NHỜ CHUYỂN ĐỔI SỐ

24/05/2023 | 11:41 GMT+7

Chọn hướng đi đúng cùng với đầu tư trọng điểm, ưu tiên lĩnh vực chuyển đổi số (CĐS), đã giúp Hậu Giang tạo được bước đi vững chắc và liên tục đạt nhiều thứ hạng cao trong vùng và cả nước.

Bài 2. “Cất cánh” ngoạn mục trên bảng xếp hạng chuyển đổi số cả nước

Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về CĐS, Hậu Giang đã “cất cánh” ngoạn mục trên bảng xếp hạng CĐS của cả nước. CĐS là cơ hội lớn giúp tỉnh thay đổi thứ hạng trong phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, phát huy vai trò, thế mạnh là một trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh

Bên cạnh tập trung thu hút đầu tư ở các lĩnh vực lợi thế, Hậu Giang xác định công nghệ thông tin nói chung và CĐS nói riêng là một trong những lĩnh vực mũi nhọn được ưu tiên phát triển.

Mặc dù không có lợi thế sẵn có về công nghệ nhưng Hậu Giang đã vươn lên đứng vị trí thứ 17 cả nước về chỉ số đánh giá CĐS (DTI). Kết quả này có được từ sự quan tâm đầu tư hạ tầng công nghệ có trọng tâm, trọng điểm theo lộ trình của tỉnh. Ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết: “So với các tỉnh trong khu vực, Hậu Giang là một trong những địa phương tiêu biểu trong triển khai CĐS. Quyết tâm của Hậu Giang đã được thể hiện trong vị trí xếp hạng về chỉ số DTI năm 2021, đứng thứ hạng 17/63 tỉnh, thành phố về chính phủ số, kinh tế số và xã hội số (tăng 11 bậc so với năm 2020), đứng ở vị trí thứ hai của đồng bằng. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng Hậu Giang cũng cần tiếp tục và quyết tâm hơn nữa trong CĐS. Vấn đề đầu tiên cần quan tâm là nhận thức, thứ hai là tập trung về hạ tầng và thứ ba chúng ta nên ưu tiên phát triển kinh tế số.”

Mặc dù được thành lập muộn hơn so với các tỉnh, thành trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng Hậu Giang có lợi thế khi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long và là cửa ngõ kết nối giữa các tỉnh Nam sông Hậu. Cùng với sự năng động, các nỗ lực cải cách hành chính không ngừng của chính quyền tỉnh, đã tạo dựng được một môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh, thu hút đông đảo các nhà đầu tư đến tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh.

Bên cạnh tập trung thu hút đầu tư ở các lĩnh vực lợi thế, tỉnh nhà đã xác định công nghệ thông tin (CNTT) nói chung và CĐS nói riêng là một trong những lĩnh vực mũi nhọn được ưu tiên phát triển. Những năm gần đây, tỉnh đang tích cực thu hút đầu tư vào lĩnh vực này, xem đây là động lực để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, hướng đến tạo dựng nền kinh tế bền vững, có hàm lượng chất xám lớn.

Bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: “Tỉnh đang thu hút, kêu gọi đầu tư ở nhiều lĩnh vực của ngành CNTT, CĐS như: tư vấn, thiết kế, sản xuất phần mềm, cung cấp dịch vụ CNTT, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ… Bên cạnh thu hút các nhà đầu tư mới, tỉnh đang khuyến khích, hỗ trợ không chỉ các doanh nghiệp CNTT, mà còn các lĩnh vực khác để tham gia CĐS như: tư vấn, tập huấn, giới thiệu và cung cấp các nền tảng số để triển khai, góp phần hoàn thành mục tiêu CĐS của tỉnh trong thời gian tới”.

Hậu Giang có nguồn nhân lực chất lượng cao khá dồi dào khi hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh những năm qua phát triển khá mạnh và đạt được những thành tựu to lớn. Toàn tỉnh hiện có 18 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, với 3 trường cao đẳng, 7 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện, 3 trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục, 5 cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 8/8 huyện, thị xã, thành phố có cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Tỉnh còn liên kết với các trường đại học trọng điểm trong cả nước, vùng đồng bằng sông Cửu Long và tại địa phương trong phối hợp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Cần Thơ, Đại học FPT, Công viên Phần mềm Quang Trung, Đại học Võ Trường Toản… Tính đến cuối năm 2021, toàn tỉnh đã có 205 sinh viên/10.000 dân. Với lợi thế cơ cấu dân số vàng, cùng hệ thống cơ sở đào tạo hiện có, Hậu Giang cam kết đáp ứng nguồn nhân lực dồi dào theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Chủ động để bứt phá

Đến nay, tỉnh đã hoàn thành và đưa vào vận hành hiệu quả các nền tảng dùng chung thiết yếu, Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh, Ứng dụng di động Hậu Giang (Hau Giang app) được nhiều người dân sử dụng và đánh giá cao. Tỉnh đã thành lập hơn 600 tổ công nghệ số cộng đồng tại tất cả các ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh với hơn 4.000 thành viên tham gia để hỗ trợ cho người dân tham gia CĐS. Đặc biệt, Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang, với quy mô 28,5ha đã được thành lập và thu hút được 4 doanh nghiệp CNTT… Qua đây, đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quản lý điều hành của 3 cấp chính quyền. Tạo môi trường giao tiếp khoa học và hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước với nhau, cũng như giữa người dân và doanh nghiệp với chính quyền. Góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch và tăng mức độ hài lòng của người dân với chính quyền.

Thông qua CĐS, các chỉ số về cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh và CĐS của tỉnh đã tăng đáng kể. Trong ảnh là Chợ 4.0 tại huyện Châu Thành A.

Thông qua CĐS, các chỉ số về cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh và CĐS của tỉnh đã tăng đáng kể, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chia sẻ: Môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh năm qua được cải thiện tích cực, các chỉ số (PAPI, PAR INDEX, SIPAS) đều tăng từ 5 bậc đến 26 bậc. Trong đó, chỉ số PCI tăng 26 bậc, xếp thứ 12 cả nước và xếp thứ 3 vùng ĐBSCL; tốc độ  tăng trưởng kinh tế GRDP của tỉnh năm 2022 đạt 13,94%, đứng đầu vùng ĐBSCL và vươn lên thứ 4 của cả nước (tăng trên 30 bậc so với năm 2021). Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 1 năm 2023 tăng 12,67%, lần đầu tiên tăng trưởng quý của tỉnh được xếp đạt mức cao nhất cả nước.

 Xác định công nghệ thông tin là bước đột phá, tạo ra bước phát triển mạnh mẽ cho Hậu Giang, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 14 đã đề ra “Đưa tỉnh Hậu Giang trở thành một trong những tỉnh phát triển khá của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới. Hậu Giang tự tin là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, với sự sẵn sàng về cơ chế, chính sách, đến môi trường đầu tư, cũng như nguồn lực tại chỗ.

Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, Hậu Giang đã và đang có cách tiếp cận riêng của tỉnh về CĐS là sự quan tâm của lãnh đạo, lựa chọn Khu Công nghệ số Hậu Giang làm mũi đột phá.

Để Hậu Giang tạo được điểm nhấn riêng của tỉnh về CĐS, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, gợi ý: Hậu Giang nên cố gắng có cách tiếp cận CĐS của riêng mình, đặc sắc khác với các địa phương khác. Trong quá trình thực hiện chúng ta sẽ hình thành được mô hình CĐS của tỉnh và tuần lễ CĐS được tổ chức hàng năm này là dịp để cho Hậu Giang, cũng như các tỉnh miền tây có dịp cùng chia sẻ về mô hình CĐS của mình. Tôi nghĩ, với cái cách làm này chúng ta sẽ tạo ra sự khác biệt và sẽ thu hút được nhiều người quan tâm tham gia. Bên cạnh đó, là một trong những tỉnh sớm ban hành được Nghị quyết về CĐS, đã cho thấy sự quyết tâm của chính quyền và sự vào cuộc của hệ thống chính trị. Những kết quả trong thời gian của tỉnh, đã đạt được là khả quan và hướng đi với chúng ta đã đúng tuy nhiên, chúng ta cần làm quyết liệt hơn nữa để CĐS đi sâu vào thực tế.

Thông qua công tác CĐS các chỉ số về cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh và CĐS của tỉnh đã tăng đáng kể, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chia sẻ: Môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh năm qua được cải thiện tích cực, các chỉ số (PAPI, PAR INDEX, SIPAS) đều tăng từ 5 bậc đến 26 bậc. Trong đó, chỉ số PCI tăng 26 bậc, xếp thứ 12 cả nước và xếp thứ 3 vùng ĐBSCL; tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của tỉnh năm 2022 đạt 13,94%, đứng đầu vùng ĐBSCL và vươn lên thứ 4 của cả nước (tăng trên 30 bậc so với năm 2021). Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 đạt 14,21%, dẫn đầu cả nước.

Tỉnh đã thành lập hơn 600 tổ công nghệ số cộng đồng tại tất cả các ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh với hơn 4.000 thành viên tham gia để hỗ trợ cho người dân tham gia CĐS. Qua đây, đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quản lý điều hành của 3 cấp chính quyền. Tạo môi trường giao tiếp khoa học và hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước với nhau, cũng như giữa người dân và doanh nghiệp với chính quyền. Góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch và tăng mức độ hài lòng của người dân với chính quyền.

HOÀNG NGUYÊN - MỸ XUYÊN

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>