Nhiều cách làm hay trong công tác hòa giải cơ sở
Những năm qua, công tác hòa giải ở cơ sở đã góp phần giải quyết, hàn gắn nhiều tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, đóng góp quan trọng trong bảo đảm an ninh, trật tự. Nhân hội nghị Tổng kết 3 năm triển khai Đề án về “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở” trên địa bàn tỉnh, phóng viên ghi nhận ý kiến một số đại biểu tại hội nghị về những cách làm hay, hiệu quả trong công tác hòa giải.
![]() |
Ông Phạm Thanh Hiền, Tổ trưởng Tổ hòa giải ấp Hòa Hưng, thị trấn Búng Tàu
- Hiện nay, tổ hòa giải ấp Hòa Hưng chúng tôi có 8 thành viên, kinh nghiệm từ thực tiễn, để làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở, thì tổ hòa giải cần phải sát với từng hộ dân, phát hiện và tiến hành hòa giải ngay khi mới manh nha những mâu thuẫn, bất đồng. Trong công tác hòa giải, phải thực hiện đúng theo pháp luật hiện hành, nhưng khi mời đương sự đến hòa giải, trước hết chúng tôi thường lấy tình nghĩa xóm làng làm chủ yếu.
Trước khi đưa vụ việc ra hòa giải, tổ hòa giải ấp đều tổ chức xác minh, nắm rõ về nguồn gốc, nguyên nhân xảy ra tranh chấp, khiếu kiện. Đồng thời, tổ chức họp tổ để tổ trưởng báo cáo nội dung đơn yêu cầu, kết quả xác minh nguồn gốc, nguyên nhân xảy ra tranh chấp, khiếu kiện cho thành viên trong tổ nắm rõ để thảo luận. Sau đó, tổ sẽ tiến hành mời các bên đến nhà thông tin ấp, đặc biệt là mời thêm một số người có uy tín ở địa phương tham gia hòa giải. Và điều rất quan trọng là tập thể tổ hòa giải nên có định hướng trước về nội dung, chiều hướng phân tích, giải thích để vận động hai bên đương sự, nhằm tránh trường hợp các thành viên trong tổ hòa giải, trong quá trình phân tích, giải thích có ý kiến trái chiều, dẫn đến hiệu quả hòa giải không cao.
Trong năm 2022, Tổ hòa giải ấp Hòa Hưng đã tiếp nhận 12 vụ việc từ đơn giản đến phức tạp đều có, tuy nhiên, qua hòa giải đã hòa giải thành 12/12 vụ, góp phần giữ vững an ninh trật tự tại địa phương.
![]() |
Ông Trần Văn Trung, Tổ trưởng Tổ hòa giải ấp 2, thị trấn Nàng Mau
- Tổ hòa giải ấp 2, thị trấn Nàng Mau luôn xác định phương châm làm như thế nào hạn chế tối đa, thấp nhất số vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn dẫn đến phát sinh đơn khiếu nại trên địa bàn là điều quan trọng nhất. Do đó, tổ có phân công từng thành viên trong tổ phụ trách nắm tình hình dân cư ở các tổ nhân dân tự quản, khi có vụ việc tranh chấp làm mất an ninh trật tự hoặc tranh cãi trong xóm giềng, dòng họ thì tổ viên kịp thời báo cáo tổ trưởng cùng nhau đến để tuyên truyền, vận động, giải thích để không xảy ra mâu thuẫn kéo dài, hàn gắn tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết với nhau, nên từ đó số vụ việc phát sinh trong địa bàn rất ít. Năm 2022, trên địa bàn ấp 2 đã tiếp nhận giải quyết 2 vụ việc, trong đó có 1 vụ tranh chấp đất đai, Tổ hòa giải ấp đã tiến hành xác minh và đưa ra giải quyết, kết quả đều hòa giải thành.
Trong quá trình hoạt động, tổ hiện cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của huyện và thị trấn, hàng năm Phòng Tư pháp đều phối hợp mời Sở Tư pháp tập huấn cập nhật kiến thức trong công tác hòa giải, cung cấp nhiều văn bản pháp luật cho tổ nghiên cứu; hiện tổ hòa giải ấp được UBND thị trấn hỗ trợ 100.000 đồng/tháng, các vụ việc hòa giải thành được chi thù lao 200.000 đồng/vụ, các vụ việc hòa giải không thành đều được hỗ trợ kinh phí đầy đủ theo quy định, từ đó cũng tạo điều kiện để tổ hoạt động ngày càng được tốt hơn.
![]() |
Ông Phạm Văn Mun, Trưởng phòng Tư pháp thành phố Vị Thanh
- Thành phố Vị Thanh hiện có gần 50 tổ hòa giải, với trên 300 hòa giải viên ở cơ sở. Ý thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở, hàng năm Phòng Tư pháp thành phố đã tham mưu UBND thành phố chỉ đạo tăng cường thực hiện tốt nhiệm vụ công tác này.
Do đó, trong những năm qua, tỷ lệ hòa giải thành hàng năm trên địa bàn thành phố đều đạt trên 80%, tình hình an ninh trật tự ở cơ sở được đảm bảo. Để đạt được tỷ lệ hòa giải thành ở cơ sở cao, thành phố đã chú trọng kiện toàn các tổ hòa giải và đội ngũ hòa giải viên cơ sở, đảm bảo đủ số lượng, thành phần; chú trọng bổ sung những người có uy tín ở địa phương, những người am hiểu pháp luật, có khả năng phân tích, giải thích pháp luật tham gia vào công tác hòa giải. Bên cạnh đó, thành phố cũng xây dựng các mô hình hòa giải trong đồng bào dân tộc Khmer,…
Thời gian tới, để công tác hòa giải cơ sở trên địa bàn thành phố phát huy hơn nữa hiệu quả, đơn vị sẽ tiếp tục tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hòa giải, cũng như bố trí kinh phí kịp thời,… qua đó nâng cao hơn nữa chất lượng công tác hòa giải.
Đ.BẢO ghi nhận
-
Y án đối tượng Trần Trọng Cương cho vay lãi nặng
-
Vợ chồng cùng đi trộm tài sản, lãnh 24 tháng tù
-
Chú trọng đối thoại trong giải quyết khiếu nại
- Tìm hiểu pháp luật: Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
- Sửa đổi, ban hành nhiều quy định có lợi cho sự phát triển hơn nữa tỉnh nhà
- Hội Cựu chiến binh với phong trào bảo vệ cảnh quan môi trường
- Trách nhiệm và cầu thị trước cử tri
- Kiểm tra học kỳ phản ánh đúng năng lực học sinh
- Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về dân số
- Xây dựng 53 tuyến đường hoa kiểu mẫu
- Bắt được kẻ nhiều lần trộm gà
- Tích cực huy động nguồn lực xã hội xây dựng quê hương phát triển
- Khai mạc Phiên họp thứ 18 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Tích cực hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới
Người đầu tiên làm đầu lân mini bằng nhựa ở Hậu Giang
Điểm nhấn nhiệm kỳ của Công đoàn ngành Y tế Hậu Giang
Sôi nổi, ý nghĩa từ chương trình “Tan ca sôi động” của MobiFone Hậu Giang
Tháng 5 ý nghĩa !
Chuyển đổi số - chìa khóa phát triển bền vững
Khóm Cầu Đúc vươn tầm xa
Diện mạo Hậu Giang sau 20 năm qua góc nhìn flycam