Thứ Sáu, ngày 04/02/2022 | 14:35
Nông nghiệp Hậu Giang đang bắt nhịp làn sóng ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bước tiến này giúp người dân thoát khỏi canh tác truyền thống, hướng tới công nghệ số hiệu quả và bền vững.
Nông dân Hậu Giang đang ứng dụng mạnh mẽ việc sử dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật mang lại nhiều tiện ích.
Tiêu thụ nông sản bằng sàn giao dịch điện tử
Dù đã là những ngày cuối của năm 2021, nhưng ông Nguyễn Văn Thích, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tân Long, ở ấp Tân Long, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy vẫn còn miệt mài bên chiếc máy vi tính. Khi gặp chúng tôi, ông cho biết là đang rà soát lại danh sách khách hàng đặt mua sản phẩm “gạo sạch Vị Thủy” của HTX trên trang website giới thiệu bán hàng của mình để chốt ngày, giờ giao cho kịp thời. Theo ông, hiện nay đa phần mọi nhà đều có thiết bị điện thoại thông minh, máy tính… nên dễ dàng tiếp cận với internet để đáp ứng nhu cầu mọi mặt của đời sống. Chẳng hạn như người dân muốn mua sản phẩm gạo sạch của HTX thì chỉ việc chọn loại gạo, số lượng cần mua và cho địa chỉ là HTX giao tới tận nhà trên phạm vi toàn quốc.
Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh đã thành lập được Tổ bay không người lái với 13 thiết bị bay, bình quân trong 2 năm gần đây, đơn vị phục vụ khoảng 1.500ha lúa/năm cho nông dân.
Từ đó, có thể thấy, việc áp dụng công nghệ số để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đang được xem là hướng đi mới phù hợp với thời đại mà HTX đã áp dụng từ tháng 7 vừa qua. Hiện tại, trên App nông sản Hậu Giang, HTX Tân Long tạo 5 sàn giao dịch để quảng bá, giới thiệu về những thông tin cơ bản của 5 loại sản phẩm gạo sạch, chủ yếu là nhóm giống lúa ST do thành viên và bà con bên ngoài liên kết với HTX sản xuất.
Ông Thích cho hay, lúc chưa tham gia sàn giao dịch điện tử thì bình quân mỗi tháng HTX Tân Long tiêu thụ chưa đến 10 tấn gạo, còn bây giờ thì sản lượng tiêu thụ hơn 20 tấn/tháng. Ngoài ra, khi tham gia sàn giao dịch điện tử còn giúp HTX không tốn tiền thuê người giới thiệu sản phẩm, giảm chi phí qua các khâu trung gian, từ đó tăng nguồn lợi nhuận cho xã viên.
Thành công của HTX Tân Long trong bán hàng trên sàn giao dịch điện tử nhờ có sự hỗ trợ rất lớn từ ngành nông nghiệp tỉnh. Theo Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, để thực hiện chuyển đổi số nông nghiệp, đơn vị đã xây dựng hoàn thành trang 2 website. Đặc biệt là trang nông sản Hậu Giang nhằm giúp nông dân, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp trong tỉnh tạo địa chỉ quảng bá sản phẩm của mình. Ngoài ra, trang website còn để nông dân ghi chép nhật ký điện tử về thông tin sản phẩm thay cho cách ghi truyền thống là trên sổ sách. Việc làm trên không chỉ giúp nông dân lưu trữ thông tin, mà còn phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc thông qua khách hàng quét mã QR Code.
Thay đổi sản xuất theo công nghệ số
Bước đi vượt bậc trong canh tác nông nghiệp ở Hậu Giang là việc áp dụng thiết bị bay không người lái trong phun thuốc bảo vệ thực vật thông qua hệ thống cảm biến định vị thông minh. Theo nhiều hộ dân, khi phun thuốc bằng thiết bị bay không người lái sẽ giảm hơn 10% lượng thuốc đầu vào, kiểm soát dịch bệnh trên cây lúa đạt hiệu quả hơn; giảm tổn thất sản lượng lúa từ 1-2% so với phun thuốc thông thường, do lúa không bị giẫm đạp.
Thấy hiệu quả của thiết bị bay không người lái nên anh Nguyễn Thanh Phong, ở ấp Phương Quới, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp đã đầu tư hẵn một thiết bị này với giá gần 600 triệu đồng để phun cho 5ha lúa của gia đình và làm dịch vụ. Anh Phong cho biết: “Sau khi được hướng dẫn kỹ lưỡng về kỹ thuật bay, lập trình định vị vị trí bay thì tôi đầu tư luôn chiếc máy bay không người lái, trong đó Nhà nước hỗ trợ được 37%, số tiền còn lại do gia đình tự trả. Từ đầu vụ xuống giống lúa Đông xuân đến nay, ngoài phun thuốc cho đất nhà và phục vụ nhu cầu cho bà con trong ấp thì tôi cùng với Tổ bay của Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh đi phun thuốc cho bà con ở nhiều địa phương khác trong Tỉnh”.
Theo anh Phong, việc áp dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật giúp giảm nhiều sức lao động, thời gian phun thuốc nhanh nên tăng hiệu quả sản xuất. Chẳng hạn, với 5ha lúa sau khi được định vị vị trí phun thuốc thông qua hệ thống điện thoại thông minh có kết nối với thiết bị bay thì chỉ mất khoảng một giờ đồng hồ là xong, còn phun theo truyền thống thì một người phải mất khoảng 2 ngày. Do tiết kiệm nhân công và thuốc bảo vệ thực vật, tính ra 1 vụ anh tiết kiệm khoảng chục triệu đồng tiền công và tiền thuốc.
Bên cạnh việc đưa trang thiết bị hiện đại vào các khâu trong sản xuất thì nông dân trong tỉnh còn ứng dụng hệ thống bơm, tưới nước tự động gắn với thiết bị điều khiển từ xa như mô hình trạm bơm điện, hệ thống tưới nước nhỏ giọt trong nhà kính,… cũng đang mang lại nhiều tiện ích cho người dân trong quá trình thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp. Ông Trần Văn Thêm, có hơn 1ha lúa ở ấp 11, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, cho hay: “Sau gần 2 năm được đầu tư trạm bơm điện tự động thì việc bơm và rút nước của bà con ở cánh đồng rộng khoảng 400ha này trở nên khỏe hơn rất nhiều. Bởi, khi cần đưa nước vào ruộng thì người quản lý trạm bơm chỉ việc bấm nút là máy tự động chạy. Nhờ đỡ lo khâu bơm nước cho cây lúa nên tôi có thời gian rảnh để sửa sang lại nhà cửa cho tươm tất chuẩn bị đón tết”.
Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Việc chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm từng bước thúc đẩy chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; đồng thời phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác và tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế. Trong năm 2022 và định hướng đến năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh còn tiến hành xây dựng phần mềm quản lý các dữ liệu liên quan đến ngành; hệ thống cảnh báo, giám sát tích hợp; bản đồ thổ nhưỡng; đặc biệt là thí điểm tại 8 địa phương trong tỉnh thực hiện mô hình đi thăm đồng bằng máy bay không người lái gắn camera có độ phân giải cao để thu thập dữ liệu hình ảnh…
Với những hướng đi mới của ngành chức năng, cùng với sự năng động, nhạy bén của người dân, tin tưởng rằng nền nông nghiệp Hậu Giang sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần tăng hiệu quả sản xuất, tiêu thụ, nâng cao đời sống, thu nhập của nhà nông…
Hiện tại, Sở NN&PTNT tỉnh đã thành lập Tổ vận hành thiết bị bay không người lái để làm dịch vụ phun thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng cho người dân. Tổ có 20 thành viên, với 13 thiết bị bay không người lái, trong đó có 3 thiết bị được hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Giá phun thuốc dịch vụ trên cây lúa là 200.000 đồng/ha/lần phun, còn cây ăn trái là 500.000 đồng/ha/lần phun. ------------------ Cũng liên quan đến chuyển đổi số thì thời gian qua, ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh đã ứng dụng phần mềm PPDMS trong công tác báo cáo điều tra, phát hiện sinh vật gây hại trên cây trồng; ngành kiểm lâm tỉnh đang triển khai phần mềm QGIS để theo dõi, cập nhật diễn biến rừng hàng tháng, quý và năm; ngành thủy lợi lắp đặt 20 trạm quan trắc để đo mặn và mưa tự động; ngành thủy sản ứng dụng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý thông tin - sản xuất và tiêu thụ cá tra, cũng như phần mềm VAHIS và hệ thống báo cáo dịch bệnh trên thủy sản... |
TUẤN PHÁT
06:01 28/05/2024
Làm tăng năng suất lao động, tạo ra giá trị, động lực tăng trưởng mới, cũng như nâng cao hiệu quả quản lý cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân,...
15:37 25/05/2024
(HGO) - Trong khuôn khổ Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2024 được tổ chức tại tỉnh Hậu Giang, sáng ngày 24-5, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp cùng Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững”.
06:49 26/01/2023
Nông dân Hậu Giang đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất, giúp tăng năng suất, chất lượng và nâng cao giá trị.
08:37 30/12/2022
Song hành với kênh phân phối truyền thống, thương mại điện tử cũng đang trở thành kênh phân phối mới giúp bà con nông dân, hợp tác xã hay doanh nghiệp nông nghiệp hướng tới sử dụng công nghệ, từng bước chuyển đổi số và ứng dụng thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh.
19:42 27/12/2022
Sàn thương mại điện tử với phương thức tiêu thụ trực tuyến đang là hướng đi hiệu quả, giúp nâng cao giá trị sản xuất, mở thêm đầu ra bền vững cho các mặt hàng nông sản.
09:55 15/11/2022
(HG) - Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ cập kỹ năng số cho nông dân, Hội Nông dân huyện Châu Thành phát động Tháng cao điểm nông dân với chuyển đổi số diễn ra từ ngày 6 đến 24-11.
09:00 15/11/2022
Hiện nay, ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng mà còn làm tăng khả năng cạnh tranh cho nông sản trên thị trường.
08:18 14/11/2022
Với sự hỗ trợ tích cực của các ngành chuyên môn, hoạt động đưa sản phẩm, nông sản lên sàn thương mại điện tử đang trở thành xu hướng mới, góp phần thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp nông thôn Hậu Giang phát triển.
09:17 11/11/2022
Qua các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương trực tuyến lẫn trực tiếp, các cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp có dịp tiếp cận với đại diện các sàn thương mại điện tử (TMĐT).
05:49 07/11/2022
Đánh giá về thực trạng việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp gắn với truy xuất nguồn gốc nông sản tại tỉnh Hậu Giang nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung,
19:41 14/10/2024
(HGO) – Chiều ngày 14-10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Sơ kết công tác vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3.
17:59 14/10/2024
(HGO) - Tại Hội nghị giao ban giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với phòng giáo dục và đào tạo, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các đơn vị trực thuộc quý IV/2024,
17:25 14/10/2024
(HGO) - Sáng ngày 14-10, Tỉnh đoàn tổ chức khai giảng Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ đoàn chủ chốt năm 2024.
17:00 14/10/2024
Như Báo Hậu Giang thông tin về trường hợp mẹ ruột đánh đập con ruột, có dấu hiệu bạo hành trẻ em, xảy ra tại ấp 5, xã Vị Tân, sáng ngày 14-10, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,