Lưới rùng hủy diệt nguồn lợi thủy sản

Thứ Năm, ngày 15/12/2016 | 07:54

Vài năm trở lại đây, lưới rùng đã xuất hiện khá phổ biến trên các cánh đồng của huyện Phụng Hiệp vào mùa nước nổi. Dù đã có những quy định nghiêm cấm nhưng không ít người dân vẫn ngang nhiên sử dụng loại lưới này để khai thác nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên. 

Do mắt lưới nhỏ nên lưới rùng bắt được những loại cá lớn nhỏ khác nhau.

Hiện nay, các sản phẩm sau khi đánh bắt bằng lưới rùng đều có thể phân loại ra bán ở nhiều mức giá khác nhau. Ngay cả cá vụn, cá mồi (cá non, cá tạp) vẫn có giá từ 6.000-10.000 đồng/kg. 

Đánh bắt tràn lan

Là một nông dân không chuyên, nhưng sau khi thấy nhiều người dân làm có hiệu quả nên ông T.V.B., ở xã Bình Thành, đã đầu tư gần 2 triệu đồng để mua lưới rùng về thiết kế thành ngư cụ đánh bắt cá. Lưới có chiều dài gần 30m, khi bung ra có thể kéo cả một mảnh ruộng khá lớn. Do đặc điểm có kết cấu dài, mắt lưới nhỏ nên khi kéo thì tất cả các loài thủy sản như: tép, cua, ốc, cá, đặc biệt là các loại cá non đều bị thu gom vào lưới.

Ông B. cho biết: “Do mới vào nghề và làm không thường xuyên nên trung bình mỗi ngày đánh bắt chỉ khoảng hai, ba chục ký cá, cua, ốc lẫn lộn. Ngày thất thu nhất cũng được khoảng 10kg, thu nhập từ 200.000-300.000 đồng. Còn đối với những người chuyên đánh bắt, mỗi ngày có thể kiếm vài chục ký cá các loại, thu nhập tiền triệu là chuyện thường. So với nghề đặt dớn hay cắm câu thì thu nhập cao hơn nhiều”.

Với chi phí đầu tư thấp nhưng thu nhập ở mức cao nên đã thu hút nhiều nông hộ tham gia, bất chấp quy định cấm. Như trường hợp của chị N.T.C., ở thị trấn Kinh Cùng, dù thuyết phục lắm, chị mới cho chúng tôi tham gia một chuyến kéo lưới. Tuy nhiên, yêu cầu không được tiết lộ danh tính. Theo chị C., dù biết nghề này bị cấm, nhưng cho thu nhập cao, trong khi gia đình không có ruộng đất, lại phải nuôi bốn miệng ăn nên đành phải làm liều. Hôm nay kéo ở cánh đồng này, mai sang cánh đồng khác, nhờ vậy mà tránh né được chính quyền địa phương.

Do gia đình chỉ có vợ chồng, nhưng để làm được nghề này cần ít nhất đến 4 người. Vì thế, chị C. đã thuê thêm 2 nhân công, với mức giá 150.000 đồng/ngày để phụ giúp. Chị C. cho biết: “Nghề này chỉ hoạt động được trong những tháng nước nổi nên phải tranh thủ kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Mỗi ngày trừ hết chi phí thuê mướn nhân công, cũng có thể thu được từ 500.000-600.000 đồng, đỡ hơn đi làm thuê, làm mướn”.

Theo ông Nguyễn Thế Tự, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, lưới rùng là một trong những hình thức đánh bắt bị cấm, do cấu trúc của mắt lưới khá nhỏ chỉ vào khoảng 10mm (nhỏ hơn chuẩn quy định). Hiện nay, vẫn chưa có số liệu thống kê được toàn huyện có bao nhiêu hộ dân tham gia đánh bắt cá bằng hình thức này, nhưng hầu như khắp các cánh đồng trên địa bàn huyện đều có người dân đánh bắt, tập trung nhiều nhất ở các xã, thị trấn như Bình Thành, Hòa An, Kinh Cùng.

Cần giải pháp mạnh

Anh Nguyễn Văn Khanh, ở xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Nhiều lúc đi ruộng thấy nhiều người kéo lưới rùng mà cảm thấy nao lòng. Khai thác nguồn lợi thủy sản là một việc làm chính đáng, nhưng đánh bắt cả những loại cá chưa kịp lớn là việc làm không nên. Theo tôi nghĩ, nguồn lợi thủy sản ở Phụng Hiệp rồi sẽ bị cạn kiệt khi việc đánh bắt vô tội vạ bằng xung điện hay những tấm lưới rùng rộng lớn vẫn ngang nhiên hoạt động”.

Ông Trần Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Bình Thành, cho rằng: “Địa phương đã triển khai xuống ấp, lồng ghép trong các buổi họp dân để tuyên truyền tác hại của hình thức khai thác thủy sản theo kiểu tận diệt bằng lưới rùng. Thế nhưng, thỉnh thoảng vẫn phát hiện người dân lén lút đánh bắt, thường vào thời điểm ban đêm và cũng có trường hợp từ địa phương khác sang đánh bắt. Cho nên đến nay vẫn chưa xử lý được trường hợp nào”.

Tuy số hộ tham gia đánh bắt thủy sản bằng lưới rùng ở Phụng Hiệp khá nhiều, nhưng việc phát hiện và xử lý của ngành chức năng hiện gặp không ít khó khăn. Ông Nguyễn Thế Tự thừa nhận: “Do đặc thù địa bàn rộng, nhiều kênh rạch, vấn đề kiểm tra, xử lý đối với hình thức đánh bắt này đôi lúc còn hạn chế. Mặt khác, do người dân đa phần đánh bắt vào ban đêm và từ các khu vực khác sang địa bàn huyện nên công tác quản lý cũng gặp nhiều khó khăn”.

Ông Trần Không Dận, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Hiện nay, Phụng Hiệp đã tiến hành củng cố Ban chỉ đạo “Bảo vệ nguồn lợi thủy sản”, đồng thời giao cho ngành nông nghiệp huyện thường xuyên kiểm tra việc đánh bắt của người dân ở nông thôn, nếu phát hiện sẽ kiên quyết xử lý. Mặt khác, chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân, cũng như kịp thời biểu dương khen thưởng cho những cá nhân, tập thể phát hiện và tố giác những hành vi khai thác, đánh bắt thủy sản sai quy định”.

Từng được biết đến như là “rốn cá” của tỉnh Hậu Giang, trước đây vào mùa nước nổi, những buổi chợ ở các địa phương trên địa bàn huyện Phụng Hiệp bao giờ cũng nhiều cá đồng, không khí mua bán tấp nập. Nhưng vài năm trở lại đây, sản lượng cá đồng đã giảm từ 60-70% so với trước kia, bởi những tác động không hề nhỏ của việc đánh bắt theo kiểu tận diệt như: xung điện, ghe cào hay lưới rùng.

- Thông tư số 02/2006/TT-BTS Hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, có quy định: đối với các loại ngư cụ là lưới kéo (thủ công, cơ giới) khai thác thủy sản nước ngọt không được nhỏ hơn kích thước mắt lưới 2a là 20mm.

- Cũng tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 103/2013/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/11/2013 quy định phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với việc sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định của pháp luật để khai thác thủy sản.

 

Bài, ảnh: DUY KHÁNH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Ra quân tuyên truyền hưởng ứng Tháng vận động, triển khai BHXH toàn dân năm 2025

15:53 16/05/2025

(HGO) - Ngày 16 - 5, hưởng ứng Tháng vận động, triển khai bảo hiểm xã hội (BHXH) toàn dân (Tháng 5), BHXH tỉnh phối hợp Bưu điện tỉnh Hậu Giang tổ chức Lễ ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình.

40 người có công và thân nhân liệt sĩ đi tham quan các tỉnh, thành phía Bắc

05:38 16/05/2025

(HG) - Từ ngày 15 đến ngày 19-5, Sở Nội vụ tổ chức đưa Đoàn người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ của tỉnh đi tham quan tại Thủ đô Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ. Đoàn gồm 40 người là thương binh, người hưởng chính sách

Đường 13.000 xuống cấp trầm trọng

05:25 16/05/2025

(HG) - Mặc dù là một trong những tuyến đường chính của huyện Vị Thủy với lưu lượng phương tiện lưu thông qua mỗi ngày rất đông, đặc biệt là các xe tải chở hàng hóa, nông sản, thế nhưng, tuyến đường 13.000 đoạn từ Quốc lộ 61C hướng về xã Vĩnh Trung đang xuống cấp nghiêm trọng với chi chít ổ gà, ổ voi.

Nồng độ mặn vẫn còn khá cao

08:57 15/05/2025

(HG) - Theo số liệu đo mặn từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang thì nồng độ mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ tuy có giảm so với mấy ngày trước nhưng vẫn còn ở mức khá cao.

Cảnh giác với thời tiết giao mùa

08:07 15/05/2025

Đang vào thời điểm giao mùa từ nắng chuyển sang mưa, do đó, ngành chức năng khuyến cáo người dân cần đề phòng giông, lốc xoáy, sét đánh…

Phụ nữ Hậu Giang tự tin, vượt khó khởi nghiệp

06:03 14/05/2025

Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp của phụ nữ tại tỉnh có những bước tiến đáng kể, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Khởi công cầu giao thông hưởng ứng Tháng nhân đạo

07:58 13/05/2025

(HG) - Hội Chữ thập đỏ tỉnh vừa phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ thành phố Ngã Bảy, Hội Chữ thập đỏ Thiện Tâm phường 1 (Thành phố Hồ Chí Minh), khởi công xây dựng cầu Kênh Đào, liên ấp Cái Côn - ấp Mang Cá, xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy.

Của ngon món hiếm: Chắc an toàn ?

05:54 12/05/2025

- Ông Tư, có món ngon nè, đặt về ăn không? - Lạ nghe, đó giờ cứ nghe đồ ăn đặt qua mạng là bà la, phản đối dữ lắm, sao nay lại chủ động đặt đồ ăn qua mạng đồ.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Hậu Giang: “Điểm sáng” chuyển đổi số, đảm bảo quyền lợi an sinh cho người dân

17:37 10/05/2025

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Hậu Giang được đánh giá là một trong những cơ quan ngành dọc có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện chuyển đổi số, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người dân.

BHXH, BHYT: Đảm bảo an sinh xã hội, vì hạnh phúc mọi nhà

16:49 09/05/2025

Công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của Nhân dân và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Kiểm tra địa điểm tổ chức sự kiện mừng sinh nhật Bác

21:04 16/05/2025

(HGO) - Chiều ngày 16 - 5, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng các sở, ban, ngành có liên quan, có buổi kiểm tra trực tiếp tại địa điểm chuẩn bị tổ chức sự kiện mừng sinh nhật Bác.

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

19:20 16/05/2025

(HGO) - Chiều tối ngày 16-5, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp với Tổ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Hậu Giang về kế hoạch triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh.

Người dân phát hiện gạo bán trên thị trường có dấu hiệu bất thường

17:48 16/05/2025

(HGO) - Ngay sau khi nhận phản ánh của người dân khi phát hiện gạo mua về sử dụng có dấu hiệu bất thường, ngày 16-5, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh tiến hành kiểm tra tại một cơ sở kinh doanh bán gạo ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp.

Đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

16:14 16/05/2025

(HGO) – Sáng ngày 16-5, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh tổ chức phiên họp thứ 12 để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quý II, đề ra phương hướng, nhiệm vụ quý III năm 2025.