Giao tranh đang lan rộng khắp Trung Đông

26/01/2024 | 08:58 GMT+7

Sau vụ Houthi tấn công tàu chở hàng ở Biển Đỏ rồi đến các căn cứ của Mỹ ở Iraq, Syria bị tấn công bằng tên lửa đã khiến Mỹ và một số quốc gia nổi giận nên liên tục không kích trả đũa làm căng thẳng ở Trung Đông leo thang.

Khói lửa bốc lên sau vụ tấn công nhằm vào căn cứ không quân Ain al-Asad tại tỉnh Anbar, Iraq, ngày 20-1-2024. Ảnh: IRNA

Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) vừa tiến hành các cuộc không kích nhằm vào 3 cơ sở của lực lượng dân quân tại Iraq, nhằm đáp trả việc căn cứ không quân Ain Al Assad, phía Tây Iraq, bị tấn công nhiều lần.

Trong một tuyên bố, CENTCOM cho biết, cuộc không kích nhằm vào trụ sở, kho vũ khí của nhóm Kataib Hezbollah và các nhóm liên kết khác tại Iraq, có mối quan hệ thân thiết với Iran.

Động thái của Mỹ diễn ra sau khi căn cứ không quân Ain Al Assad, nơi có quân đội Mỹ đồn trú liên tiếp bị tấn công gần đây. Mới nhất, các nhóm vũ trang tại Iraq đã sử dụng nhiều máy bay không người lái tấn công căn cứ này. Quân đội Mỹ xác nhận, đã có thiệt hại và thương vong trong vụ tấn công, song không nêu chi tiết.

Cuối tuần trước, căn cứ này cũng đã bị tấn công bởi hơn 10 quả tên lửa. Các cuộc tấn công diễn ra trong bối cảnh các nhóm vũ trang Iraq thể hiện tình đoàn kết với người Palestine trước các cuộc tấn công của Israel nhằm Houthi ở Dải Gaza. Đây cũng là thời điểm “nhạy cảm” khi Thủ tướng Iraq Mohammed Shia kêu gọi Mỹ rút quân ra khỏi quốc gia này.

Theo Lầu Năm Góc, Mỹ và các lực lượng đồng minh ở Iraq và Syria đã trở thành mục tiêu của hơn 150 vụ tấn công và đến nay Washington đã tấn công đáp trả ở cả hai nước. Hiện Mỹ đang đồn trú khoảng 2.500 binh sĩ ở Iraq và 900 binh sĩ ở Syria như một phần trong các nỗ lực ngăn chặn lực lượng khủng bố IS trỗi dậy ở hai quốc gia Trung Đông này.

Trước đó, Mỹ, Anh và một số quốc gia đã không kích trả đũa Hamas tại Yemen vì đã tiến hành các vụ tấn công tàu hàng ở Biển Đỏ gây ra nhiều thương vong. Gần đây nhất, Mỹ, Anh và Australia đã đồng loạt áp đặt trừng phạt mới đối với Hamas. Lệnh trừng phạt đặc biệt nhắm tới các cá nhân và thực thể hậu thuẫn việc chuyển tài trợ (trong đó có cả tiền điện tử) cho Hamas và Phong trào Hồi giáo Jihad Palestine (PIJ). Trong danh sách trừng phạt còn có hãng hàng không tư nhân Fly Baghdad của Iraq và giám đốc điều hành của hãng này.

Ngoài ra, Mỹ cũng áp đặt trừng phạt đối với các nhóm vũ trang sử dụng căn cứ ở Gaza, Iraq, Liban, Syria và Yemen, để tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào Israel và Mỹ.

Kể từ khi quân đội Israel phát động chiến dịch tấn công vào Gaza ngày 7-10-2023 nhằm đáp trả cuộc đột kích bất ngờ do lực lượng Hamas tiến hành trong sáng cùng ngày vào miền Nam Israel khiến 1.200 người chết và 240 người bị bắt làm con tin. Theo thống kê mới nhất của cơ quan y tế Palestine, chiến dịch tấn công của Israel khiến gần 25.500 người chết, hơn 7.000 người mất tích và hơn 63.300 người bị thương, hầu hết là dân thường. Chiến sự cũng khiến khoảng 2 triệu người trong số hơn 2,3 triệu cư dân Gaza phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Trong đó, hàng trăm ngàn người hiện đang sống trong các điều kiện cực kỳ tồi tệ như thiếu lương thực, nước uống, điện sinh hoạt cùng các dịch vụ chăm sóc y tế tối thiểu.

Mặc dù Liên Hiệp Quốc và nhiều quốc gia liên quan đã lên án các vụ tấn công trên và kêu gọi ngừng bắn nhưng tất cả đều không đạt được kết quả đáng kể nào. Giao tranh ngày càng leo thang từ hai lực lượng Israel và Hamas nay đã lan rộng ra nhiều quốc gia Trung Đông. Đây thật sự nỗi lo khi giao tranh ở Trung Đông đã châm ngòi.

Nhóm vũ trang Houthi ở Yemen cho biết, tối 24-1 lực lượng này đã bắn tên lửa đạn đạo vào các chiến hạm Mỹ đang hoạt động ở Vịnh Aden, thuộc Biển Đỏ khi cố bảo vệ hai tàu chở hàng Mỹ. Kết quả, một tàu Mỹ bị bắn trúng, buộc hai tàu chở hàng phải quay đầu. Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng Mỹ lại tuyên bố rằng tàu khu trục USS Gravely khi giao tranh “đã bắn hạ hai tên lửa của Houthi, trong khi quả còn lại rơi xuống nước”.

 

HN tổng hợp

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>