Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm

01/10/2024 | 05:30 GMT+7

(HG) - Theo định hướng của tỉnh thì từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất theo vùng chuyên canh, gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc và xây dựng mã số vùng trồng, vùng nuôi. Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”. Ứng dụng khoa học công nghệ, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng, sức cạnh tranh của nông phẩm. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ các địa phương kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản vào vụ thu hoạch. Kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi để bảo đảm kế hoạch sản xuất; quan tâm phát triển rừng; triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống thiên tai để hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Nâng cao chất lượng nông sản bằng cách sản xuất theo tiêu chuẩn GAP được các hộ dân, HTX trong tỉnh thực hiện.

Chú trọng phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, nòng cốt là hợp tác xã; quan tâm cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với việc thành lập, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; tạo điều kiện gia nhập, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng huy động vốn, tạo động lực phát triển thực chất, hiệu quả. Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa ngày càng bền vững, đi vào chiều sâu, vì lợi ích của người dân. Triển khai các giải pháp huy động và đa dạng hóa nguồn lực thực hiện chương trình trong xây dựng nông thôn mới; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới. Triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu...

T. TRÚC

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>