Kỳ vọng mô hình canh tác lúa ướt - khô xen kẽ

Thứ Năm, ngày 13/06/2024 | 07:00

Nhằm giảm phát thải khí nhà kính, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đang làm quen và đặt nhiều kỳ vọng với mô hình canh tác lúa theo phương pháp ướt - khô xen kẽ (AWD).

Mặt ruộng được cải tạo bằng phẳng, kết hợp với ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất đã tạo điều kiện thuận lợi cho ông La Văn Hành áp dụng quy trình canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ ở vụ lúa Thu đông năm nay. 

Mới đây, tại cánh đồng rộng 18ha của nông dân La Văn Hành, ở xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, dưới sự chứng kiến của ngành nông nghiệp tỉnh, huyện và người dân; thiết bị bay không người lái tiến hành gieo sạ theo quy trình canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ. Mô hình do 4 doanh nghiệp “bắt tay” hướng dẫn nông dân thực hiện. Đây là giải pháp liên kết sản xuất theo quy trình trồng lúa khép kín từ cung cấp vật tư đầu vào, đến giải pháp kỹ thuật, phương pháp quan trắc, đo đạc, báo cáo lượng khí phát thải; trong đó, Công ty Cổ phần Net Zero Carbon là đơn vị chủ trì, điều phối, tổ chức thực hiện và quản lý chung toàn mô hình.

Ông Trần Minh Tiến, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Net Zero Carbon, thông tin: Quy trình canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ đã được triển khai thành công tại huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Mô hình tiếp tục được mở rộng tại một số địa phương vùng ĐBSCL như: Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang… Với mong muốn tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất cho nông dân, mô hình tại tỉnh Đồng Tháp đã cho thấy được điều đó khi vừa hoàn thành thu hoạch với kết quả khả quan. Cụ thể, năng suất lúa trong mô hình đạt 8,8 tấn/ha, trong khi đó ruộng đối chứng đạt trên 7 tấn/ha và những cánh đồng trong khu vực chỉ đạt khoảng 6 tấn/ha.

Cũng theo ông Tiến, ngoài năng suất khả quan thì quy trình AWD còn giúp bà con giảm chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khoảng 30%, giảm lượng phân bón hóa học khoảng 10%. Hạt lúa sạch, xanh hơn, tăng năng suất, giảm phát thải và tăng cường sức khỏe cho người trồng lúa. Do là quy trình canh tác còn khá mới trong nông dân, để bà con an tâm thực hiện, Net Zero Carbon thực hiện chính sách “bù đắp” nếu sản lượng lúa từ mô hình thấp hơn so với bình quân của huyện.

Với sự tham gia liên kết của 4 doanh nghiệp cùng hợp tác hỗ trợ nông dân thực hiện mô hình nên mỗi doanh nghiệp đều có chức năng riêng để giúp người dân sản xuất đạt hiệu quả như mục tiêu mà mô hình đề ra. Cụ thể, nông dân được hỗ trợ giải pháp canh tác theo hình thức ướt - khô xen kẽ; được cung cấp phân bón thông minh và đây là một giải pháp giảm chi phí đầu vào, giúp lúa chắc khỏe, ít sâu bệnh; nông dân được hỗ trợ quan trắc, đo đạc, đánh giá và báo cáo thẩm định lượng phát thải khí nhà kính từ cây lúa, đồng thời doanh nghiệp chịu trách nhiệm vận hành hệ thống vệ tinh để theo dõi và chụp ảnh toàn bộ quá trình phát triển của ruộng lúa. Sau khi kết thúc mùa vụ, từ những dữ liệu thu thập được, đơn vị doanh nghiệp có liên quan sẽ tiến hành phân tích, đánh giá, đưa ra mức giảm phát thải và phát hành báo cáo.

Khi được tiếp cận với phương pháp canh tác mới, ông La Văn Hành, ở xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Trước đây, tôi đã từng áp dụng quy trình canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ, tuy nhiên chưa nghiêm ngặt. Hiện nay, sản xuất lúa rất phát triển với công nghệ sạ cụm bón phân vùi, sạ bằng thiết bị bay không người lái hay sử dụng các sản phẩm phân bón hữu cơ, sinh học; còn mặt ruộng được cải tạo bằng phẳng, từ đó giúp bà con có điều kiện áp dụng những mô hình mới hiệu quả vào sản xuất, trong đó điển hình là mô hình canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ mà tôi phối hợp cùng một số công ty thực hiện trong vụ lúa Thu đông này. Với những thông tin mà các công ty đã triển khai ngay từ đầu vụ thì tôi kỳ vọng mô hình sẽ mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, nhất là giảm chi phí để có thêm lợi nhuận”.

Cùng chia sẻ về mô hình canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ, ông Nguyễn Văn Thích, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tân Long, ở ấp Tân Long, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, cho hay: “Sau khi làm việc với Công ty Cổ phần Net Zero Carbon, trong vụ lúa Hè thu này, HTX đã thực hiện thí điểm 5ha sản xuất theo mô hình ướt - khô xen kẽ. Hiện tại, trà lúa trong mô hình đã trên 60 ngày tuổi, phát triển tốt hơn so với ruộng canh tác theo truyền thống. Đặc biệt, khi canh tác theo quy trình ướt - khô xen kẽ, rễ cây lúa phát triển rất sâu trong đất nên cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cây lúa phát triển, từ đó nông dân hạn chế bón phân và thuốc bảo vệ thực vật vì cây lúa khỏe, ít sâu bệnh. Ước tính sơ bộ, canh tác lúa theo mô hình ướt - khô xen kẽ sẽ giảm ít nhất 20% chi phí so với canh tác truyền thống”.

Quy trình canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ có tổng thời gian giữ ruộng ướt là 47 ngày và 53 ngày khô. Trong đó, nông dân chia thành 4 lần lấy nước vào ruộng và 5 lần xả nước ra. Ở giai đoạn từ 85 ngày sau sạ, bà con xả nước khô tự nhiên, xiết nước 10-14 ngày trước khi thu hoạch để mặt ruộng được khô ráo, nâng cao phẩm chất gạo và thuận lợi cho việc sử dụng máy móc khi thu hoạch. Theo đánh giá của kỹ sư hướng dẫn mô hình thì lượng khí phát thải ra môi trường bị ảnh hưởng bởi thời gian khô ướt trên ruộng. Nếu quá trình canh tác, thời gian khô kéo dài, lượng khí phát thải sẽ thấp hơn. Trong quá trình thực hiện mô hình, các doanh nghiệp có tham gia sẽ hỗ trợ người dân quan trắc, đo đạc, đánh giá và báo cáo thẩm định lượng giảm phát thải khí nhà kính từ cây lúa; đồng thời chịu trách nhiệm vận hành hệ thống vệ tinh để theo dõi và chụp ảnh toàn bộ quá trình phát triển của ruộng lúa.

“Việc canh tác đúng theo quy trình ướt - khô xen kẽ, đồng thời kết hợp với bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo sẽ giúp bà con có thể giảm được lượng phát thải từ 3,5-4 tấn/ha/vụ lúa. Qua đây, khi kết thúc vụ sản xuất lúa, ngoài bán hạt lúa chất lượng cao thì nông dân còn có nguồn thu nhập hấp dẫn khác từ việc bán tín chỉ carbon nhờ canh tác giảm phát thải khí nhà kính. Với hướng đi này, đơn vị mong muốn có điều kiện được tham gia một phần vào Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” mà Bộ NN&PTNT đang triển khai”, ông Trần Minh Tiến, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Net Zero Carbon, thông tin thêm.

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Triều cường gây ngập nhiều diện tích cây trồng

07:37 22/10/2024

(HG) - Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn gây ngập úng trên nhiều loại cây trồng. Cụ thể, qua rà soát nhanh của Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm tỉnh đến ngày 21-10, toàn tỉnh ghi nhận có 74,2ha lúa Thu đông bị ngập úng trên địa bàn huyện Phụng Hiệp và thị xã Long Mỹ; trong đó 3,2ha bị thiệt hại về năng suất với tỷ lệ từ 15-20% trên cùng diện tích. Tại các địa phương còn lại, cũng ghi nhận tình trạng ngập cục bộ trên lúa Thu đông nhưng ở diện tích nhỏ lẻ và chưa bị thiệt hại về năng suất.

Tất bật thu hoạch lúa Thu đông

07:35 22/10/2024

Trước tình hình mưa dầm, thủy triều dâng cao trong nhiều ngày qua nên nông dân trên địa bàn tỉnh đang tất bật thu hoạch lúa Thu đông nhằm hạn chế thiệt hại về năng suất và tranh thủ bán lúa với giá cao.

Giá bán cam mật tăng khoảng 5.000 đồng/kg

07:26 22/10/2024

(HG) - Thời gian gần đây, nhiều nhà vườn trồng cam mật phấn khởi vì thương lái đến tận vườn thu mua với mức giá khoảng 15.000 đồng/kg, bình quân tăng khoảng 5.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Theo các nhà vườn và thương lái, hiện nay cam mật khá hút hàng nên giá bán tăng cao.

Thực hiện mô hình thí điểm canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp đạt gần 300ha

07:24 22/10/2024

(HG) - Thực hiện theo mục tiêu của Đề án phát triển bền vững vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (Đề án), từ đầu năm đến nay, ngành nông nghiệp tỉnh và một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình điểm về canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp với diện tích gần 300ha.

Huyện Vị Thủy: Công nhận thêm 9 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

18:53 21/10/2024

(HG) - Ngày 21-10, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Vị Thủy họp đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.

Trên 21.000 lượt hộ nông dân được doanh nghiệp liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản

16:05 21/10/2024

(HG) - Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết, trên địa bàn tỉnh có 38 doanh nghiệp, 64 HTX liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản với 21.255 lượt hộ tham gia,

Hậu Giang có 3 đợt xuống giống vụ lúa Đông xuân 2024-2025

11:09 18/10/2024

(HG) - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ tháng 10 đến tháng 12-2024 hiện tượng ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 60-70%. Mùa mưa ở Nam bộ có thể kết thúc muộn hơn bình thường (khoảng nửa cuối tháng 12-2024), vì vậy có khả năng mùa mưa kéo dài trên địa bàn tỉnh, tình trạng ngập úng sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất ở đầu vụ lúa Đông xuân tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Triều cường vượt báo động III, ngành chức năng Hậu Giang cảnh báo ngập lụt diện rộng

08:08 18/10/2024

(HG) - Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, trong 3 ngày qua, trong tỉnh có mưa giông trên diện rộng với lượng mưa vừa và mưa to, trung bình toàn tỉnh dao động từ 35-60mm. Ảnh hưởng triều cường biển Đông trong 3 ngày qua, mực nước trên sông Hậu đoạn Hậu Giang - Cần Thơ sườn lên nhanh ở mức cao, tại Trạm thủy văn Cần Thơ đạt 2,01m trên trên báo động III (BĐIII) 0,01m, tại trạm Phụng Hiệp đạt 1,63m (trên BĐIII 0,23m). Hiện tại trên sông Hậu mực nước đang tiếp tục lên nhanh theo triều. Khu vực ảnh hưởng triều biển Tây trong 3 ngày qua mực nước vẫn đang lên nhanh do mưa tại chỗ và ở mức cao trên BĐIII từ 0,06-0,13m.

Ra mắt Điểm bán hàng liên kết, giới thiệu sản phẩm OCOP

14:50 17/10/2024

​​​​​​​(HG) - Sáng ngày 16-10, Hội LHPN huyện Vị Thủy tổ chức lễ ra mắt Điểm bán hàng liên kết, giới thiệu sản phẩm OCOP.

Tăng cường kiểm soát tình trạng vận chuyển tôm hùm giống không rõ nguồn gốc, trái phép

08:14 16/10/2024

(HG) - Nhằm ngăn chặn kịp thời các trường hợp vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ tôm hùm giống trái phép vào địa bàn tỉnh Hậu Giang, dẫn đến nguy cơ xâm nhiễm mầm bệnh đốm trắng và bệnh sữa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phát triển nuôi trồng thủy sản, Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang yêu cầu chi cục chăn nuôi, thú y - thủy sản, phòng NN&PTNT, phòng kinh tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát vận chuyển tôm hùm nhập, xuất tỉnh; xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển tôm hùm giống trái phép vào địa bàn tỉnh. Trường hợp bắt được các lô hàng tôm hùm giống vận chuyển bất hợp pháp thì phải xử lý ngay theo quy định hiện hành.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Đảm bảo 100% các yêu cầu tra cứu phải có thông tin “đúng, đủ, sạch”

08:50 22/10/2024

(HGO) – Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ vừa tổ chức Họp trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả thực hiện tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ, chủ trì cuộc họp. Điểm cầu Hậu Giang có ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tham dự.

🎧 Khai mạc Giải vô địch kickboxing đồng bằng sông Cửu Long

07:39 22/10/2024

(HGO) - Tối ngày 21-10, tại Công viên Xà No, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Liên đoàn kickboxing Việt Nam tổ chức khai mạc Giải vô địch kickboxing khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2024.

🎧 Từ năm 2023 đến nay, tỉnh đã cử và khuyến khích đào tạo sau đại học hơn 120 trường hợp

07:38 22/10/2024

(HGO) - Ngày 21-10, bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng đoàn công tác Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã có buổi làm việc cùng Sở Nội vụ về kết quả thực hiện biên chế ngành giáo dục, chính sách thu hút nhân lực trên địa bàn tỉnh.

Đại tướng Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước

07:37 22/10/2024

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc bầu Thường trực Ban Bí thư - Đại tướng Lương Cường làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.