Tài sản chia cắt tình thân
Tranh chấp tài sản, đặc biệt là di sản thừa kế trên địa bàn tỉnh thời gian qua, thường là loại án dân sự phức tạp, kéo dài và phải đưa ra xét xử ở nhiều cấp tòa khác nhau.
TAND tỉnh xét xử một vụ án tranh chấp đất đai có liên quan đến người thân trong dòng họ.
Sáng sớm một ngày cuối tháng 7, ông N. cùng với người anh ruột đến Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh để tham dự phiên tòa phúc thẩm với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo ông N., gia đình ông có 9 người con, mẹ ông là bà V. đã ở tuổi xế chiều, nhưng vẫn phải ra tòa vì tranh chấp tài sản với người con dâu.
Ông N. kể, cha mẹ đều rất thương yêu con cái, tài sản chia đều cho các con mỗi người một phần, riêng ông S. do là con út nên được chia phần hơn. Ông S. và vợ cùng chung sống với bà V., nhưng người con dâu lại thiếu thuận thảo với mẹ chồng, vì vậy bà V. rất buồn lòng. Đến năm 2019, ông S. mất. Do con dâu hay la mắng, lại không hiếu thảo, nên bà V. quyết định khởi kiện ra tòa đề nghị người con dâu rời khỏi căn nhà của bà V., không được sử dụng phần tài sản trên.
Vào tháng 9-2023, TAND huyện Châu Thành xét xử, chấp nhận yêu cầu của phía nguyên đơn là bà V. Tuy nhiên, vì không đồng ý với phán quyết của tòa, nên phía bị đơn là người con dâu đã kháng cáo lên cấp phúc thẩm để phân chia lại tài sản.
Hay như trường hợp của ông L., ở thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A tranh chấp đất với mẹ kế. Cụ thể, vào năm 1999, cha ông L. là ông T. qua đời, để lại phần đất tọa lạc ở ấp Thị Tứ, thị trấn Bảy Ngàn, có diện tích 160m2 nằm giáp kênh 6.500 và kênh xáng Xà No.
Thời gian đầu, giữa ông và mẹ kế là bà M. không có tranh chấp. Sau đó, phía bà M. bán một phần đất với diện tích 80m2; còn lại phần diện tích 80m2, ông L. sinh sống. Việc bà M. bán đất không được sự đồng ý của ông L., từ đó cả hai phát sinh mâu thuẫn. Do hai bên không thể tự hòa giải, ông V. khiếu nại đến chính quyền địa phương, rồi khởi kiện ra tòa đề nghị được hưởng phần di sản thừa kế.
Theo ông Dương Quốc Tuấn, Phó Chánh án TAND tỉnh, thời gian qua, tình trạng tranh chấp di sản thừa kế giữa những người thân với nhau diễn ra phổ biến và nhiều vụ án phức tạp, khó giải quyết.
Nguyên nhân được xác định là do đất đai, nhà cửa ngày càng tăng giá trị, nhưng lại làm cho các giá trị về mặt đạo đức đi xuống. Mặt khác, nhiều thửa đất do không rõ ràng về nguồn gốc, cha mẹ sau khi mất để lại tài sản nhưng không có di chúc khiến cho con cái tranh chấp và phải dẫn nhau ra tòa phân xử.
Việc giải quyết các vụ án liên quan đến tranh chấp tài sản thừa kế cũng thường kéo dài, xét xử ở nhiều cấp khác nhau do quá trình thu thập chứng cứ gặp nhiều khó khăn và các bên có kháng cáo. Bởi lẽ, tài sản tranh chấp thường là đất đai có nguồn gốc từ lâu năm, việc tranh chấp xảy ra ở nhiều thế hệ khác nhau, như giữa cha mẹ với con, giữa anh em, chú cháu…
Ngoài ra, những người tranh chấp thường có nơi ở khác nhau, thậm chí có cả những người đang sinh sống tại nước ngoài, nên việc tống đạt văn bản hoặc triệu tập làm việc cũng khó khăn.
Luật sư Phan Văn Hùng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh, cho rằng, để giải quyết các vụ án liên quan đến di sản thừa kế cần thực hiện nhiều bước trong quá trình tố tụng, như cần xác định thời hiệu mở thừa kế, thời hiệu khởi kiện; xác định di sản thừa kế, giá trị di sản, hiện trạng và quá trình quản lý di sản; xác định hàng thừa kế và xem xét tính hợp pháp của di chúc. Điều này, khiến cho các vụ án kéo dài.
Trường hợp di chúc không hợp pháp, bị thất lạc hoặc hư hại, không thể hiện được đầy đủ ý chí của người để lại di chúc thì việc chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật. Do đó, theo luật sư Hùng, với cuộc sống hiện đại và nhận thức pháp luật của người dân ngày càng được nâng cao, thì việc thiết lập di sản thừa kế là điều rất cần thiết.
Việc phân chia, thỏa thuận về tài sản bằng các văn bản theo đúng quy định pháp luật sẽ góp phần giảm tải tình trạng tranh chấp di sản thừa kế. Hoặc trong trường hợp tranh chấp thì có đủ chứng cứ rõ ràng để giải quyết vụ án một cách nhanh chóng và đơn giản hơn.
B.B
- Cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty XNK nông sản TMDV Hậu Giang lãnh 30 năm tù
- Giao xe cho con, cần tuân thủ đúng quy định pháp luật
- Mượn xe của bạn đi cầm, rồi trốn lên Bình Dương
- Nữ sinh lớp 7 bị bạn cùng trường đánh tới tấp bằng nón bảo hiểm ngoài công viên, đau đầu phải nhập viện
- Khá góp nhiều, nghèo góp ít vì đồng bào
- Giao xe cho con, cần tuân thủ đúng quy định pháp luật
- Hungary đe dọa sẽ kiện EC: Căng thẳng leo thang
- Điểm tin sáng 18-9: Đã phân bổ 1.035 tỉ đồng từ tiền ủng hộ đến các tỉnh, thành chịu ảnh hưởng bởi bão lũ
- BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO BÁO HẬU GIANG
- “Bác Hồ trong trái tim các dân tộc Việt Nam”
- Chúc tăng, ni, phật tử đón Đại lễ Phật đản an lành
- Huyện Vị Thủy: Xây dựng 41 tuyến đường đẹp
- Điểm tin sáng 17 – 5: Bốn người Việt Nam vào top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
- Gần 1.000 người cao tuổi được khám sức khoẻ, tầm soát bệnh phong - da liễu
- Trao quyết định quân hàm sĩ quan năm 2024
- Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và Hậu Giang tham quan vườn măng cụt trăm tuổi
- Giận quá mất khôn…
- Từ ngày 1-7: VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính
- Diễn tập thành công Chiến đấu xã Hòa An
- Vượt nắng, thắng mưa nối dài cao tốc
- Người thợ mộc khiếm khuyết không đầu hàng số phận
- Vùng mặn đổi đời
- Hân hoan mừng khai giảng !
- Quan tâm tạo cảnh quan môi trường
- Trị “căn bệnh” mua bán lấn chiếm
- Bí thư Tỉnh ủy thăm hỏi, động viên, tặng quà cho kỹ sư, công nhân thi công cao tốc