Việt Nam tích cực tham gia hoạt động thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Thứ Năm, ngày 22/09/2022 | 08:36

Cơ quan Thư viện và Lưu trữ của Liên Hiệp Quốc tại Geneva đã khai trương Trưng bày tư liệu và hiện vật lịch sử kỷ niệm 100 năm chủ nghĩa đa phương tại Geneva (1920-2020) để nhấn mạnh hơn về tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương trong thế giới đang có nhiều đổi thay hiện nay.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva.

Nhân dịp này, đúng ngày kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc (20/9/1977 - 20/9/2022), Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, đã ký tên vào tấm áp phích Hiến chương Liên Hiệp Quốc, đồng thời cùng cán bộ, nhân viên phái đoàn đến tham dự cuộc trưng bày.

Tiền thân của Liên Hiệp Quốc là Hội Quốc liên được thành lập vào tháng 1-1920 với trụ sở ở Geneva trên cơ sở Hiệp ước Versailles ký kết năm 1919. Hội Quốc liên là tổ chức quốc tế liên chính phủ nhằm phát triển sự hợp tác hữu nghị và đảm bảo hòa bình và an ninh cho các quốc gia thành viên. Hội Quốc liên ra đời đánh dấu sự phát triển của ngoại giao đa phương.

Sau khi Liên Hiệp Quốc được thành lập (24-10-1945) và Geneva trở thành trụ sở thứ 2 của Liên Hiệp Quốc ở châu Âu, ngoài trụ sở chính đặt tại New York (Mỹ). Thư viện và Lưu trữ của Hội Quốc liên trở thành Thư viện và Lưu trữ của Liên Hiệp Quốc ở Geneva.

Trong hơn 100 năm qua, chủ nghĩa đa phương đã phát triển từ những bước khởi đầu của Hội Quốc liên ở Geneva trở thành hệ thống hợp tác đa phương chuyên sâu và toàn diện trên nhiều lĩnh vực trong và ngoài khuôn khổ Liên Hiệp Quốc, với nhiều các tổ chức quốc tế chuyên môn.

Geneva là một trung tâm quan trọng toàn cầu của chủ nghĩa đa phương, nơi đặt trụ sở của Văn phòng Liên Hiệp Quốc ở châu Âu và hơn 30 tổ chức quốc tế liên chính phủ về các lĩnh vực chuyên môn, thúc đẩy hợp tác đa phương giữa các quốc gia trải rộng từ quyền con người, hỗ trợ nhân đạo, giải trừ quân bị, lao động, y tế, thương mại và phát triển, sở hữu trí tuệ, viễn thông, khí tượng thủy văn, tiêu chuẩn đo lường...

Đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đã gây áp lực đối với chủ nghĩa đa phương, tuy nhiên các cuộc họp của các thành viên Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác đã nhanh chóng chuyển sang hình thức trực tuyến rồi kết hợp với họp trực tiếp, hoạt động ngoại giao đa phương không bị gián đoạn.

Ngay sau khi các hạn chế về đại dịch được dỡ bỏ, Văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Geneva đã tổ chức nhiều hoạt động cùng với các quốc gia thành viên, và các đối tác khác, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân, đồng thời khai trương cuộc Trưng bày tư liệu, hiện vật lịch sử kỷ niệm 100 năm chủ nghĩa đa phương.

Thư viện Liên Hiệp Quốc ở Geneva là thư viện lớn nhất của Liên Hiệp Quốc tổ chức trưng bày trong thời gian từ ngày 20-9 đến 28-10, nhằm mục đích giới thiệu cho cán bộ ngoại giao tại Geneva và công chúng về sự phát triển của chủ nghĩa đa phương trong các lĩnh vực khác nhau từ thời kỳ Hội Quốc liên cho đến công việc ngày nay của Liên Hiệp Quốc.

Thư viện này cung cấp thông tin cho Ban thư ký, đồng thời phục vụ công chúng và các nhà khoa học trên thế giới.

Các tư liệu và hiện vật được trưng bày mang ý nghĩa lịch sử, ví dụ như bản Hiệp ước Versailles năm 1919, hộ chiếu Nansen thời năm 1922-1938 là giấy tờ đi lại cho người tị nạn, văn bản Công ước về nô lệ được đưa ra tại Geneva năm 1926, dự thảo đầu tiên của Tuyên ngôn thế giới về các quyền con người...

Cách đây 45 năm, ngày 20-9-1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. Việt Nam luôn ủng hộ và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương. Nhân dịp này, Phái đoàn Việt Nam tại Geneva đã tổ chức thăm Trưng bày kỷ niệm 100 năm Chủ nghĩa đa phương tại Geneva, thể hiện cam kết mạnh mẽ và nỗ lực tích cực của Việt Nam đề cao và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương.

Geneva cũng là nơi Việt Nam tích cực và kiên trì thúc đẩy ngoại giao vì hòa bình ngay từ thời kỳ đầu mới giành độc lập, thông qua Hội nghị Geneva năm 1954 về việc thiết lập lại hòa bình ở Đông Dương, với kết quả đi đến ký kết 3 Hiệp định Geneva năm 1954 về chấm dứt chiến tranh và thiết lập lại hòa bình ở Việt Nam, Lào, Campuchia.

Việc ký các Hiệp định Geneva này đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cách mạng cũng như lịch sử ngoại giao Việt Nam, đồng thời thể hiện khát vọng của Việt Nam về một nền hòa bình gắn với độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Trong 45 năm kể từ khi gia nhập Liên Hiệp Quốc, từ một nước kém phát triển Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình thấp, trở thành đối tác có trách nhiệm, tham gia gánh vác nhiều trọng trách, có nhiều đóng góp thực chất và hiệu quả cho tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này, thực hiện hầu hết các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, đặc biệt là về xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, y tế và giáo dục.

Triển lãm trưng bày các tư liệu và hiện vật lịch sử tại Thư viện Liên Hiệp Quốc ở Geneva năm nay giúp kết nối công chúng với các vấn đề toàn cầu hiện tại.

Đây cũng là dịp để Liên Hiệp Quốc cùng các quốc gia thành viên thúc đẩy duy trì hòa bình thông qua chủ nghĩa đa phương, ôn lại những bài học của quá khứ khi cùng hướng về tương lai.

Theo VIETNAM+

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm đề xuất 5 giải pháp tạo đột phá, thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Azerbaijan

08:05 09/05/2025

Sau Lễ đón trọng thể tại Phủ Tổng thống, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm với Tổng thống, Chủ tịch Đảng Azerbaijan Mới cầm quyền Ilham Aliyev.

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam và Ấn Độ cần tăng cường chia sẻ kinh nghiệm về lập pháp

18:48 07/05/2025

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp ông Kiren Rijiju, Bộ trưởng các vấn đề Nghị viện và dân tộc thiểu số Ấn Độ nhân dịp Bộ trưởng tham dự Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Kazakhstan

08:39 07/05/2025

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, tại thủ đô Astana, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Kazakhstan Maulen Ashimbayev.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Sri Lanka

07:02 06/05/2025

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (Vesak) từ ngày 4 đến 6-5.

Tổng Bí thư sẽ thăm 4 nước châu Âu, dự lễ duyệt binh Chiến thắng tại Nga

08:19 05/05/2025

Nhận lời mời của Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jormat Tokayev, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko,

Mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hai nước Việt Nam - Nhật Bản

08:18 29/04/2025

Sáng ngày 28-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27 đến 29-4.

“Việt Nam có những tiến bộ to lớn về tổng thể”

08:01 28/04/2025

“Nhìn vào lịch sử chung của Việt Nam trong 50 năm qua, tôi vui mừng khi thấy Việt Nam đã có những tiến bộ to lớn về tổng thể”.

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Australia đến trình Quốc thư

08:59 25/04/2025

Sáng ngày 24-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Australia, bà Gillian Bird đến trình Quốc thư, nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.

Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà làm việc với Đoàn Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Lào

08:13 24/04/2025

Sáng ngày 23-4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà tiếp và làm việc với Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lào Sanya Praseuth về biên soạn sách “50 năm quan hệ giữa Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và Quốc hội nước CHDCND Lào - Hợp tác toàn diện và phát triển”.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Phó Chủ tịch Quỹ Heydar Aliyev

07:32 23/04/2025

Sáng ngày 22-4, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp bà Leyla Aliyeva, Phó Chủ tịch Quỹ Heydar Aliyev (Cộng hòa Azerbaijan) đang có chuyến công tác tại Việt Nam.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Người dân cần đề phòng mưa giông đầu mùa, sét đánh nguy hiểm

09:46 11/05/2025

(HGO) - Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang, do vùng nhiễu động gió Đông trên cao khu vực Nam bộ nên từ nay đến ngày 13/5/2025 sẽ gây ra thời tiết xấu trong tỉnh như mây thay đổi đến nhiều mây; sáng, trưa và chiều tối có xuất hiện mưa giông trên diện rộng, cục bộ có giông mạnh, trong cơn giông kèm theo gió giật cấp 6 - cấp 7 và sét đánh rất nguy hiểm, lượng mưa vừa và to, có nơi có cường độ mưa to đến rất to trong thời gian ngắn. Độ ẩm không khí cao, nhiệt độ giảm nhẹ cao nhất từ 300C-320C, thấp nhất từ 250C-260C. Thời tiết mát mẻ, dễ chịu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy mục tiêu cả nước có 3.000km đường bộ cao tốc trong năm nay

19:19 10/05/2025

(HGO) - Sáng ngày 10-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Hậu Giang: “Điểm sáng” chuyển đổi số, đảm bảo quyền lợi an sinh cho người dân

17:37 10/05/2025

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Hậu Giang được đánh giá là một trong những cơ quan ngành dọc có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện chuyển đổi số, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Mong chư vị giáo phẩm, tăng, ni và đồng bào phật tử phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết

11:17 10/05/2025

(HGO) – Sáng ngày 10-5, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo sở, ngành và thị xã Long Mỹ đến thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025 tại Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang.