Cây dạ cẩm trị bệnh loét miệng, loét lưỡi, dạ dày

19/04/2016 | 08:12 GMT+7

Cây dạ cẩm còn có tên gọi là đất lượt, đứt lướt, chạ khẩu cắm và còn gọi là cây loét mồm vì nhân dân thường dùng nó chữa loét miệng, loét lưỡi. Tên khoa học Oldenlandia eapitellata Kuntze. Thuộc họ cà phê Rubiaceae.

Cây dạ cẩm.

Dạ cẩm có hai loại: có loại thân tím và thân trắng, có lông và không có lông. Loại thân tím có lông được dùng phổ biến hơn. Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, nương rẫy, ven đường chân núi đá vôi, cây dạ cẩm có nhiều ở tỉnh phía Tây Bắc, ngay các tỉnh miền Trung ở vùng đồi núi cũng có nhiều.

Có thể dùng toàn cây hay chỉ dùng lá và ngọn non của nhiều loài dạ cẩm để làm thuốc.

Dạ cẩm có tác dụng làm giảm đau, giảm sự tăng của axit dạ dày (Acide Chlohydric - HCL) nhờ cơ chế này của cao dạ cẩm rất tốt trong điều trị đau dạ dày tá tràng thể đa toan, sẽ làm bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, bệnh nhân có cảm giác dễ chịu khoan khoái, nhẹ bụng, sau uống nước sắc dạ cẩm hoặc cao dạ cẩm.

Chữa loét lưỡi, miệng: Kinh nghiệm dân gian dùng dạ cẩm làm thuốc chữa loét lưỡi, loét miệng mỗi lần uống cho 1-2 thìa canh bột dạ cẩm hãm nước sôi uống 1-2 lần hoặc cho vào ấm sắc hãm từ 12-20g uống thường xuyên trong ngày.

Chữa viêm dạ dày: Dùng thuốc sắc: ngày uống từ 10-25g lá và ngọn khô, thêm nước vào sắc, thêm đường cho đủ ngọt, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày. Uống trước khi ăn hay lúc đau.

Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày mãn tính, viêm hang vị, trào ngược dạ dày: dạ cẩm 20g, lá khôi tía 30g, bồ công anh 20g. Các vị thuốc trên đem rửa sạch, sắc với 1,2 lít nước trong thời gian 20 phút. Nước sắc dạ cẩm chia làm 3 lần uống trước bữa ăn 20 phút, hoặc uống vào lúc đau.

Dạ cẩm là vị thuốc Nam rất tốt cho người bị viêm dạ dày và ít gây tác dụng phụ. Nhưng riêng với phụ nữ mang thai chúng tôi khuyến cáo không nên tự ý sử dụng. Nếu sử dụng phải hỏi ý kiến bác sĩ.

HỒNG DIỄM tổng hợp

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>