Cộng đồng ASEAN và sự tham gia của Việt Nam

Bài 1: Sự hình thành và phát triển Cộng đồng ASEAN

Thứ Tư, ngày 06/01/2016 | 08:33

Sau 6 năm triển khai Lộ trình xây dựng, ngày 31-12-2015, Cộng đồng ASEAN chính thức thành lập. Sự kiện này là thành tựu to lớn của quá trình liên kết và hội nhập ASEAN trong suốt gần nửa thế kỷ qua và cũng là một dấu mốc quan trọng của ASEAN khi bước sang một giai đoạn phát triển mới, hội nhập sâu rộng hơn.

Cộng đồng ASEAN chính  thức ra mắt vào 31-12-2015. Ảnh: TL

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8-8-1967 trên cơ sở là một tuyên bố chính trị (Tuyên bố Bangkok), với 5 nước thành viên ban đầu là: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore. Tính đến năm 2009, tổ chức này đã kết nạp hầu hết các quốc gia Đông Nam Á làm thành viên (trừ Đông Timor), chấp nhận Đông Timor và Papua New Guinea làm quan sát viên và đang xem xét đơn xin gia nhập của Đông Timor. Sau 40 năm tồn tại và phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính phủ bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á (thêm 5 nước là Brunei, Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam), là một thực thể chính trị - kinh tế quan trọng ở châu Á - Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các nước lớn và các trung tâm quan trọng trên thế giới. Hiện nay, ASEAN đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới và chính thức trở thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31-12-2015 vừa qua.

Ý tưởng về Cộng đồng ASEAN đã được đề cập từ tháng 12-1997, nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ASEAN và sau khi Hiệp hội đã bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á. Lãnh đạo các nước ASEAN đã thông qua văn kiện quan trọng Tầm nhìn ASEAN 2020, với mục tiêu tổng quát là đưa Hiệp hội trở thành “một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”.

Tháng 10-2003, lãnh đạo các nước ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Bali II), nhất trí đề ra mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với 3 trụ cột chính: Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC); đồng thời khẳng định ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, vì mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng có lợi ở khu vực.

Tháng 1-2007, lãnh đạo các nước ASEAN đã quyết tâm đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN, nhất trí mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 (thay vì vào năm 2020 như thỏa thuận trước đây).

Tháng 2-2009, lãnh đạo các nước đã thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015) cùng các Kế hoạch triển khai cụ thể trên 3 trụ cột về chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội. Hiến chương ASEAN (được ký tháng 11-2007 và có hiệu lực từ tháng 12-2008) đã tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 đề ra mục tiêu tổng quát là xây dựng ASEAN trở thành cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, có trách nhiệm về xã hội và hợp tác rộng mở với bên ngoài, hoạt động trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN. Theo đó, Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC) có mục tiêu tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh ở khu vực thông qua việc nâng hợp tác chính trị - an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với 3 đặc trưng chính gồm: một Cộng đồng hoạt động theo luật lệ với các giá trị, chuẩn mực chung; một khu vực gắn kết, hòa bình và tự cường, có trách nhiệm chung bảo đảm an ninh toàn diện; và một khu vực năng động quan hệ rộng mở với bên ngoài. Cộng đồng Kinh tế (AEC) nhằm tạo ra môi trường duy nhất và  cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề và phần nào là vốn; có sức cạnh tranh cao; phát triển đồng đều; và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC) có mục tiêu phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy bình đẳng và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, tăng cường ý thức cộng đồng và bản sắc chung.

Để thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng chung ASEAN 2015, ASEAN đã thông qua kế hoạch tổng thể (KHTT) trên từng trụ cột, trong đó đề ra các mục tiêu và thành tố cụ thể cùng hơn 800 biện pháp/hoạt động để triển khai, cùng với KHTT về kết nối ASEAN (MPAC) và Kế hoạch công tác về Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển. Ngoài ra, quan hệ đối ngoại của Hiệp hội, nhất là với 11 đối tác đối thoại cũng được đẩy mạnh thông qua nhiều khuôn khổ khu vực do ASEAN giữ vai trò chủ đạo (ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF và ADMM+) và được lồng ghép vào hoạt động của từng trụ cột Cộng đồng ASEAN.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Ấn Độ - Pakistan căng thẳng gia tăng

07:03 06/05/2025

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5-5 họp kín về tình hình Ấn Độ - Pakistan trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có giữa hai nước sau vụ tấn công đẫm máu hôm 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Sri Lanka

07:02 06/05/2025

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (Vesak) từ ngày 4 đến 6-5.

Trung Quốc gửi thông điệp đến Mỹ

08:19 05/05/2025

Bắc Kinh tuyên bố nếu muốn đàm phán, Washington nên thể hiện thiện chí và hủy bỏ các mức thuế quan đơn phương.

Tổng Bí thư sẽ thăm 4 nước châu Âu, dự lễ duyệt binh Chiến thắng tại Nga

08:19 05/05/2025

Nhận lời mời của Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jormat Tokayev, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko,

Mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hai nước Việt Nam - Nhật Bản

08:18 29/04/2025

Sáng ngày 28-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27 đến 29-4.

Khủng hoảng nhân đạo tại Gaza

05:54 29/04/2025

Tình hình an ninh lương thực tại Gaza đang bước vào giai đoạn nguy cấp.

Gia tăng căng thẳng Ấn Độ và Pakistan

08:02 28/04/2025

Giao tranh tại đường Ranh giới Kiểm soát LoC diễn ra sau vụ khủng bố nghiêm trọng, khiến quan hệ hai nước rơi vào khủng hoảng ngoại giao mới.

“Việt Nam có những tiến bộ to lớn về tổng thể”

08:01 28/04/2025

“Nhìn vào lịch sử chung của Việt Nam trong 50 năm qua, tôi vui mừng khi thấy Việt Nam đã có những tiến bộ to lớn về tổng thể”.

Iran muốn sớm đạt thỏa thuận hạt nhân với Mỹ

08:59 25/04/2025

Mới đây, Iran tuyên bố nước này đang tìm cách đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ trong tương lai gần.

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Australia đến trình Quốc thư

08:59 25/04/2025

Sáng ngày 24-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Australia, bà Gillian Bird đến trình Quốc thư, nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Tuần lễ Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Hậu Giang 2025: Diễn ra vào giữa tháng 5 tới

07:35 06/05/2025

(HG) - Ngày 5-5, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi làm việc với các sở, ban, ngành về Kế hoạch tổ chức Tuần lễ Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Hậu Giang 2025 (Week of Science, Technology, Innovation and Digital Transformation - STIDT WEEK Hậu Giang 2025). Tham dự buổi làm việc còn có ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Hơn 643 tỉ đồng thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

07:34 06/05/2025

(HG) - UBND tỉnh cho biết, căn cứ kế hoạch, dự toán ngân sách Trung ương được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2025 và cả giai đoạn 2021-2025, tỉnh đã khẩn trương phân bổ, giao cho các đơn vị, địa phương đảm bảo đúng quy định Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan. Các Chương trình mục tiêu quốc gia

Đảm bảo bộ máy hoạt động liên tục, thông suốt

07:29 06/05/2025

Công tác sắp xếp bộ máy và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp đang được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, thông suốt, hiệu quả.

Đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

07:28 06/05/2025

Với nhiều mô hình nông nghiệp hiện đại và sản phẩm chế biến đặc sắc, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang đang khẳng định vai trò trung tâm đổi mới nông nghiệp, nơi đây không chỉ là “vườn ươm” công nghệ mà còn là điểm tựa cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.