Xu hướng mới trong tiêu thụ nông sản
Hậu Giang đang đẩy mạnh hỗ trợ hộ sản xuất đưa sản phẩm nông nghiệp lên các sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Đây được xem là xu hướng tất yếu nhằm mở thêm nhiều hướng đi mới trong liên kết, tiêu thụ nông sản tỉnh nhà.
Bài 1: Đẩy mạnh liên kết, tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử
Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử được xem là hướng đi mới, góp phần tạo thêm kênh phân phối hiện đại và bền vững cho nông sản địa phương. Từ đây, tạo một không gian kinh doanh mở, định vị đúng giá trị thương hiệu, nâng tầm giá trị sản phẩm.
Triển vọng mới trong tiêu thụ nông sản.
Xúc tiến tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã xác định nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số, hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, ngày 17-12-2021, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành Kế hoạch số 211 về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Kế hoạch 211 đặt ra mục tiêu tổng quát là: “Hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia các sàn thương mại điện tử để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản của Hậu Giang”.
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, nhấn mạnh: Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới, tỉnh xác định nông nghiệp là 1 trong 4 trụ cột để đưa Hậu Giang phát triển. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của tỉnh chiếm khoảng 27%, vì vậy việc phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh Hậu Giang cũng đặt mục tiêu trong năm 2022 là “Hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia sàn thương mại điện tử để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản của Hậu Giang giai đoạn 2021-2023”.
Tại Hội thảo Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử mới đây, ông Dương Tôn Bảo, Phó Vụ trưởng Vụ Bưu chính - Tổ phó Tổ công tác 1034, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, Hậu Giang có tiềm năng lớn về phát triển dịch vụ logistics, đặc biệt trong các lĩnh vực trung tâm phân phối hàng hóa và logistics phục vụ chế biến và xuất khẩu nông, thủy sản. Cụm ngành logistics trong thời gian gần đây đã có sự phát triển, một số dự án có quy mô đầu tư kho lạnh và tổng kho phân phối đã được đầu tư. Tỉnh có các nhóm nông sản chủ lực tiêu thụ ở thị trường nội tỉnh, vùng miền và xuất khẩu, đồng thời có các loại nông sản đặc trưng, tiềm năng gắn với phát triển du lịch. Đây là những cơ hội mới cho doanh nghiệp logistics trong xu hướng thương mại điện tử trong lĩnh vực nông nghiệp.
Phát huy tiềm năng nông nghiệp
Thực hiện Kế hoạch số 211 của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang đã xây dựng Kế hoạch số 38 về việc hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ngành nông nghiệp tỉnh đã sớm rà soát, tổng hợp danh mục nông sản, sản lượng của từng loại nông sản, tình hình sản xuất, tiêu thụ và nhu cầu tiêu thụ. Lập danh sách các sản phẩm OCOP của tỉnh, sản lượng của từng loại sản phẩm OCOP, khả năng tiêu thụ. Hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cung cấp thông tin, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh. Tăng cường tuyên truyền về việc hỗ trợ đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử.
Theo ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, để nâng cao chuỗi giá trị nông sản, tỉnh đã xây dựng phát triển các mô hình chứng nhận tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp (GAP), mô hình sản xuất nâng cao giá trị nông sản, mô hình tích hợp đa giá trị trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Hiện tại có trên 492ha đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thêm, Hậu Giang xác định 5 loại cây ăn trái chủ lực gồm mít, chanh không hạt, bưởi, khóm, mãng cầu. Trong thời gian qua đã có nhiều diện tích sản xuất cây ăn trái đạt chứng nhận tiêu chuẩn an toàn với diện tích trên 227ha (đạt chứng nhận VietGAP là 133,5ha, GlobalGAP là 94ha). Trên dưa hấu và dưa lưới, diện tích đạt chứng nhận là 13ha.
Toàn tỉnh có 100 vùng trồng sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn được cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, với diện tích 1.604ha. Trong đó, 91 vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, với diện tích 1.388ha, ước sản lượng đạt 24.574 tấn/năm. 9 vùng trồng xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu, Hàn Quốc, Mỹ, Australia…, với diện tích trên 215ha, sản lượng xuất khẩu đạt trên 4.330 tấn/năm.
Với tiềm năng, lợi thế sẵn có về nông nghiệp, sự vào cuộc mạnh mẽ của các đơn vị chủ lực như Sở Thông tin và Truyền thông, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các nhà cung ứng dịch vụ thiết yếu sẽ xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa mục tiêu đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử trong thời gian tới. Những bước tiến đầu tiên này đã mở ra thêm triển vọng mới trong khâu liên kết, tiêu thụ nông sản. Từ đây, không chỉ góp phần tránh ùn ứ sản phẩm nông sản khi cao điểm thu hoạch, giúp mở hướng tiêu thụ mới mà còn đóng góp mạnh mẽ vào công cuộc chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Bài, ảnh: KỲ ANH
----------------
Bài 2: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên không gian mạng
- Chuyển đổi số thúc đẩy nông nghiệp phát triển
- Chuyển đổi số đang đóng góp nhiều cho sự phát triển ngành nông nghiệp
- Nâng cao giá trị nông sản
- Điểm tin sáng 21-9: Thông tin tình hình tái thiết, khắc phục hậu quả bão lũ ở các địa phương
- Trường Đại học Võ Trường Toản là đối tác quan trọng trong chiến lược phát triển GD&ĐT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Hậu Giang
- Thẩm định dự án chuyển đổi nhiên liệu Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I sử dụng khí Lô B
- Phát hiện kịp thời nhóm thiếu niên lén leo rào vào trường để đánh học sinh vì mâu thuẫn cá nhân
- Nữ võ sĩ Hậu Giang đoạt huy chương vàng boxing toàn quốc
- BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO BÁO HẬU GIANG
- “Bác Hồ trong trái tim các dân tộc Việt Nam”
- Chúc tăng, ni, phật tử đón Đại lễ Phật đản an lành
- Huyện Vị Thủy: Xây dựng 41 tuyến đường đẹp
- Điểm tin sáng 17 – 5: Bốn người Việt Nam vào top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
- Gần 1.000 người cao tuổi được khám sức khoẻ, tầm soát bệnh phong - da liễu
- Trao quyết định quân hàm sĩ quan năm 2024
- Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và Hậu Giang tham quan vườn măng cụt trăm tuổi
- Giận quá mất khôn…
- Từ ngày 1-7: VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính