Thị trấn 66 ngày không thấy mặt trời

30/11/2021 | 08:27 GMT+7

Từ giữa tháng 11, thị trấn Utqiagvik ở cực Bắc nước Mỹ bước vào “đêm vùng cực” với hơn 2 tháng không có ánh mặt trời.

Thị trấn Utqiagvik, Alaska trải qua hơn 2 tháng chìm trong đêm tối. Nguồn: CNN

Thị trấn Utqiagvik, bang Alaska nằm ở cực Bắc nước Mỹ, nơi sinh sống của hơn 4.000 người. Ở đây còn được biết tới với nhiều tên gọi như “nóc nhà của thế giới” hay “nơi khởi đầu của biến đổi khí hậu”. Từ giữa tháng 11, thị trấn bắt đầu bước vào thời gian “đêm vùng cực” với 66 ngày không có ánh mặt trời trực tiếp. Nguyên nhân hiện tượng này do vị trí địa lý và trục nghiêng của Trái đất nên thị trấn sẽ có khoảng thời gian từ giữa tháng 11 đến tháng 1 năm sau không nhận được ánh sáng mặt trời. Nhiệt độ giảm còn xuống rất nhanh, có tới 160 ngày trong năm nhiệt độ luôn dưới ngưỡng đóng băng.

Do điều kiện khác biệt các loại hàng hóa bán ở thị trấn cũng có chênh lệch về giá cả so với nơi khác. Chẳng hạn 1 lốc nước bình thường khoảng 6 USD thì ở đây lại bán tới 48 USD hoặc một gói bột giặt có giá lên tới 98 USD. Hầu hết cư dân ở đây là người bản địa Alaska, sinh sống hàng nghìn năm ở vùng cực lạnh giá và đã trải qua nhiều giai đoạn khí hậu khắc nghiệt. Họ từng kiếm sống chủ yếu nhờ vào săn bắt.

Tại nơi có cuộc sống khác biệt nhất so với các bang khác ở nước Mỹ, người dân vẫn sinh hoạt bình thường dù trời tối đen giữa ban ngày. Nhưng riêng giá cả các nhu yếu phẩm, thực phẩm vô cùng đắt đỏ, hiện nay đi săn vẫn là một phần trong đời sống. Tuy nhiên khủng hoảng về khí hậu đã khiến hoạt động săn bắn dần trở nên khó khăn. Băng tuyết không còn nhiều như trước đây kéo theo hoạt động di cư của các loài chim và động vật cũng có nhiều thay đổi. Người dân địa phương còn phải đi máy bay sang vùng khác để mua thực phẩm 4-5 lần mỗi năm rồi cất trữ dùng dần để có giá cả rẻ hơn.

T.NGỌC (theo Business Insider)

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>