Tìm hiểu pháp luật: Bộ luật Dân sự

03/03/2022 | 08:06 GMT+7

(Tiếp theo)

Hỏi: Bộ luật Dân sự giải thích như thế nào về hợp đồng vận chuyển tài sản? Hình thức hợp đồng vận chuyển tài sản ?

Đáp: Theo Điều 530, 531 Bộ luật Dân sự quy định:

- Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.

- Hình thức hợp đồng vận chuyển tài sản:

+ Hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

+ Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên.

Hỏi: Bộ luật Dân sự giải thích như thế nào về hợp đồng vận chuyển tài sản? Hình thức hợp đồng vận chuyển tài sản ?

Đáp: Theo Điều 530, 531 Bộ luật Dân sự quy định:

- Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.

- Hình thức hợp đồng vận chuyển tài sản:

+ Hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

+ Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên.

Hỏi: Cho biết trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên vận chuyển tài sản, bên thuê vận chuyển tài sản ?

Đáp: Theo Điều 541 Bộ luật Dân sự quy định:

- Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản bị mất hoặc hư hỏng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 536 của Bộ luật này.

- Bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.

- Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Hỏi: Bộ luật Dân sự năm 2015 giải thích như thế nào về hợp đồng ủy quyền? Trong trường hợp nào bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác ?

Đáp: Theo Điều 562, khoản 1 Điều 564 Bộ luật Dân sự quy định:

- Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

- Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:

+ Có sự đồng ý của bên ủy quyền;

+ Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

Hỏi: Cho biết quy định về nghĩa vụ và quyền của bên được ủy quyền ?

Đáp: Theo Điều 565, 566 Bộ luật Dân sự quy định:

- Nghĩa vụ của bên được ủy quyền:

+ Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.

+Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

+ Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

+ Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.

+ Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

+ Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.

- Quyền của bên được ủy quyền:

+ Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.

+ Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

Hỏi: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định như thế nào ?

Đáp: Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự quy định:

- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

(Còn tiếp)

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>