Tìm hiểu pháp luật: Quy định chung Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
(Tiếp theo)
Hỏi: Việc loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp sự kiện bất ngờ được quy định như thế nào ?
Trả lời: Điều 20 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hỏi: Việc loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định như thế nào ?
Trả lời: Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hỏi: Việc loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp phòng vệ chính đáng được quy định như thế nào ?
Trả lời: Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Hỏi: Việc loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp tình thế cấp thiết được quy định như thế nào ?
Trả lời: Điều 23 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hỏi: Việc loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội được quy định như thế nào ?
Trả lời: Điều 24 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:
1. Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.
2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.
(Còn tiếp)
-
Huyện Châu Thành A: Tìm hiểu pháp luật về quyền của phụ nữ
-
Tìm hiểu pháp luật: Hỏi đáp về Luật Thanh tra năm 2022
-
Tìm hiểu pháp luật: Hỏi đáp về Luật Thanh tra năm 2022
- Tìm hiểu pháp luật: Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
- Sửa đổi, ban hành nhiều quy định có lợi cho sự phát triển hơn nữa tỉnh nhà
- Hội Cựu chiến binh với phong trào bảo vệ cảnh quan môi trường
- Trách nhiệm và cầu thị trước cử tri
- Kiểm tra học kỳ phản ánh đúng năng lực học sinh
- Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về dân số
- Xây dựng 53 tuyến đường hoa kiểu mẫu
- Bắt được kẻ nhiều lần trộm gà
- Tích cực huy động nguồn lực xã hội xây dựng quê hương phát triển
- Khai mạc Phiên họp thứ 18 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Tích cực hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới
Người đầu tiên làm đầu lân mini bằng nhựa ở Hậu Giang
Điểm nhấn nhiệm kỳ của Công đoàn ngành Y tế Hậu Giang
Sôi nổi, ý nghĩa từ chương trình “Tan ca sôi động” của MobiFone Hậu Giang
Tháng 5 ý nghĩa !
Chuyển đổi số - chìa khóa phát triển bền vững
Khóm Cầu Đúc vươn tầm xa
Diện mạo Hậu Giang sau 20 năm qua góc nhìn flycam