Nghị lực của Thảo
Ở ấp Thuận Hưng, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, có một cô bé khuyết tật cả hai tay nhưng rất giàu nghị lực, đó là em Lê Nguyễn Ngọc Thảo, học sinh lớp 6A3, Trường THCS Nguyễn Văn Quy.
Chiếc bàn đặc biệt được đặt ở dãy đầu của lớp là nơi Thảo ngồi để học tập mỗi ngày.
Vượt qua khiếm khuyết
Lần đầu gặp Thảo trong một buổi trao học bổng dành cho trẻ em khuyết tật của tỉnh, ấn tượng về Thảo trong chúng tôi là hình ảnh cô bé nhỏ nhắn, ngoan ngoãn nhưng hơi rụt rè, ít nói. Đôi tay tật nguyền, yếu ớt dường như là một trở ngại lớn của cô bé này. Tuy vậy, ít ai biết được, đó cũng chính là động lực để Thảo không ngừng cố gắng vượt qua khiếm khuyết, hòa nhập với cuộc sống và chứng minh bản thân mình.
Nghe ba mẹ Thảo kể, em là con thứ hai và cũng là con út trong gia đình. Hơn 10 năm sau khi sinh con trai đầu lòng, ba mẹ mới có Thảo. Thế nhưng niềm vui đón con chào đời nhanh chóng bị thay thế bởi nỗi lo âu khi biết Thảo không được lành lặn như bao đứa trẻ khác. Do gân và xương kém phát triển, nên tay của Thảo bị teo tóp lại, gặp rất nhiều hạn chế trong việc cầm nắm, vận động.
Anh Lê Văn Hùng, ba của Thảo, bồi hồi nhớ lại: “Lúc đó khổ lắm, nghe ai chỉ ở đâu có thể điều trị là chúng tôi đưa con đến. Dù lúc đó không có tiền cũng phải chạy để lo cho con”. Nhưng sau bao nỗ lực, đôi tay của Thảo vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Với những hoạt động bất tiện, Thảo phải nhờ vào sự trợ giúp của ba mẹ và những người xung quanh. Còn với các sinh hoạt cá nhân đơn giản, Thảo tập cách tự làm để ít phiền hà đến mọi người.
Tuy khiếm khuyết, nhưng Thảo cũng đến trường đúng độ tuổi như bao bạn bè đồng trang lứa. Không chỉ vậy, em còn ham học và học tập rất chăm chỉ. Từ những năm mẫu giáo, Thảo chủ động tập sử dụng viết bằng chân. Lên lớp 1, em đã có thể viết chữ thành thạo với tốc độ không thua gì các bạn. Với cách viết đặc biệt, cô học trò Ngọc Thảo được gia đình làm riêng cho chiếc bàn phù hợp và được thầy cô ưu tiên ngồi ở dãy đầu của lớp để học.
Nét chữ tròn trịa, tươi tắn, nằm ngay hàng thẳng lối trên những quyển tập là minh chứng cụ thể nhất cho nghị lực của cô bé khiếm khuyết này.
Nỗ lực học tập
Với Thảo, việc được đi học giống bao đứa trẻ bình thường khác đã thắp lên niềm hy vọng lớn lao cho cuộc đời của em. Thảo đến trường như cá gặp nước, vui vẻ, say sưa chinh phục những con chữ, những kiến thức mới mẻ. Khi về nhà, không cần đợi ai nhắc nhở, Thảo cũng tự giác ôn bài, soạn bài, làm bài tập đầy đủ. Mỗi điểm 9, điểm 10 được thầy cô cho đều là một niềm tự hào được em khoe với ông bà, cha mẹ mỗi ngày.
Nhờ chăm chỉ học tập, nên từ lớp 1 đến lớp 5, Thảo đều được nhận giấy khen hoàn thành xuất sắc các môn học. Bước sang năm lớp 6, tuy cách thức và môi trường học tập có thay đổi, nhưng Thảo luôn cố gắng để bắt nhịp thật nhanh. Cô Nguyễn Hoàng Thủy, giáo viên chủ nhiệm của Thảo, cho biết: “Ở lớp, Thảo có thành tích học tập tốt, rèn luyện tốt. Em cũng luôn vui vẻ, hòa đồng với các bạn chứ không tự ti, mặc cảm về bản thân. Là giáo viên chủ nhiệm, tôi cũng dặn các em học sinh trong lớp thường xuyên quan tâm, giúp đỡ Thảo”.
Những ngày này, Thảo thường xuyên phải nghỉ học đi điều trị tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Cần Thơ. Suốt 12 năm trôi qua, gia đình Thảo vẫn không ngừng nuôi hy vọng về việc cải thiện khả năng vận động cho đôi tay của em. Mỗi lần xa nhà, xa trường lớp, Thảo lại nhớ gia đình, nhớ bạn bè, thầy cô và bảng đen phấn trắng. Cứ mỗi cuối tuần, em lại tranh thủ về nhà và đi học ngày thứ 7, rồi mượn tập bạn chép lại bài, chỗ nào không hiểu thì nhờ thầy cô, bạn bè chỉ lại...
Thảo chia sẻ: “Môn học nào con cũng thích, nhưng con thích nhất là học môn toán”. Còn khi được hỏi về ước mơ, thì em chỉ cười. Thật ra Thảo mới 12 tuổi, em vẫn chưa nghĩ nhiều về tương lai, về việc sau này sẽ làm nghề gì và trở thành người như thế nào. Với em, việc được đi học và học thật tốt là niềm vui, là mục tiêu lớn nhất hiện tại. Còn với ba mẹ Thảo, chừng nào em còn muốn đến trường, còn muốn thực hiện ước mơ của mình, thì chừng đó, gia đình vẫn sẽ cố gắng để là điểm tựa vững chắc, là bệ phóng giúp em vươn lên trong cuộc sống này.
Bài, ảnh: ĐANG THƯ
-
Hai vợ chồng đồng lòng làm việc nghĩa !
-
“Ở đâu ta cũng giúp đời !”
-
Nhân văn “Ngôi nhà đội viên 100 đồng”
Gần 1.000 băng rôn, pano, phướn dọc tuyên truyền Festival Áo bà ba - Hậu Giang 2023
Một số đơn vị còn chậm trong triển khai nội dung cho quyển sách chào mừng 20 năm thành lập tỉnh
Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang tổ chức hội thảo tìm giải pháp duy trì sĩ số sinh viên
Chuyên viên Văn phòng HĐND – UBND thành phố Vị Thanh trúng tuyển chức danh Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo
Nhiều tập đoàn nước ngoài “đổ bộ” vào Việt Nam
- Thị xã Long Mỹ: Gần 100 cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận
- Tỷ lệ sử dụng IPv6 trên internet Việt Nam đạt top 10 quốc gia tiêu biểu toàn cầu
- Nâng cao hiệu quả phục vụ người dân khi đổi giấy phép lái xe trực tuyến
- Nâng chất lượng khảo sát các mỏ vật liệu, bãi đổ thải
- Triển khai 3 văn bản luật mới
- Thị xã Long Mỹ: Gần 2.000 lực lượng Ngày chạy Olympic
- Hội thi học sinh, sinh viên với văn hóa giao thông
- Ra quân thực hiện “Đường hoa, nhà sạch” tại xã Đại Thành
- Tự tin ở sân chơi lớn
- Xây 13 mái ấm tình thương cho phụ nữ
Xây dựng khu vực phòng thủ và thế trận lòng dân vững chắc
Nêu gương tiếp dân - Lòng tin thêm vững
Chung tay làm đẹp cảnh quan môi trường
Ngài Đại sứ rành tiếng Việt và chuyến trải nghiệm đáng nhớ ở Hậu Giang
Tập trung nghiên cứu, sớm đưa cát biển vào sử dụng cho cao tốc Cần Thơ - Cà Mau
Tự hào truyền thống anh hùng Ban Dân y tỉnh Cần Thơ
Lộ biến thành sông !
Nguy cơ mất mùa lúa