Vị Thanh: Hình thành và phát triển

Tín ngưỡng dân gian tại vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh

Thứ Ba, ngày 24/09/2024 | 05:38

Trên địa bàn Hỏa Lựu - Vị Thanh, ngay từ khi lập làng, đã hình thành khá rõ đời sống tâm linh của cư dân, thể hiện ở tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn giáo; hai dòng tín ngưỡng hầu hết đều gắn liền các thiết chế đình, miễu, chùa Phật người Việt, chùa Ông người Hoa, chùa Phật giáo Nam tông người Khmer, chùa Cao Đài, nhà thờ Thiên Chúa giáo, nhà thờ Tin lành...

Quan đế miếu tại phường V, thành phố Vị Thanh.

Trước khung cảnh hoang sơ, khắc nghiệt “sương lam, chướng khí”, “dưới sông sấu lội, trên bờ cọp đua”, người khẩn hoang đã tự trang bị cho mình niềm tin vào thiên nhiên; sùng bái trời, đất, thánh thần mong được phò hộ trong việc khẩn hoang, làm ăn mua bán; gia đình bình an...

Công cuộc khẩn hoang hoàn tất khi đã định cư, đời sống tương đối ổn định, cư dân thường lập đình làng thờ “Thành hoàng bổn cảnh”, ghi nhớ công lao các bậc tiền hiền, hậu hiền có công mở đất, giữ đất, bảo vệ quê hương.

Đình làng Hỏa Lựu ra đời trong bối cảnh đó, có lẽ do các thế hệ cư dân trước đây từng theo vị anh hùng Nguyễn Trung Trực, khởi nghĩa đánh Tây ở Rạch Giá, nên người dân lập đình thờ Ông Nguyễn, sau này gọi là đình Nguyễn Trung Trực. Người dân vùng Rạch Giá xưa gọi “Ông Nguyễn” tỏ rõ sự cung kính, chứ không dám kêu đích danh Nguyễn Trung Trực.

Một số ý kiến cho rằng, đình làng Hỏa Lựu có từ 3-4 đời trước, khoảng cuối thế kỷ XIX. Nhưng trong quyển “Lịch sử Đảng bộ xã Hỏa Lựu 1954-1975” ghi nhận: “Người Kinh lập ra đình thần Nguyễn Trung Trực tại chợ Hỏa Lựu vào năm 1930”. Hiện nay, sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa, đình tọa lạc cuối chợ phường VII (Hỏa Lựu cũ), có nhà chánh điện, sân đình, cổng rào.

Hàng năm, vào ngày 12-10 âm lịch, cư dân trong vùng tổ chức cúng kỳ yên Thượng Điền; giữa năm, cúng giỗ Ông Nguyễn (Nguyễn Trung Trực) vào ngày 18-8 âm lịch; cuối năm, ngày 12-10 âm lịch thì cúng kỳ yên Hạ Điền. Đình làng Nguyễn Trung Trực được xem như một di tích, minh chứng cho thời khẩn hoang của lớp người Việt đầu tiên đến sinh cơ lập nghiệp tại Hỏa Lựu, trong vùng Vị Thanh xưa và nay.

 Hiện nay, Ban quản trị đình vẫn còn lưu giữ một sắc thần (bản sao), nhưng không rõ đời vua nào sắc phong. Nhìn chung, việc tiến hành lễ hội còn ở mức bình thường, chưa được quy mô rộng khắp. Các lễ thức khá giản đơn theo thông lệ các đình Nam bộ, kể cả ngày lễ cúng giỗ ông Nguyễn.

Kiến trúc đình chưa được nâng cấp, tính mỹ thuật còn hạn chế. Về nội dung hoạt động thời xưa, ngoài việc cúng tế, thờ thành hoàng bổn cảnh và Ông Nguyễn, chưa thấy tài liệu ghi nhận hay nhân chứng xác nhận về các chức năng khác của đình, như chỗ làm việc của hương chức làng, nơi sinh hoạt cộng đồng.

Trước lúc ra đời của đình Nguyễn Trung Trực, có lẽ các lớp cư dân, khẩn hoang vùng Hỏa Lựu - Vị Thanh đã lập các miễu, am. Tiêu biểu như miễu Bà chúa xứ, hình thức kiến trúc nhỏ hơn đình, cất ở ngã ba, ngã tư trong chòm xóm; chủ yếu thờ thần nữ, người cai quản về tâm linh trên địa bàn. Trên địa bàn thành phố Vị Thanh có 9 ngôi miễu thờ thần, trong đó có 1 miễu Bà chúa xứ, tại bờ kinh Mới, xã Tân Tiến khá khang trang, lập từ lâu đời.

Miễu Thổ thần (Thổ địa), thời xưa hầu như đất nhà nào cũng có, nhỏ hơn miễu bà, dân gian thường cất sơ sài (cây lá), vừa làm ranh đất, vừa để thờ Thần đất. Ngày nay, vẫn còn khá nhiều miễu thờ Thổ thần đặt rải rác trong khu xóm, trên đất vườn. Các nghi thức cúng ở các miễu Bà chúa xứ, miễu Thổ thần khá giản đơn, không tụ tập đông người, thỉnh thoảng có múa bóng nổi.

Bàn thờ Ông Thiên (thờ Trời), đáng chú ý từ thời xưa, người khẩn hoang ở Hỏa Lựu - Vị Thanh đã có tín ngưỡng thờ Ông Thiên (Trời). Mỗi nhà đều lập một bàn thờ trước sân nhà, theo kiểu đặt trang thờ nhỏ, tựa lên một thân cây cắt ngang. Về sau, thời khá giả, người ta nâng lên, làm trụ bằng gạch thẻ, trang thờ bằng tấm gạch tàu. Tối, người nhà ra đốt nhang, khấn vái Trời, mong được bình an.

Miễu Cô Hồn, miễu nhỏ, hình thức tương tự như miễu Thổ thần, chủ yếu dân gian lập ra để thờ các oan hồn, uổng tử (chết tai nạn, oan ức). Miễu thường đặt nơi ở ngã ba, ngã tư sông. Ngày nay, đặt theo lộ xe. Ngoài ra, còn có chùa Ông của người Hoa. Gọi là “chùa”, nhưng không phải là thiết chế tôn giáo, mà ở dạng “tín ngưỡng dân gian”. Bởi đây là một dạng “Hội quán”, nơi sinh hoạt cộng đồng của người Hoa thời khẩn hoang lập nghiệp.

Bên cạnh việc thờ tự người có công đưa di dân người Hoa đi lập nghiệp, “chùa” còn là nơi nhóm họp, tương trợ giúp nhau trong cộng đồng. Giống như nhiều nơi trong vùng Nam bộ, người Hoa khi định cư, lập nghiệp thường cất chùa Ông Bổn, để thờ một vị quan thời nhà Minh (Trung Hoa), người có công đưa di dân từ lục địa, đi lập nghiệp ở các nước lân cận.

Theo ý nghĩa đó, chùa Ông Bổn ở chợ Hỏa Lựu được hoàn thành khi một bộ phận bà con người Hoa từ Rạch Giá, Chợ Lớn (Sài Gòn) đến khai phá đã trồng rẫy, buôn bán, làm ăn. Các vị cao niên cho biết, chùa Ông Bổn do một địa chủ người Triều Châu là ông Hán Khiêm bỏ tiền xây cất, nhằm ghi nhớ công đức của các vị thần thánh cùng các vị có công khai mở, giúp cộng đồng người Hoa làm ăn sung túc, giàu có.

Trong chánh điện, chùa thờ Ông Bổn, thờ Quan thánh đế (Quan Công) và Thần Tài. Trước cửa chùa có thờ Ông Thiên (Trời). Hàng năm, chùa tổ chức cúng lớn vào các dịp Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng), ngày vía Ông Bổn, ngày vía Quan thánh đế. Trên địa bàn thành phố Vị Thanh hiện nay, có nhiều bà con người Hoa sinh sống ở các phường I, phường III, phường V, phường VII, xã Vị Tân và xã Hỏa Lựu vẫn thường về chùa cúng bái.

Ngoài chùa Ông Bổn, Vị Thanh còn có chùa Quan đế miếu (phường V). Đặc biệt, địa bàn thành phố còn có phủ thờ Diệu Tôn Từ - nghĩa địa người Hoa tại phường VII. Đối với người Khmer, tín ngưỡng dân gian thường gắn với ngôi chùa Phật giáo Nam tông.

VỊ THANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hơn 20 năm dệt lưới an sinh, vì mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội

08:25 09/05/2025

Sau 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đời sống Nhân dân không ngừng được cải thiện và phát triển; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.

Huyện Châu Thành tiếp tục xảy ra 2 vụ sụp đất, sạt lở bờ sông

07:58 09/05/2025

(HG) - Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang thông tin, trên địa bàn huyện Châu Thành vừa tiếp tục xảy ra 2 vụ sụp đất, sạt lở bờ sông.

Tăng cường kiểm tra, kịp thời ngăn nguy cơ ngộ độc thực phẩm

07:38 09/05/2025

Những ngày qua, các đoàn thanh, kiểm tra về an toàn thực phẩm (ATTP) tuyến tỉnh, huyện, xã đã tăng cường kiểm tra về ATTP, chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm xảy ra trong dịp “Tháng hành động vì ATTP” năm 2025 (từ ngày 15-4 đến 15-5).

Đưa 111 lao động sang làm việc thời vụ ở huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc

17:54 08/05/2025

(HGO) - Ngày 8-5, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức lễ đưa 111 lao động đi làm việc thời vụ ở huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc (đợt 3).

“Phao cứu sinh” cho người bị tai nạn

05:29 08/05/2025

Với vai trò sơ cấp cứu ban đầu, thời gian qua, các điểm sơ cấp cứu do Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) các cấp trên địa bàn tỉnh thực hiện được ví như “phao cứu sinh”, góp phần cứu sống, giảm thiểu thương vong cho nhiều người bị tai nạn.

Nhiều hiệu quả từ ứng dụng công nghệ 4.0 vào phòng cháy, chữa cháy rừng

09:12 07/05/2025

(HG) - Hiện cán bộ kiểm lâm tỉnh được trang bị một thiết bị bay không người lái, đồng thời nhiều chủ rừng trên địa bàn tỉnh đã lắp đặt camera quan sát nhằm phục vụ công tác PCCCR.

Đắp đập thi công công trình gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp

08:53 07/05/2025

(HG) - Theo phản ánh của nhiều người dân ở tuyến kênh Chính Lưỡng, gần 10 ngày nay, việc thi công công trình tuyến đường Tỉnh lộ 927 đoạn qua ấp Long Bình, thị xã Long Mỹ gây ảnh hưởng đến việc lưu thông, mua bán, sản xuất nông nghiệp của người dân.

Chủ động canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu

08:27 07/05/2025

Trước thực trạng biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng theo hướng bất lợi, nhiều mô hình tiết kiệm nước và canh tác bền vững đã được triển khai, mang lại hiệu quả thiết thực.

Mái nhà chung của những hoàn cảnh đặc biệt

08:23 07/05/2025

Nhiều năm qua, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh đã và đang làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng những người có hoàn cảnh đặc biệt, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đường công vụ kênh Ba Hiếu xuống cấp

07:21 06/05/2025

(HG) - Đường công vụ kênh Ba Hiếu (nối Quốc lộ 61C và Đường tỉnh 931B), xã Vị Đông là một trong những tuyến giao thông chính của huyện Vị Thủy. Mỗi ngày, tuyến đường này có lượng phương tiện lưu thông đông, từ xe tải đến xe máy, ô tô và người đi bộ. Tuy

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Lực lượng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh vững vàng trên mặt trận bảo vệ nội bộ Đảng

08:33 09/05/2025

(HG) - Kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2025), lực lượng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hậu Giang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, lập nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước,

Sửa Hiến pháp để tạo nền tảng cho bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả là chủ trương hợp lòng dân

08:32 09/05/2025

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội vừa tổ chức thảo luận tại tổ về: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013;

Du lịch thông minh nhờ ứng dụng AI, công nghệ

08:31 09/05/2025

Mô hình “Ứng dụng Hệ thống du lịch thông minh vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; hướng dẫn người dùng quản lý,

Công ty Điện lực Hậu Giang trao quyết định thành lập Đội Quản lý điện Vị Thủy

08:30 09/05/2025

(HG) - Ngày 7-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã tổ chức Lễ trao quyết định thành lập Đội Quản lý điện Vị Thủy và các quyết định bổ nhiệm Đội trưởng, Đội phó của Đội.