Những người đàn ông biết đan nón ở Peru

14/09/2021 | 09:50 GMT+7

Trên hòn đảo nhỏ Taquile ở Peru, bản lĩnh của nam giới không thể hiện ở những công việc lao động nặng nhọc, săn bắt hay đánh cá mà là kỹ năng ít ai ngờ tới -  đan nón.

Những người đàn ông ở đảo Taquile biết đan nón truyền thống chullo. Nguồn: BBC

Chullo là một loại nón truyền thống của người dân đảo Taquile được làm từ len sợi lông cừu. Đây là loại nón được sử dụng rộng rãi để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, có vành che kín tai để giữ ấm và phần dây buộc cố định dưới cằm. Đây còn là một biểu tượng văn hóa đặc trưng vị trí trong xã hội ở Taquile có truyền thống hơn 500 qua. Phụ nữ thường đảm nhiệm công việc làm sợi từ lông cừu trong khi nam giới làm nhiệm vụ chính là đan nón để thể hiện khả năng sáng tạo, kỹ năng, vị trí trong xã hội và điều kiện hiện có của họ.

Ông Alejandro Flores Huatta, 67 tuổi, được xem người có kỹ năng đan nón bậc thầy ở Taquile. Cũng như nhiều người đàn ông khác trên đảo, ông Alejandro học đan nón từ ông nội và anh trai. Những bé trai bắt đầu học đan nón khi lên 5-6 tuổi, chiếc nón đầu tiên có màu trắng và theo thời gian, khi học được các kỹ thuật đan nâng cao và cách phối màu mới bắt đầu làm các chiếc nón nhiều màu sắc và hoa văn theo các chủ đề gắn với gia đình, sản xuất nông nghiệp hoặc hình hoa hồng 6 cánh tượng trưng 6 cộng đồng dân cư sinh sống trên đảo.

Thời gian trung bình để hoàn thành 1 chiếc nón chullo là 1 tháng. Để đánh giá kỹ thuật làm nón, người ta đổ nước bên trong nón nếu không bị rò rỉ ra ngoài chứng tỏ đây là chiếc nón tốt. Là một người đan nón lành nghề, ông Alejandro rất tự hào vì chiếc nón ông làm có thể giữ nước bên trong và đi suốt 30m mà không bị đổ giọt nào. Nón chullo mà mỗi người sở hữu còn thay đổi tùy theo vị trí, thứ bậc của người đàn ông, khi độc thân, có gia đình, làm các vị trí lãnh đạo.

Năm 2005, kỹ thuật đan ở Taquile đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

T.NGỌC  (Theo BBC)

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>