Thứ Hai, ngày 15/05/2017 | 07:49
Bệnh uốn ván được dân gian gọi là phong đòn gánh, rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, nhiều người còn chủ quan với bệnh này.
Bác sĩ đã cấp cứu và điều trị thành công bệnh uốn ván cho ông Lê Văn Lập.
Một phen thập tử nhất sinh
Thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang đã tiếp nhận và cấp cứu cho 2 cas bệnh uốn ván trong tình trạng nguy kịch. Nặng nhất là trường hợp của ông Lê Văn Lập, 58 tuổi, ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng uốn ván toàn thân, giai đoạn toàn phát với các biểu hiện gồng, co giật toàn thân, nhịp tim đập nhanh… Theo chia sẻ của ông Lập, trước đó, có đạp đinh sét, tưởng không sao nên không đi chích ngừa uốn ván. Mấy ngày sau vết thương làm mủ mới đi chích ngừa. Mới tiêm mũi thứ 2 đã bị bệnh uốn ván.
Bác sĩ Trang Ngọc Ngoán, Trưởng khoa Nội tim mạch - thận - nội tiết, cho biết: “Khi ông Lập nhập viện, tôi còn là Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc, trực tiếp điều trị cho ông Lập. Còn nhớ, bệnh nhân được điều trị cách ly hơn 10 ngày trong phòng tối và không có tiếng ồn, sau đó, mới có thể kết luận là đã không còn nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh uốn ván có khả năng tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời”. Việc điều trị cho bệnh nhân uốn ván mất rất nhiều công sức của cán bộ y tế và mất nhiều thời gian của người thân người bệnh. Cuối cùng ông Lập đã được cứu sống, nhưng phải hơn nửa tháng trời nằm viện.
Một trường hợp khác là em Danh Thôi, 11 tuổi, ở phường IV, thành phố Vị Thanh, cũng vừa được điều trị khỏi bệnh uốn ván. Bà Thị Thanh, mẹ Thôi cho biết: “Thấy con bị bệnh uốn ván co cứng người mỗi ngày hàng chục lần, cháu còn cắn trúng lưỡi nên gia đình rất lo lắng, tôi khóc hết nước mắt chỉ mong sao con khỏi bệnh. May mà đã được cứu chữa thành công”. Không giống như ông Lập, em Thôi chỉ bị thanh tre quẹt đứt ở gót chân một vết thương nhỏ, gia đình không hề nghĩ sẽ bị bệnh uốn ván. Bà Thị Thanh phân trần: “Hồi đó tới giờ mình đứt tay, chân cũng thường lắm mà đâu có sao, chẳng nghĩ đến chuyện phải tiêm ngừa uốn ván. Biết bị bệnh như thế này thì cũng đi chích ngừa”. Chẳng những lo lắng cho sự an nguy của con mà bệnh uốn ván còn làm cả nhà hai vợ chồng bà Thanh phải bỏ bê công việc làm thuê suốt thời gian ở bệnh viện. Gia đình thuộc diện hộ nghèo nên hơn chục ngày không đi lao động được cũng ảnh hưởng nhiều đến kinh tế gia đình.
Tiêm vắc-xin rồi vẫn phải tiêm nhắc lại nếu có vết thương
Tư vấn về nguyên nhân gây bệnh uốn ván, ông Võ Hoàng Thới, Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, nói: “Nguy cơ mắc bệnh uốn ván có thể từ vết thương rất nhỏ như đứt chân hay vết thương đạp gai, đinh, tai nạn,… Có trường hợp mắc bệnh uốn ván ngay khi bị vết thương ở da vì trong vật đó có nha bào uốn ván, cũng có khi sau một thời gian bị vết thương mới mắc bệnh uốn ván là do nha bào uốn ván có trong môi trường sống xâm nhập vào ở vết thương”. Như vậy, hễ có vết thương ở da thì nguy cơ mắc bệnh uốn ván là có thể xảy ra nếu không được tiêm ngừa uốn ván. Theo khuyến cáo của ông Thới: “Khi có vết thương nên tiêm ngừa uốn ván càng sớm càng tốt”.
Không giống như các loại vắc-xin khác, việc tiêm vắc-xin ngừa uốn ván cũng cần hiểu biết đúng mới có thể phòng được bệnh này. Ông Nguyễn Văn Lành, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, cho biết: Đối với trẻ em, trong chương trình tiêm chủng mở rộng đã triển khai tiêm ngừa uốn ván cho trẻ bằng vắc-xin Quinvaxem hay còn gọi là vắc-xin 5 trong 1 phòng bệnh ho gà, uốn ván, bạch hầu, viêm gan B và Hib (lịch tiêm trẻ: mũi 1 vào lúc trẻ được 60 ngày tuổi; mũi 2 sau một tháng tiêm mũi 1; mũi 3 sau một tháng tiêm mũi 2). Đến 18 tháng tuổi trẻ được tiêm mũi 4, lúc này vắc-xin có hiệu lực 5 năm. Sau 5 năm tiêm mũi 5 thì hiệu lực vắc-xin sẽ được 10 năm. Mũi tiếp theo được tiêm sau 10 năm thì vắc-xin sẽ có hiệu lực 20 năm.
Đối với thai phụ hiện nay cũng triển khai chương trình tiêm vắc-xin ngừa uốn ván. Khi mang thai cần đến cơ sở y tế để tiêm vắc-xin ngừa uốn ván để phòng ngừa uốn ván cho mẹ và trẻ sơ sinh. Lịch tiêm mũi 1 thích hợp là vào khoảng tháng thứ tư hoặc thứ năm, mũi 2 tiêm sau mũi 1 một tháng và trước khi sinh một tháng. Sau 1 năm nên tiêm mũi 3, vắc-xin sẽ có hiệu lực phòng bệnh 5 năm. Sau 5 năm tiêm nhắc lại sẽ có hiệu quả phòng bệnh giống như ở trẻ em.
Những đối tượng có nguy cơ cao hay đối tượng khác cũng nên tiêm ngừa uốn ván để phòng bệnh. Tuy nhiên, dù đã tiêm đủ các mũi vắc-xin phòng bệnh này, nhưng mỗi khi bị vết thương cũng cần đến cơ sở y tế để tiêm nhắc lại một mũi là cách tốt nhất để phòng bệnh uốn ván.
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM
08:30 05/05/2025
Tỷ lệ khám, chữa bệnh y học cổ truyền 4 tháng đầu năm nay chiếm gần 12% so với tổng số lượt khám, chữa bệnh chung của tỉnh, cho thấy bên cạnh tây y, y học cổ truyền vẫn phát huy vai trò trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
08:17 24/04/2025
(HG) - Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh và bác sĩ sản khoa của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh vừa phẫu thuật cắt bỏ thành công khối u nhầy “khổng lồ” có trọng lượng 6,5kg chiếm toàn bộ ổ bụng của bệnh nhân Đ.T.B., 65 tuổi, ở xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh.
07:31 24/04/2025
Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng, phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay - chân - miệng đợt I năm 2025 vừa được triển khai trên địa bàn tỉnh (từ ngày 14 đến 18-4), đã cung cấp kiến thức, huy động sự đồng thuận của người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
06:03 21/04/2025
Hơn 3 tháng đầu năm nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố Ngã Bảy được kiểm soát tốt nhờ sự chủ động “phòng bệnh hơn chữa bệnh” với nhiều giải pháp hiệu quả.
06:11 18/04/2025
Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xem là “chìa khóa” thúc đẩy ngành y tế đạt được những kết quả tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân từ công nghệ số.
06:18 17/04/2025
Thuốc Amlodipine có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, dùng phổ biến ở bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim mạch. Tuy nhiên, theo BSCK1 Đặng Nguyễn Vũ Linh (ảnh), Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, khi người bệnh tự ý uống thuốc Amlodipine không theo chỉ định của bác sĩ, quá liều có nhiều rủi ro sức khỏe.
08:34 16/04/2025
(HG) - Ngày 15-4, Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng, phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay - chân - miệng đợt I năm 2025 đã được đồng loạt thực hiện trên phạm vi cả tỉnh.
06:10 14/04/2025
“Bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), trong đó chú trọng ATTP bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố” là chủ đề của “Tháng hành động vì ATTP” (15-4 đến 15-5) năm 2025 với nhiều giải pháp,
05:56 14/04/2025
(HG) - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em cho cán bộ làm công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản tuyến huyện, xã.
05:11 10/04/2025
Thông tin về đề xuất của Sở Y tế định hướng sắp xếp, tổ chức lại hệ thống tổ chức y tế trong xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, ông Nguyễn Thanh Giang (ảnh), Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế, khẳng định:
07:35 06/05/2025
(HG) - Ngày 5-5, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi làm việc với các sở, ban, ngành về Kế hoạch tổ chức Tuần lễ Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Hậu Giang 2025 (Week of Science, Technology, Innovation and Digital Transformation - STIDT WEEK Hậu Giang 2025). Tham dự buổi làm việc còn có ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
07:34 06/05/2025
(HG) - UBND tỉnh cho biết, căn cứ kế hoạch, dự toán ngân sách Trung ương được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2025 và cả giai đoạn 2021-2025, tỉnh đã khẩn trương phân bổ, giao cho các đơn vị, địa phương đảm bảo đúng quy định Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan. Các Chương trình mục tiêu quốc gia
07:29 06/05/2025
Công tác sắp xếp bộ máy và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp đang được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, thông suốt, hiệu quả.
07:28 06/05/2025
Với nhiều mô hình nông nghiệp hiện đại và sản phẩm chế biến đặc sắc, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang đang khẳng định vai trò trung tâm đổi mới nông nghiệp, nơi đây không chỉ là “vườn ươm” công nghệ mà còn là điểm tựa cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.