TÌM HIỂU PHÁP LUẬT: Tìm hiểu pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
(Tiếp theo)
Hỏi: Mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định thế nào ?
Đáp: Tại Điều 4 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
d) Đơn vị sự nghiệp;
đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
e) Tổ hợp tác.
4. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân.
Hỏi: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào ?
Đáp: Tại Điều 5 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
(Còn tiếp)
-
Huyện Châu Thành A: Tìm hiểu pháp luật về quyền của phụ nữ
-
Tìm hiểu pháp luật: Hỏi đáp về Luật Thanh tra năm 2022
-
Tìm hiểu pháp luật: Hỏi đáp về Luật Thanh tra năm 2022
Tăng trưởng kinh tế của tỉnh quý I đạt 12,67%, cao nhất cả nước
Ban Bí thư chuẩn y ông Trần Văn Chính tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Cánh cửa đại học rộng mở cho thí sinh tỉnh Hậu Giang đến học tại Trường Đại học Cần Thơ
Hòa giải tốt để giảm tranh chấp
Nhiều vùng của châu Âu, châu Phi bị ảnh hưởng hạn hán nghiêm trọng
- Tổng thu ngân sách nhà nước đạt dự toán trung ương
- Phát triển nhãn hiệu tập thể “Chanh không hạt Hậu Giang”
- Hậu Giang bứt phá vươn lên từ Nghị quyết “bốn trụ cột”
- Thông tin về dịch Covid-19
- Hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm trực tuyến và trực tiếp
- Có 5 tờ trình và dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh trong kỳ họp chuyên đề
- Thực hiện tốt quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ
- Huyện Long Mỹ: 58 thí sinh tham gia Hội thi giáo viên cấp THCS dạy giỏi
- Thông tin về dịch Covid-19
- Hợp tác cùng phát triển
Hàng loạt trường hợp không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông
Cảm phục tấm lòng vợ chồng già hơn 40 năm tìm thuốc nam giúp người
Hoa xuân ra phố
Ấm lòng những món quà tết
Nhìn lại chặng đường triển khai cao tốc Cần Thơ - Cà Mau
Làm đẹp cảnh quan môi trường đón tết
Đưa anh về với đất mẹ thiêng liêng
Tiêu hủy hàng hóa vi phạm với tổng trị giá khoảng 1,6 tỉ đồng