Thứ Ba, ngày 24/01/2023 | 08:14
Những nông sản chủ lực của Hậu Giang càng có giá trị và ý nghĩa hơn khi xuất hiện tại các dịp xuân về, tết đến. Tuy nhiên, nhiều nông sản vang bóng một thời “nay đã mai một”.
Châm bình trà nóng ngồi uống cùng mấy ông bạn hàng xóm, ông Sáu Hùng chợt nghĩ, phải chi có dĩa bưởi Năm Roi như hồi xưa để đãi khách thì hay.
Chục năm trước, nhà ông vừa trồng vừa thu mua bưởi ở xứ Phú Hữu này để đi bán khắp các tỉnh, thành. Vậy mà, giờ muốn gây giống lại vài cây để dành ăn, coi bộ cũng khó!...
Bưởi Năm Roi Phú Hữu đang được các cấp, các ngành quan tâm, tìm hướng phục hồi bền vững.
Nhớ cái thời vàng son
Tiếp dòng cảm xúc, ông Sáu Hùng (ông Phạm Minh Hùng, ở ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành) bồi hồi nhớ lại thời vàng son của cây bưởi Năm Roi Phú Hữu. Cách đây hơn 30 năm, khi cây bưởi Năm Roi đã được trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao tại xã Phú Hữu và nhiều địa phương khác của huyện Châu Thành, ông Hùng cũng bắt đầu trồng hơn 400 gốc bưởi trên 1ha đất của gia đình. Thuở ấy, bưởi Năm Roi là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, cho năng suất cao và ổn định.
Trái bưởi Năm Roi Phú Hữu “ghi điểm” trên thị trường nông sản nhờ có mẫu mã đẹp, hương vị thơm ngon ít nơi nào sánh bằng. Ông Hùng vừa thu hoạch bưởi nhà, vừa thu mua của các chủ vườn lân cận, rồi đem lên Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác để bán, mang lại thu nhập khá. Ông Hùng chia sẻ: “Nông dân ở đây nhờ cây bưởi rất nhiều, 1 công bưởi Năm Roi có thể cho thu nhập bằng 5 công lúa. Cây bưởi đã làm cuộc sống chúng tôi thay đổi rất nhiều”. Từ cây bưởi mà ông Hùng cất được nhà, ổn định kinh tế gia đình.
Trước trái bưởi Năm Roi Phú Hữu, Hậu Giang vốn đã nổi danh với quýt đường Long Trị. Chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Văn Thuấn (thường gọi là Năm Thuấn) ở ấp 8, xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, người có hơn nửa cuộc đời gắn bó với loại trái đặc sản này. Theo ông Thuấn và nhiều người dân sống lâu năm ở đây, quýt đường đã có mặt ở Long Trị chừng 80 đến 90 năm. Lúc ông mới lên 3, lên 4, nhà ông đã có sẵn vườn quýt với hơn 30 gốc. Hễ mùa quýt tới là ông lại cùng “đồng bọn” cũng tíu tít trèo lên tận đọt cây để hái những trái to và căng mọng nhất.
Quýt đường Long Trị ngày ấy ngon, ngọt lắm, nhờ vậy mà “tiếng lành đồn xa”, thương lái các nơi đổ về Long Trị thu mua quýt. Từ năm 1986 trở đi là giai đoạn cực thịnh của cây quýt đường, khắp vùng đâu đâu cũng trồng quýt. Riêng dòng họ của ông Thuấn đã có hơn 100 công đất trồng loại cây này. Quýt đường đã mang lại thu nhập mà không loại cây nào có thể sánh được, giúp bà con xã Long Trị có cuộc sống ổn định, no ấm và dư dả. Riêng gia đình ông Năm Thuấn, nhờ cây quýt đường Long Trị mà ông trở nên khá giả, sang được thêm hàng chục công đất vườn để mở rộng sản xuất.
Nói về trồng quýt, chắc ít có ai ở xứ này qua được ông Năm Thuấn. Ông tự hào kể cho chúng tôi nghe: “Năm 2012, tôi đã nhận được danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” nhờ trồng quýt này nè. Đợt đó, tôi được vinh dự cùng 5 nông dân khác của tỉnh đi ra Hà Nội, được gặp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nữa”. Không chỉ trồng quýt, ông Thuấn còn là thương lái chuyên thu mua, phân phối quýt nổi tiếng của vùng, chính tay ông đã đưa trái quýt đường Long Trị vươn xa đến nhiều tỉnh, thành khác. Đi đến đâu, trái quýt đường của quê mình cũng được khách hàng đón nhận và đánh giá cao.
Lần theo hành trình đi tìm những nông sản nổi tiếng của tỉnh, chúng tôi đến với huyện Châu Thành A, nơi có xoài cát Hòa Lộc Bảy Ngàn cũng nức tiếng khắp vùng. Theo lời kể của Lê Văn Chọn, ở ấp 2A, xã Tân Hòa, thì loại cây này đã có mặt tại địa phương từ khoảng 3, 4 thập kỷ trước. Cách đây 30 năm, từ làm ruộng, gia đình ông cũng lên liếp để trồng xoài cát. Hồi đó, kinh tế gia đình còn chật vật lắm, làm lụng vất vả nhưng cũng chỉ đủ ăn, đâu thể nói đến chuyện dư dả. Rồi những mùa xoài đầu tiên cũng đến, loài cây này đã không phụ sự kỳ vọng và công chăm sóc của ông Chọn khi mang lại thu nhập khá.
Ở thời điểm hàng chục năm về trước, với 6 công xoài, gia đình ông có lợi nhuận hơn 100 triệu đồng mỗi năm. Ông Chọn cho biết: “Nhà tôi khá lên được là nhờ cây xoài này nè, nhờ trồng xoài mà tôi mới dư dả, có tiền để lo cho con cái ăn học, có nghề nghiệp ổn định”. Ngoài 60 tuổi, ông Chọn đã có nửa đời người gắn bó với cây xoài cát Hòa Lộc, ông thầm cảm ơn loại cây này đã chiều lòng người, cho gia đình ông những mùa trái ngọt. Những năm 2017, 2018 được xem là giai đoạn cực thịnh của cây xoài cát Hòa Lộc ở huyện Châu Thành A, với diện tích hơn 600ha. Trúng mùa, được giá đã đem lại cuộc sống ổn định, khá giả cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn.
Rồi lại có những mùa trái ngọt…
Sau những giây phút vui tươi, phấn khởi khi nói về thời vàng son của quýt đường Long Trị, bưởi Năm Roi Phú Hữu, ông Thuấn hay ông Hùng đều chùn xuống khi nhắc đến sự mai một của những loại nông sản này. Dường như ông Thuấn vẫn còn nặng lòng khi chứng kiến cây quýt đường dần nhiễm các bệnh vàng lá, vàng lá gân xanh, rồi lụi tàn trên chính mảnh đất mà nó đã từng bám rễ và phát triển mạnh mẽ. Ông Thuấn bộc bạch: “Tôi cũng kiên trì mấy năm, áp dụng nhiều biện pháp nhưng không có hiệu quả, cây quýt đường cứ bị nhiễm bệnh rồi yếu dần”. Quá nản lòng, ông quyết định buông tay…
Buông tay cũng là lựa chọn của nhiều hộ nông dân trồng quýt đường ở xã Long Trị thời gian qua. Từ năm 2012 trở lại đây, hầu hết diện tích quýt đường đã dần được thay thế bởi các loại cây trồng khác ít sâu bệnh, mang lại giá trị kinh tế ổn định hơn. Giờ đây, về thăm vùng quýt đường Long Trị, nhiều người buồn ngẩn ngơ khi không còn thấy những vườn quýt xum xuê trái ngọt như thuở nào. Tiếc thay, thương hiệu quýt đường Long Trị mà biết bao thế hệ cố công gây dựng giờ chỉ là “hữu danh vô thực”.
Tương tự cây quýt, cây bưởi Năm Roi cũng mai một dần bởi sự tấn công của các loại bệnh hại. Nhiều nông dân ở Phú Hữu đã từng cố gắng phục hồi, nhưng rồi cũng lắc đầu khi nhận ra mầm bệnh đã nhiễm sâu vào đất, khó mà xử lý được. 10 năm trở lại đây, những vườn bưởi Năm Roi bạt ngàn dần được thay thế bằng một số loại cây trồng khác như mít, sầu riêng, chanh không hạt,... Những chuyến ghe, chuyến xe đầy ắp bưởi, đưa thương hiệu bưởi Năm Roi Phú Hữu vươn xa trên thị trường, giờ chỉ còn trong ký ức của ông Sáu Hùng và nhiều nông dân cốt cựu ở nơi này.
Không mai một như bưởi Năm Roi Phú Hữu, quýt đường Long Trị, nhưng xoài cát Hòa Lộc Bảy Ngàn cũng vừa trải qua một giai đoạn đầy biến động. Những năm qua, do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, nhiều diện tích xoài không còn mang lại năng suất, chất lượng cao như giai đoạn trước. Dưới tác động của thị trường, nhiều hộ nông dân đã chuyển sang trồng những loại cây khác ít sâu bệnh, dễ thích nghi và nhanh thu hoạch hơn. Đến năm 2022, huyện Châu Thành A chỉ còn khoảng 375ha trồng giống xoài này. Đây là một dấu hiệu đáng báo động đối với ngành nông nghiệp địa phương, rằng nếu không có biện pháp duy trì, thì loại nông sản nổi tiếng này cũng có thể bị mai một dần theo thời gian.
Những năm qua, tỉnh đã có nhiều sự quan tâm, tập trung phục hồi và phát triển các loại nông sản nổi danh trên địa bàn. Nhiều đề tài, dự án các cấp đã và đang được thực hiện như: dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Quýt đường Long Trị” dùng cho sản phẩm quýt đường của tỉnh Hậu Giang”; dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Xoài cát Hậu Giang” dùng cho sản phẩm xoài cát của tỉnh Hậu Giang”; đề tài “Xây dựng mô hình quản lý dinh dưỡng bền vững cho cây bưởi Năm Roi ở Hậu Giang”,... Mỗi đề tài được triển khai là cả tâm huyết và sự kỳ vọng của tỉnh, mong muốn sớm đưa quýt đường Long Trị, bưởi Năm Roi Phú Hữu và xoài cát Hòa Lộc Bảy Ngàn trở lại thời vàng son.
Nghe mấy đề tài, dự án này được triển khai, ông Sáu Hùng thấy cũng mừng trong bụng. Biết đâu mai mốt, mấy nhà khoa học nghiên cứu thành công, tìm được cách khôi phục cây bưởi Năm Roi ở xứ Phú Hữu này. Lúc đó, chắc ông cũng quay lại trồng bưởi, bởi trong lòng ông đang nhớ lắm những mùa bưởi trĩu cành.
ĐANG THƯ
11:18 27/06/2025
(HGO) - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hậu Giang vừa đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương tuyệt đối không để xảy ra gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trong quá trình sáp nhập cấp tỉnh, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trên địa bàn; xử lý nghiêm trách nhiệm tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu, nếu để xảy ra sai phạm trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
05:42 27/06/2025
Trong những năm qua, hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Long Mỹ đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho nông dân.
05:39 27/06/2025
Với lợi thế về đất đai và khí hậu, huyện Châu Thành đang tập trung phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái gắn với chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Đây là hướng đi bền vững, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thu nhập cho người dân địa phương.
08:29 26/06/2025
Với định hướng phát triển sản phẩm OCOP không chỉ về số lượng mà còn về chiều sâu giá trị, Hậu Giang đang từng bước khai thác bản sắc vùng miền như một lợi thế cạnh tranh.
09:48 25/06/2025
(HG) - Để vụ lúa Thu đông 2025 sản xuất đạt hiệu quả ngay từ đầu vụ, ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các quy trình canh tác.
05:55 25/06/2025
(HG) - Nhiều người hành nghề dùng máy đi thu gom rơm rạ trên đồng rồi đóng thành cuộn để cung ứng cho khách hàng có nhu cầu cho biết, giá thuê gia công mỗi cuộn rơm trong vụ lúa Hè thu này đang dao động từ 11.000-12.000 đồng/cuộn, tăng từ 2.000-3.000 đồng/cuộn so với vụ lúa Đông xuân vừa qua.
06:26 24/06/2025
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa dầm kèm theo gió mạnh đã làm ảnh hưởng đến tình hình thu hoạch lúa Hè thu và nhiều diện tích lúa Thu đông của nông dân vừa gieo sạ.
06:24 24/06/2025
(HG) - Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, sau gần 2 năm thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu
05:43 23/06/2025
Trong những tháng đầu năm, huyện Châu Thành đạt nhiều kết quả nổi trội về kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần tạo nên thành tích chung của tỉnh. Tuy nhiên, thực trạng sạt lở trên địa bàn diễn biến khá phức tạp, đòi hỏi địa phương cần những giải pháp cụ thể hơn cho vấn đề này.
07:11 22/06/2025
Nhờ sự linh hoạt trong sản xuất, phù hợp với điều kiện tự nhiên, mô hình canh tác “thuận thiên” tôm - lúa ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, không chỉ giúp người dân tránh được rủi ro mùa vụ mà còn nâng cao thu nhập.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...