Vui xuân không quên đồng ruộng

Thứ Tư, ngày 18/01/2023 | 18:23

Với điều kiện thời tiết nhiều bất lợi cho cây lúa vào thời điểm cận tết như hiện nay và dự báo còn kéo dài trong, sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân và cán bộ chuyên môn tại các địa phương trong tỉnh vui xuân nhưng không quên đồng ruộng.

Cán bộ ngành nông nghiệp tỉnh thường xuyên phối hợp cùng nông dân thăm đồng trước, trong và sau tết.

Những ngày vừa qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số cơn mưa trái mùa nặng hạt; đặc biệt là vào sáng sớm có sương mù dày đặc trên các cánh đồng lúa Đông xuân trong tỉnh. Theo chia sẻ của ngành nông nghiệp tỉnh thì với tình hình thời tiết như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sinh vật phát triển và gây hại nặng trên các trà lúa Đông xuân, nhất là giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trổ. Do đó, để bảo vệ tốt cho vụ lúa chính trong năm (Đông xuân), bà con nông dân trong tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa và điều trị các đối tượng dịch hại cho cây lúa.

Đang rảo quanh thăm 1,6ha lúa Đông xuân của gia đình được hơn 50 ngày tuổi, ông Nguyễn Văn Năng, ở ấp 5, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, cho hay: “Thời tiết bây giờ không còn theo quy luật nên dịch hại trên lúa cũng xuất hiện nhiều hơn trước. Vì vậy, tôi và bà con nơi đây thường xuyên đi thăm đồng để kịp thời phát hiện và phòng trị sinh vật hại được hiệu quả, hạn chế sự gây hại của dịch bệnh. Mặc dù vừa phun thuốc phòng ngừa bệnh đạo ôn lá xong do tình hình sương mù xuất hiện nhiều trong những ngày qua, nhưng tới đây, vào những ngày vui xuân đón Tết cổ truyền, bản thân sẽ không lơ là mà vẫn thường xuyên đi thăm đồng, với mong muốn vụ lúa Đông xuân năm nay sẽ trúng mùa, bán được giá”.

Cùng ý thức vui xuân không quên ruộng đồng, ông Nguyễn Văn Mười Một, ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Hiện tại, trà lúa của tôi và bà con ở cánh đồng nơi đây được hơn 40 ngày tuổi và đang phát triển khá tốt, chưa xuất hiện sâu bệnh gì đáng kể và hứa hẹn sẽ cho năng suất cao khi thu hoạch. Tuy nhiên, để an tâm vui xuân đón tết sắp đến, tôi chuẩn bị phun xịt một đợt thuốc bảo vệ thực vật để phòng ngừa sâu bệnh phổ biến ở giai đoạn này và tăng cường đi thăm đồng nhiều hơn nhằm theo dõi tình hình phát triển của cây lúa trong dịp tết. Hiện mọi chi phí đầu tư cho cây lúa đang ở mức cao, nhất là tiền phân bón. Nếu lỡ để dịch hại tấn công làm ảnh hưởng đến cây lúa, gây giảm năng suất vào lúc thu hoạch thì nông dân sẽ chịu nhiều gánh nặng”.

Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 75.433ha lúa Đông xuân 2022-2023, trong đó lúa ở giai đoạn mạ có khoảng 6.000ha, giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng có khoảng 68.000ha, giai đoạn trổ chín có khoảng 1.600ha. Mặc dù bận rộn, tất bật với nhiều công việc để chuẩn bị đón chào năm mới, tuy nhiên, qua ghi nhận thực tế tại nhiều cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh vào thời điểm này thì hầu hết bà con đều tất bật chăm sóc ruộng lúa của gia đình mình chứ không dám lơ là bỏ lúa để ăn tết. Bởi trong thời điểm trước, trong và sau tết, thời tiết khá thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh xuất hiện và gây hại nhiều hơn. Do đó, theo chia sẻ của bà con thì nếu nông dân chỉ mãi lo vui xuân đón tết mà bỏ quên đồng ruộng, lỡ có sâu bệnh tấn công sẽ tốn nhiều chi phí và ảnh hưởng đến năng suất lúa và lợi nhuận khi thu hoạch.

Với tình hình thời tiết như hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh dự báo về một số dịch hại có thể xuất hiện trước, trong và sau tết mà nông dân cần chú ý theo dõi và phòng ngừa hiệu quả. Cụ thể, bệnh đạo ôn lá có khả năng phát triển mạnh trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh và tập trung gây hại trên những giống lúa mẫn cảm như Đài Thơm 8, OM 18; bệnh bạc lá (cháy bìa lá) có khả năng gây hại nặng trên ruộng lúa ở giai đoạn đòng và trổ, nhất là những ruộng gieo sạ dày, bón thừa phân đạm, tập trung ở các giống lúa RVT, OM 5451.

Đặc biệt, qua theo dõi tình hình rầy nâu vào đèn trong tháng 12 năm 2022 và kết quả điều tra đồng ruộng mới đây của ngành nông nghiệp tỉnh cho thấy, trên địa bàn tỉnh sẽ có đợt rầy cám đang nở ở tuổi 2-3, với mật số phổ biến từ 500-1.000 con/m2. Dự báo sẽ có một đợt rầy cám nở rộ từ ngày 22 đến 27-1 này (nhằm ngày mùng 1 đến mùng 7 tết), trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng, trổ. Đồng thời dự báo khả năng mật số rầy nâu sẽ cao hơn so với cùng kỳ các năm gần đây do điều kiện vụ lúa Đông xuân năm nay rất thuận lợi cho rầy nâu phát triển.

Công tác kiểm tra nồng độ mặn trên đồng ruộng và ngoài kênh cũng sẽ được cán bộ chuyên môn của huyện Long Mỹ thực hiện chặt chẽ trước, trong và sau tết.

Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) tỉnh, cho biết: Trước tình hình dự báo về sinh vật hại trước, trong và sau tết như trên, đơn vị khuyến cáo nông dân vui xuân đón tết nhưng không quên đồng ruộng. Bên cạnh đó, cán bộ chuyên môn của ngành cần tăng cường thăm đồng và xây dựng kế hoạch về việc tổ chức tập huấn tình hình dịch hại và hướng dẫn biện pháp phòng trừ cho bà con ngay trước tết đối với các khu vực được dự báo về tình hình dịch hại sẽ bộc phát, đồng thời cần chú ý các vùng có trồng giống lúa thơm chất lượng cao như OM 5451, RVT, Đài Thơm 8, ST 24, ST 25,…

Cũng theo ông Sơn, các Trạm TT&BVTV huyện Châu Thành, thành phố Ngã Bảy, thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ cần thường xuyên phối hợp với Trạm thủy lợi để cập nhật số liệu về diễn biến mặn xâm nhập trên địa bàn nhằm cung cấp thông tin sớm, kịp thời giúp nông dân chủ động phòng tránh mặn cho lúa, cây ăn trái và rau màu được hiệu quả, từ đó an tâm vui xuân đón tết. 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tăng cường công tác phòng chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai

11:18 27/06/2025

(HGO) - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hậu Giang vừa đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương tuyệt đối không để xảy ra gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trong quá trình sáp nhập cấp tỉnh, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trên địa bàn; xử lý nghiêm trách nhiệm tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu, nếu để xảy ra sai phạm trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

Hiệu quả công tác chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

05:42 27/06/2025

Trong những năm qua, hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Long Mỹ đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Phát triển vùng chuyên canh gắn với chuỗi giá trị nông sản chủ lực

05:39 27/06/2025

Với lợi thế về đất đai và khí hậu, huyện Châu Thành đang tập trung phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái gắn với chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Đây là hướng đi bền vững, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thu nhập cho người dân địa phương.

Chạm vào bản sắc Hậu Giang qua mỗi sản phẩm OCOP

08:29 26/06/2025

Với định hướng phát triển sản phẩm OCOP không chỉ về số lượng mà còn về chiều sâu giá trị, Hậu Giang đang từng bước khai thác bản sắc vùng miền như một lợi thế cạnh tranh.

Nông dân cần thực hiện tốt các quy trình canh tác trong vụ lúa Thu đông

09:48 25/06/2025

(HG) - Để vụ lúa Thu đông 2025 sản xuất đạt hiệu quả ngay từ đầu vụ, ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các quy trình canh tác.

Tiền gia công một cuộn rơm ở mức 11.000-12.000 đồng

05:55 25/06/2025

(HG) - Nhiều người hành nghề dùng máy đi thu gom rơm rạ trên đồng rồi đóng thành cuộn để cung ứng cho khách hàng có nhu cầu cho biết, giá thuê gia công mỗi cuộn rơm trong vụ lúa Hè thu này đang dao động từ 11.000-12.000 đồng/cuộn, tăng từ 2.000-3.000 đồng/cuộn so với vụ lúa Đông xuân vừa qua.

Mưa dầm ảnh hưởng sản xuất lúa

06:26 24/06/2025

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa dầm kèm theo gió mạnh đã làm ảnh hưởng đến tình hình thu hoạch lúa Hè thu và nhiều diện tích lúa Thu đông của nông dân vừa gieo sạ.

Còn một số khó khăn trong thực hiện Đề án vùng lúa chất lượng cao

06:24 24/06/2025

(HG) - Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, sau gần 2 năm thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu

Phát triển ấn tượng nhưng chưa vơi nỗi lo sạt lở

05:43 23/06/2025

Trong những tháng đầu năm, huyện Châu Thành đạt nhiều kết quả nổi trội về kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần tạo nên thành tích chung của tỉnh. Tuy nhiên, thực trạng sạt lở trên địa bàn diễn biến khá phức tạp, đòi hỏi địa phương cần những giải pháp cụ thể hơn cho vấn đề này.

Canh tác “thuận thiên” thích ứng với biến đổi khí hậu

07:11 22/06/2025

Nhờ sự linh hoạt trong sản xuất, phù hợp với điều kiện tự nhiên, mô hình canh tác “thuận thiên” tôm - lúa ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, không chỉ giúp người dân tránh được rủi ro mùa vụ mà còn nâng cao thu nhập.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...