Sống mãi với nghề

Thứ Hai, ngày 28/06/2021 | 16:52

Theo thời gian, nghề đóng ghe, xuồng ở nhiều địa phương trong tỉnh giờ không còn thịnh hành mà đang dần như mai một. Nhiều thợ đóng ghe xuồng đành phải ngậm ngùi chia tay nghề, chỉ còn lại một số ít người tâm huyết cố bám lấy nghề bằng công việc sửa chữa, đóng ghe, xuồng thuê...

Ông Hai Thạch đang làm nghề sửa, vá ghe cũ cho khách.

Men theo con đường nhỏ đến đầu Doi Cát, thuộc khu vực I, phường Hiệp Thành, thành phố Ngã Bảy, nơi mà trước đây đã hình thành nghề đóng ghe, xuồng gắn liền với miền sông nước quy mô lớn nhỏ khác nhau của hàng trăm hộ một thời làm ăn hưng thịnh. Ông Tư Thiện (Nguyễn Văn Thiện) một tay thợ đóng ghe, xuồng rành nghề ở cái tuổi 20, giờ thì tuổi ông cũng đã tròm trèm chạm mốc 70 và ông cũng từng làm chủ một cơ sở đóng ghe, xuồng bằng cây gỗ còn lại duy nhất ở đầu Doi Cát này.

Ngồi tựa lưng vào những tấm ván gỗ bám đầy màng nhện đã ngả màu theo năm tháng của thời gian, ông Tư Thiện nói mang tiếng là chủ cơ sở, nhưng thực chất lâu nay chỉ mình ông vừa làm chủ kiêm luôn thợ, bởi bán buôn ế ẩm nên ông không dám thuê mướn người làm. Cái lắc đầu như ngán ngẩm, giọng ông như chua chát: “Nghề đóng ghe xuồng bằng cây gỗ giờ hết thời rồi. Cả năm ngoái tui chỉ bán được 1 chiếc ghe tam bản, thu hồi tiền vốn được có mấy triệu đồng, còn lại 3 chiếc xuồng, 3 chiếc ghe chất đống nằm đó lâu rồi mà không thấy ai hỏi mua”.

Đôi mắt ông như có chút đượm buồn, ông Tư Thiện hồi tưởng lại thời hưng thịnh nhất của làng nghề vào những năm 1978-1990, nghề đóng ghe, xuồng ở Ngã Bảy phát triển mạnh. Đầu tiên chỉ có vài ba hộ cất trại ngay đầu Doi Cát để làm nghề, dần dần lan ra nhiều hộ khác trở thành xóm nghề đóng ghe xuồng đông đúc. Phía bên các doi còn lại như Doi Thành, doi Tân Thới Hòa... cũng có một số trại ghe, xuồng mọc lên, nhưng nói chính xác thì bờ Doi Cát tập trung thành xóm nghề nhiều hơn với khoảng 40 hộ.

Những trại ghe, xuồng đầu tiên nơi đây là của ông Ba Cư, ông Ba Phương, ông Chín Lớn, ông Bảy Thép, ông Sáu Cựu... Trong số này, có những người thợ được truyền nghề đến đời cháu, chắt, tồn tại cho đến ngày nay. Lúc cao điểm có hàng trăm thợ, thầy, lao động làm việc, tiếng xẻ gỗ, cưa ván, cui, đục đinh chan chát. Nhiều trại không chỉ chuyên đóng ghe, xuồng nhỏ chở vài trăm ký đến năm mười tấn, mà còn đóng được cả ghe lớn chở cả trăm tấn không chừng. Tùy sở thích của người dân mỗi nơi mà thợ đóng ghe, xuồng theo đó “đo ni” để đóng, nếu như vùng Tháp Mười (Đồng Tháp) thích xài kiểu xuồng ba lá, vùng An Giang nông dân thích xuồng cui, vùng Cần Thơ hay Bến Tre lại chuộng kiểu xuồng sáu lá. Riêng ở Hậu Giang thì bà con chỉ thích xuồng năm lá, còn nghe tam bản thì phải đóng từ bảy, đến mười một lá, mũi ghe đóng theo kiểu bầu tròn giống như hình dáng lá sen.

Mỗi chiếc xuồng, hay chiếc ghe tùy theo đóng be dày hay mỏng mà tính giá từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/chiếc. Riêng loại ghe, xuồng “năm quăng” đóng bằng cây gỗ tạp như cây xoài, cây sắn… xài xong một năm hư mục là quăng bỏ thì giá rẻ hơn cây sao, cây sến. Năm nào cũng vậy, cứ vào đầu mùa mưa cho đến cạn mùa nước nổi, người trong và ngoài tỉnh đến đặt ghe, mua xuồng rất nhiều. Có lúc nhiều cơ sở một ngày bán ra được 20-30 chiếc ghe, xuồng là bình thường, thế nhưng rồi không ai ngờ rằng nó lại sớm lụi tàn như bây giờ.

Ông Hai Hậu, nhà kế bên ông Tư Thiện cho rằng nguyên nhân khiến làng nghề đóng ghe, xuồng ở Ngã Bảy dần đi vào mai một là không phải tại thiếu cây hay thiếu thợ mà do đường bộ những năm gần đây được Nhà nước và Nhân dân đầu tư mạnh đến tận xóm, ấp. Nhiều người mua sắm được xe máy để làm phương tiện đi lại, hay vận chuyển hàng hóa nông sản có thể thay thế được ghe, xuồng một cách thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, gần đây còn có ghe, xuồng làm bằng sắt, bằng chất liệu composite xuất hiện ngày một nhiều cạnh tranh khốc liệt với ghe, xuồng đóng bằng gỗ. Bởi theo quan niệm của nhiều người, chất liệu từ composite nhìn bề ngoài thì thấy nhẹ, đẹp còn chất lượng, độ bền có tốt hơn ván gỗ hay không điều này ông Hậu không thể khẳng định. Có điều là người dân vùng sông nước, ông Hậu cảm nhận đối với mỗi gia đình vùng nông thôn, chiếc ghe, xuồng được xem như cần câu cơm nên hầu như nhà nào cũng có.

Sau câu chuyện về cái thời vàng son ấy, các ông Tư Thiện, Hai Hậu lại buông tiếng thở dài khi nói về tương lai của nghề. Với các ông, không gì xót xa hơn khi phải từ bỏ công việc mà từ khi sinh ra, gắn liền với cuộc đời họ. Đứng nhìn cơ ngơi chính tay mình gầy dựng suốt mấy chục năm qua, giờ phải để trong nhà xưởng cũ nát, họ không đành lòng. Giống như ông Hai Thạch (Bùi Văn Thạch), ở ấp 1, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, lúc còn nhỏ cũng mê được một lần cầm chiếc đục, cái cưa nên lớn lên đã theo học nghề để mở trại. Nhưng rồi những năm gần đây ghe, xuồng bằng cây gỗ ít người mua, ông chuyển sang “nghề làm mướn” cho chủ bãi sửa, vá ghe cũ bể nếu có người cần.

Nhìn dáng người nhỏ nhắn ở cái tuổi đã gần 60 của ông Hai Thạch, làn da in hằn sạm đen màu sương gió, như thể hiện cái chất của người thợ quanh năm gắn bó với những khối gỗ nặng trịch ngoài trời. Thân hình ông mồ hôi nhễ nhại chảy ướt cả áo trong cái nắng buổi trưa. Ông như thấm mệt cùng với tiếng búa đục đẽo bốp, chát, hòa cùng tiếng kêu lẻng xẻng của máy cưa. Uống vội một hơi dài nước mát quay sang tôi ông nói: “Nếu là những người thợ trẻ thì chuyện bỏ nghề để tìm việc mới khá dễ dàng, còn với tôi thì hơi khó vì tuổi lớn không dễ tìm được việc”.

Ông Hai Thạch cho hay tiền lương thu nhập từ nghề này khoảng 400.000 đồng/ngày. Nếu biết tiết kiệm, hạn chế mức chi tiêu thì mới mong nuôi sống được cả gia đình trong tháng. Xem ra công việc sửa, vá ghe, xuồng cũ của ông cũng khá ổn định nhờ có người thường mướn. Cái quan trọng là thời gian nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tình trạng ghe, xuồng còn tốt xấu, hư bể nhiều ít và trọng tải của ghe lớn, nhỏ. Nếu là chiếc lớn thời gian sửa, vá có thể kéo dài cả tháng, còn loại xuồng, ghe nhỏ chỉ sửa, vá trong ngày là xong, nhờ vậy mà ông có thể duy trì được “lửa” nghề, tiếp tục cuộc mưu sinh.

Với nụ cười hồn nhiên như tự tin, ông Hai Thạch nói: “Miền Tây sông nước còn kênh, rạch là còn ghe, xuồng thì nghề đóng ghe, xuồng hay vá, sửa ghe xuồng sẽ còn tồn tại…”.

Bài, ảnh: QUANG HẢI

Viết bình luận mới

Xem thêm

Đường công vụ kênh Ba Hiếu xuống cấp

07:21 06/05/2025

(HG) - Đường công vụ kênh Ba Hiếu (nối Quốc lộ 61C và Đường tỉnh 931B), xã Vị Đông là một trong những tuyến giao thông chính của huyện Vị Thủy. Mỗi ngày, tuyến đường này có lượng phương tiện lưu thông đông, từ xe tải đến xe máy, ô tô và người đi bộ. Tuy

Tri ân người có công

07:03 06/05/2025

Thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Châu Thành có 14 căn nhà đủ điều kiện được xây mới, sửa chữa, trong đó có 12 căn nhà hỗ trợ cho gia đình người có công với cách mạng. Đây là hoạt động thiết thực nhằm tri ân những người đã cống hiến cho Tổ quốc, tạo điểm tựa vững chắc để các gia đình yên tâm lao động, sản xuất.

Lòng biết ơn và sự công bằng

09:44 05/05/2025

- Vậy là đã kết thúc một kỳ nghỉ lễ dài he bà Tám.

Tăng cường công tác phòng, chống đánh bắt thủy sản trái phép

08:22 05/05/2025

(HG) - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vừa đề nghị Ủy ban MTTQVN và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh và yêu cầu Giám đốc sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của việc quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

Khởi nghiệp xanh - Hướng đi bền vững

07:54 05/05/2025

Bằng những mô hình thiết thực, sáng tạo và hiệu quả, hội viên phụ nữ tỉnh nhà đang từng bước đưa kinh tế xanh trở thành một xu hướng phát triển bền vững, gắn liền với khát vọng khởi nghiệp của chị em.

Ấm lòng gia đình chính sách, người có công

05:58 29/04/2025

Huyện Phụng Hiệp đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng và giáo dục truyền thống chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đã có quy định, sao vẫn còn dạy thêm, học thêm ?

08:09 28/04/2025

- Ủa, ông Tư, chiều tối nào cũng thấy ông chở cháu nội đi đâu vậy?

Hội thi “Tìm hiểu an toàn giao thông” và “Sơ cấp cứu tai nạn giao thông”

17:30 26/04/2025

(HGO) - Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh vừa phối hợp Ban An toàn giao thông tỉnh, tổ chức Hội thi “Tìm hiểu an toàn giao thông” và “Sơ cấp cứu tai nạn giao thông” năm 2025, với sự tham gia của đông đảo tình nguyện viên chữ thập đỏ các huyện, thị, thành phố.

Mang niềm vui đến sớm với người hưởng lương hưu

15:19 26/04/2025

BHXH tỉnh Hậu Giang thực hiện kỳ chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 5/2025 sớm hơn so với thường lệ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam. Việc chi trả lương hưu sớm đã đem lại nhiều niềm vui, tạo điều kiện thuận lợi cho người hưởng chế độ chính sách vui đón sự kiện trọng đại của đất nước.

Họp mặt 300 gia đình chính sách, người có công

09:21 25/04/2025

(HG) - Ngày 24-4, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện Phụng Hiệp đã tổ chức Họp mặt 300 gia đình chính sách, người có công, thân nhân liệt sĩ nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng nhân Đại lễ Phật đản

10:40 06/05/2025

(HGO) – Sáng ngày 6-5, bà Mã Thị Tươi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; cùng lãnh đạo sở, ngành và thành phố Vị Thanh đến thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025 tại chùa Quốc Thanh, phường V.

Tuần lễ Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Hậu Giang 2025: Diễn ra vào giữa tháng 5 tới

07:35 06/05/2025

(HG) - Ngày 5-5, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi làm việc với các sở, ban, ngành về Kế hoạch tổ chức Tuần lễ Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Hậu Giang 2025 (Week of Science, Technology, Innovation and Digital Transformation - STIDT WEEK Hậu Giang 2025). Tham dự buổi làm việc còn có ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Hơn 643 tỉ đồng thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

07:34 06/05/2025

(HG) - UBND tỉnh cho biết, căn cứ kế hoạch, dự toán ngân sách Trung ương được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2025 và cả giai đoạn 2021-2025, tỉnh đã khẩn trương phân bổ, giao cho các đơn vị, địa phương đảm bảo đúng quy định Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan. Các Chương trình mục tiêu quốc gia

Đảm bảo bộ máy hoạt động liên tục, thông suốt

07:29 06/05/2025

Công tác sắp xếp bộ máy và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp đang được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, thông suốt, hiệu quả.