Hiệu quả mô hình kè sinh thái trong phòng, chống sạt lở

Thứ Hai, ngày 23/10/2023 | 07:42

Hậu Giang nằm ở vị trí trung tâm của tiểu vùng Tây sông Hậu, chịu ảnh hưởng lớn từ thiên tai, trong đó có sạt lở. Việc thực hiện mô hình kè sinh thái để phòng chống sạt lở đang mang lại hiệu quả.

Kè sinh thái của hộ ông Huỳnh Văn Khen, ở ấp 6, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ.

Trước thực trạng sạt lở đang diễn ra ở nhiều nơi, nhiều địa phương trong tỉnh đã chủ động nâng cao phòng chống, trong đó mô hình kè sinh thái đã được nhiều địa phương tập trung tuyên truyền vận động người dân thực hiện. Nếu ai đã có bờ kè thì tiếp tục duy trì và gia cố, hộ nào chưa có sẽ được cán bộ hỗ trợ kỹ thuật để làm kè sinh thái. Kè sinh thái được trồng bằng cây xanh có chi phí thấp, dễ làm, đây được xem là giải pháp bảo vệ hiệu quả công trình giao thông, thủy lợi, mang lại lợi ích cả kinh tế và môi trường. Mô hình đã phát huy hiệu quả trong việc bảo vệ bờ kênh, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần ứng phó biến đổi khí hậu thời gian qua.

Theo Chi cục Thủy lợi Hậu Giang, kỹ thuật để làm kè sinh thái chống sạt lở khá đơn giản, các hộ dân đều có thể tự làm. Đầu tiên là gia cố một lớp hàng rào cừ tràm, cây tre với biên độ khoảng 5 cây/m; cách bờ kênh từ 2-3m. Sau đó là dùng tấm mê bồ, lưới cước và vét đất dưới kênh đắp vào phía trong. Trồng cây tràm, bần tại nơi tạo lớp đất đắp và trồng hàng cây có giá trị kinh tế như cà na, dừa ở bên trong. Sau khoảng 2-3 năm khi thu hoạch tràm cũng là lúc cây bần, cà na, dừa đã phát triển, đủ sức bảo vệ mái kênh và chống sạt lở tốt hơn.

Mặc dù mang đến nhiều hiệu quả thực tiễn, nhưng để công tác phòng, chống sạt lở thiết thực cần có sự tham gia tích cực từ người dân. Mặt khác, kè sinh thái tuy thích hợp thực hiện trên các tuyến sông, kênh ở vùng nông thôn, nhưng cũng tùy vào khu vực có biên độ triều, cấp kênh, lưu lượng tàu thuyền lưu thông khác nhau mà có tính toán triển khai phù hợp.

Ông Huỳnh Văn Khen, ở ấp 6, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, chia sẻ: “Tôi sống dọc tuyến kênh Hậu Giang 3 rất nhiều năm, hiện trạng dòng kênh này tôi hiểu rất rõ do có ghe tàu qua lại nhiều nên chuyện sạt lở là điều tất nhiên xảy ra. Trước kia tôi chọn các loại tre lục bình gia cố bờ lại cho giảm bớt xói mòn, sạt lở, nhưng qua thời gian tôi thấy không hiệu quả lắm. Sau đó tôi được các bộ xã xuống hướng dẫn làm kè sinh thái trồng cây xanh nên đã tiến hành trồng và gia cố lại bờ kênh của mình, từ đó thấy yên tâm hơn”.

Còn hộ ông Trần Văn Sĩ, ở ấp 6, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, thực hiện đoạn bờ kè trên tuyến kênh hơn 200m. Ông Sĩ cho biết: “Trước mắt tôi trồng dừa chủ yếu chống sạt lở và sau này có thêm thu hoạch dừa để bán trái. Trước đó bờ kè này tôi trồng tràm, bạch đàn, sau khi cây lớn tôi dùng các cây này xịa lại bờ để chắn sóng”.

Trong công tác xây dựng công trình giao thông - thủy lợi hàng năm, Ban chỉ đạo Chiến dịch Giao thông nông thôn - thủy lợi và bảo vệ môi trường của thị xã Long Mỹ đã khảo sát đánh giá các kết quả quan trọng mà mô hình kè chống sạt lở mang lại và các mô hình kè cần thực hiện sắp tới để đạt được hiệu quả nhất định. Ông Trịnh Minh Tình, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ, cho biết: Những nơi được người dân tham gia trồng cây, kết hợp làm kè sinh thái không có xảy ra trường hợp bị sạt lở. Bà con cũng có thể thu nhập được một khoản nhỏ từ việc trồng dừa, cà na, hay tràm… Từ những hiệu quả mà mô hình mang lại đã thúc đẩy những hộ dân ở các tuyến kênh có nguy cơ sạt lở nhiệt tình ủng hộ, hưởng ứng.

Ông Tình cho biết thêm, nhận thấy trên địa bàn thuộc vùng trũng, cách xa kênh lớn nên hoạt động xói mòn, gây sạt lở là không cao. Nhưng Ban chỉ đạo Chiến dịch đã vận động bà con trên địa bàn xã, phường, giao chỉ tiêu hàng năm cho đơn vị tích cực tham gia chiến dịch. Từ đó, tạo động lực cho đơn vị, cũng như người dân tình nguyện tham gia cùng với chính quyền địa phương trong thực hiện kè sinh thái, giao thông - thủy lợi. Ngoài ra, kết hợp với bộ phận chuyên môn của ngành nông nghiệp, kiểm lâm tuyên truyền hiệu quả mô hình mang lại, cũng như hỗ trợ người dân một phần kinh phí của địa phương, tràm, hoặc những cây trong danh mục để người dân dễ dàng tham gia.

Qua nhiều năm thực hiện kè sinh thái, môi trường được bảo vệ do diện tích trồng cây xanh tăng lên… Còn về lâu dài, sẽ tạo mặt bằng gia cố mái kênh, thuận tiện trong việc nạo vét lòng kênh, vì đa số các tuyến kênh đã bồi lắng nhưng không có mặt bằng thi công.

Theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh xảy ra 63 điểm sạt lở bờ sông, với chiều dài sạt lở 1.550m, diện tích mất đất 9.362m2, ước thiệt hại hơn 5,6 tỉ đồng. Như vậy, so với cùng kỳ thì số vụ sạt lở tăng 46 điểm, chiều dài sạt lở tăng 1.089m, diện tích mất đất tăng 6.528m2, ước thiệt hại tăng hơn 3,5 tỉ đồng.

 

Bài, ảnh: NGUYỄN HUẤN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Để ngành lúa gạo phát triển bền vững

05:52 21/03/2025

Những tháng đầu năm 2025, thương mại lúa gạo toàn cầu diễn biến phức tạp, nguồn cung thế giới tăng cao, nhu cầu nhập khẩu thấp khi các thị trường lớn đang thận trọng trong dự trữ và thu mua gạo đã tác động mạnh đến xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Chuyển giao bộ kit truyền thông cho doanh nghiệp OCOP 4 sao

05:42 21/03/2025

(HG) - Sáng ngày 20-3, Trường Đại học FPT phân hiệu Cần Thơ tổ chức buổi chuyển giao bộ kit truyền thông thuộc dự án “Hỗ trợ truyền thông cho doanh nghiệp OCOP 4 sao hướng tới du lịch nông nghiệp bền vững” tại Ngọc Thành Farm, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành. Đây là đề tài thuộc Đồ án tốt nghiệp của các bạn sinh viên chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện nhằm ứng dụng thực tiễn kiến thức vào hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực truyền thông và marketing.

Ra mắt mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu

17:18 20/03/2025

(HGO) - Sáng ngày 20-3, Hội Nông dân xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, đã ra mắt mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu năm 2025 “ươm cây kiểng” ở ấp Đông Lợi A. Tại buổi ra mắt mô hình, hội viên đã ươm 500 cây hoa quỳnh anh. Sau khi cây phát triển sẽ triển khai trồng ở các tuyến đường trên địa bàn ấp.

Lợi nhuận hơn 120 triệu đồng/ha/năm từ ổi ruột hồng

08:00 20/03/2025

(HG) - Hiện nay, nhiều nông dân ở ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, có nguồn thu nhập hơn 120 triệu đồng/ha/năm từ cây ổi ruột hồng.

Triển khai nhiều công việc liên quan đề án vùng lúa chất lượng cao

08:00 20/03/2025

(HG) - Thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (Đề án), từ năm 2024 đến nay,

Chủ động vượt qua mùa hạn, mặn

07:15 19/03/2025

Dù xâm nhập mặn chưa diễn ra gay gắt, nhưng người dân Hậu Giang đã chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng phó. Trong đó, việc tích trữ nước ngọt để vượt qua mùa hạn mặn là giải pháp được nhiều nông hộ lựa chọn.

Huyện Long Mỹ: Nông dân chuẩn bị xuống giống vụ tôm

07:04 19/03/2025

(HG) - Nước mặn khu vực ngoài đê bao xã Lương Nghĩa đang ở mức 3%o trở lên, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp tục sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm, nâng cao thu nhập trên cùng một diện tích sản xuất theo hướng thuận thiên.

Huyện Phụng Hiệp: Ra mắt tổ hợp tác trồng khoai lùn

07:02 19/03/2025

(HG) - Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, vừa cho ra mắt “Tổ hợp tác phát triển kinh tế trồng khoai lùn”, nhằm tạo thêm công ăn việc làm, giúp chị em phụ nữ có thêm nguồn thu nhập phát triển kinh tế gia đình.

4.091ha lúa Đông xuân được doanh nghiệp liên kết tiêu thụ

06:46 19/03/2025

(HG) - Trong vụ lúa Đông xuân 2024-2025, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 4.091ha lúa được liên kết tiêu thụ với các đơn vị như Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam, Công ty TNHH lúa gạo Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn Lộc trời, DNTN Hồ Quang Trí và một số HTX trên địa bàn

Triển vọng mô hình lúa sạch vùng mặn

08:11 18/03/2025

Nhằm tìm hướng đi mới trong việc thực hiện mô hình canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình, nhiều hộ nông dân vùng mặn ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, đã trồng lúa theo hướng an toàn thực phẩm và mang lại nhiều triển vọng.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Xử lý nghiêm hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài

07:25 21/03/2025

Thời gian qua, tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài có chiều hướng gia tăng, tính chất, mức độ của loại phạm tội ngày càng phức tạp, nghiêm trọng, do đó, người dân cần nêu cao cảnh giác để đấu tranh, phòng tránh.

Vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

07:23 21/03/2025

Bài 3: Tầm nhìn quy hoạch và động lực phát triển mới

Điểm nhấn phong trào xây dựng đời sống văn hóa

05:56 21/03/2025

Thị trấn Cái Tắc trở thành thị trấn thứ 3 của huyện Châu Thành A đạt chuẩn đô thị văn minh. Đây là những nỗ lực đáng ghi nhận trong hành trình xây dựng và nâng chất các danh hiệu phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) của huyện này.

Đẩy mạnh tiết kiệm điện hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2025

05:54 21/03/2025

Hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2025, Công ty Điện lực Hậu Giang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ nâng cao ý thức cộng đồng, mà còn hướng tới sử dụng năng lượng hiệu quả, bền vững.