Tìm hiểu pháp luật: Bộ luật Dân sự

13/01/2022 | 08:07 GMT+7

(Tiếp theo)

Hỏi: Việc chia tài sản thuộc sở hữu chung; chấm dứt sở hữu chung được quy định như thế nào ?

Đáp: Điều 219, 220 Bộ luật Dân sự quy định:

- Chia tài sản thuộc sở hữu chung:

+  Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

+ Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

- Sở hữu chung chấm dứt trong trường hợp sau đây:

+ Tài sản chung đã được chia.

+ Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung.

+ Tài sản chung không còn.

+ Trường hợp khác theo quy định của luật.

(Còn tiếp)

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>