Tìm hiểu pháp luật: Quy định chung Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
(Tiếp theo)
Hỏi: Vô ý phạm tội là gì ?
Trả lời: Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Hỏi: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định như thế nào ?
Trả lời: Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123 (Tội giết người), 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác), 141 (Tội hiếp dâm), 142 (Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi), 143 (Tội cưỡng dâm), 144 (Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi), 150 (Tội mua bán người), 151 (Tội mua bán người dưới 16 tuổi), 168 (Tội cướp tài sản), 169 (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản), 171 (Tội cướp giật tài sản), 173 (Tội trộm cắp tài sản), 178 (Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản), 248 (Tội sản xuất trái phép chất ma túy), 249 (Tội tàng trữ trái phép chất ma túy), 250 (Tội vận chuyển trái phép chất ma túy), 251 (Tội mua bán trái phép chất ma túy), 252 (Tội chiếm đoạt chất ma túy), 265 (Tội tổ chức đua xe trái phép), 266 (Tội đua xe trái phép), 286 (Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử), 287 (Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử), 289 (Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác), 290 (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản), 299 (Tội khủng bố), 303 (Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia) và 304 (Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự) của Bộ luật này.
Hỏi: Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào ?
Trả lời: Điều 13 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác như sau:
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hỏi: Chuẩn bị phạm tội được quy định như thế nào ?
Trả lời: Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về chuẩn bị phạm tội như sau:
1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), điểm a khoản 2 Điều 113 (Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân) hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 (Tội khủng bố) của Bộ luật này.
2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108 (Tội phản bội Tổ quốc), 109 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), 110 (Tội gián điệp), 111 (Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ), 112 (Tội bạo loạn), 113 (Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân), 114 (Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), 115 (Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội), 116 (Tội phá hoại chính sách đoàn kết), 117 (Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), 118 (Tội phá rối an ninh), 119 (Tội chống phá cơ sở giam giữ), 120 (Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân), 121 (Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân), 123 (Tội giết người), 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác), 168 (Tội cướp tài sản), 169 (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 207 (Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả), 299 (Tội khủng bố), 300 (Tội tài trợ khủng bố), 301 (Tội bắt cóc con tin), 302 (Tội cướp biển), 303 (Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia) và 324 (Tội rửa tiền) của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123 (Tội giết người), Điều 168 (Tội cướp tài sản) của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
(Còn tiếp)
-
Huyện Châu Thành A: Tìm hiểu pháp luật về quyền của phụ nữ
-
Tìm hiểu pháp luật: Hỏi đáp về Luật Thanh tra năm 2022
-
Tìm hiểu pháp luật: Hỏi đáp về Luật Thanh tra năm 2022
- Tìm hiểu pháp luật: Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
- Sửa đổi, ban hành nhiều quy định có lợi cho sự phát triển hơn nữa tỉnh nhà
- Hội Cựu chiến binh với phong trào bảo vệ cảnh quan môi trường
- Trách nhiệm và cầu thị trước cử tri
- Kiểm tra học kỳ phản ánh đúng năng lực học sinh
- Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về dân số
- Xây dựng 53 tuyến đường hoa kiểu mẫu
- Bắt được kẻ nhiều lần trộm gà
- Tích cực huy động nguồn lực xã hội xây dựng quê hương phát triển
- Khai mạc Phiên họp thứ 18 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Tích cực hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới
Người đầu tiên làm đầu lân mini bằng nhựa ở Hậu Giang
Điểm nhấn nhiệm kỳ của Công đoàn ngành Y tế Hậu Giang
Sôi nổi, ý nghĩa từ chương trình “Tan ca sôi động” của MobiFone Hậu Giang
Tháng 5 ý nghĩa !
Chuyển đổi số - chìa khóa phát triển bền vững
Khóm Cầu Đúc vươn tầm xa
Diện mạo Hậu Giang sau 20 năm qua góc nhìn flycam