Đổi thay ở vùng đất phèn, mặn

Thứ Năm, ngày 02/07/2020 | 19:37

Là địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, nhưng điều kiện canh tác không mấy thuận lợi do đất đai bị nhiễm phèn, mặn; thế nhưng, với nhiều cách làm hay, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và người dân nên xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, đã từng bước vượt khó để được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới với nhiều sự đổi thay. 

Nhà tường kiên cố kết hợp với cảnh quan môi trường sạch đẹp trước nhà đang là điểm nhấn tại các đường quê Thuận Hòa hôm nay.

Hiệu quả từ chuyển đổi cây trồng

Hiện nay, khi nhắc đến xã Thuận Hòa, nhiều người biết đến khi nơi đây được mệnh danh là tiểu vương quốc mãng cầu xiêm của tỉnh. Tuy nhiên, để tạo được thương hiệu như trên là cả một quá trình đầy nỗ lực của chính quyền địa phương và người dân nơi đây. Bởi, Thuận Hòa là vùng đất bị nhiễm phèn khá nặng và là một trong những địa phương của huyện Long Mỹ thường chịu ảnh hưởng của tình hình xâm nhập mặn vào mùa khô hàng năm. Do đó, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã có thời điểm gặp không ít khó khăn, nguồn thu nhập của bà con rất bấp bênh. Thế nhưng, với quyết tâm là từng bước làm thay đổi đời sống người dân theo hướng phát triển, thời gian qua, ngành chức năng xã Thuận Hòa đã đề ra nhiều giải pháp trọng tâm, trong đó đẩy mạnh việc vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phù hợp với thổ nhưỡng tại địa phương nhằm nâng cao giá trị kinh tế. Đặc biệt, mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật là trồng mãng cầu xiêm tháp gốc bình bát đã thích nghi với vùng đất chua phèn nơi đây nên mang lại hiệu quả kinh tế cao và dần được nhiều người dân trong xã nhân rộng; đồng thời chính quyền địa phương còn tiến hành thành lập hợp tác xã (HTX) trồng mãng cầu để tạo sự liên kết và có những chính sách hỗ trợ cho bà con phát triển sản xuất.

Mô hình trồng mãng cầu xiêm tháp gốc bình bát trên vùng đất nhiễm phèn, mặn xã Thuận Hòa đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Ông Trần Phú Quốc, Giám đốc HTX Mãng cầu xiêm Thuận Hòa, ở ấp 2, xã Thuận Hòa, thông tin: Hiện diện tích trồng mãng cầu của HTX là 67ha, với 56 thành viên, trong đó có 47ha trong giai đoạn cho trái. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp với vùng đất bị nhiễm phèn, đồng thời bà con chịu khó trong áp dụng khoa học kỹ thuật là trồng mãng cầu tháp gốc bình bát, bao trái, tưới nước tiết kiệm… nên hạn chế dịch hại tấn công, giảm chi phí đầu tư, tạo ra sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, với năng suất bình quân 46 tấn/ha, giá bán được công ty bao tiêu trong nhiều năm qua là 9.000 đồng/kg (loại I), sau khi trừ chi phí đầu tư thì nhà vườn kiếm được nguồn lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 10 lần so với làm lúa hiện tại. Hàng năm, HTX cung ứng cho thị trường khoảng 2.000 tấn trái mãng cầu.

Nhờ hiệu quả kinh tế mang lại cao nên mãng cầu xiêm đang là cây trồng chủ lực của Thuận Hòa, với tổng diện tích khoảng 120ha, trong đó có khoảng 70ha đang cho trái. Ngoài cung cấp sản lượng về trái thì nhiều hộ dân trồng mãng cầu nơi đây còn tạo ra được không ít sản phẩm từ trái mãng cầu như: trà, mứt và kẹo mãng cầu… Qua đây góp phần làm đa dạng sản phẩm cho thị trường và tạo đầu ra ổn định.

Bên cạnh cây trồng chủ lực trên thì người dân xã Thuận Hòa còn gắn bó với nhiều mô hình sản xuất khác cũng cho nguồn thu nhập hấp dẫn như: mô hình trồng bưởi da xanh, vú sữa, nuôi lươn, trồng nấm rơm... Điển hình như hộ ông Lê Văn Đăng, ở ấp 5, xã Thuận Hòa, với 1,5ha đất sản xuất nông nghiệp của gia đình, trước đây ông Đăng chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng nhưng nguồn thu nhập rất bấp bênh do năng suất thấp, giá bán không ổn định. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu và học tập kinh nghiệm từ bạn bè, ông quyết định lên liếp trồng cây vú sữa và xen thêm cây hạnh. “Từ hai loại cây trồng này mà nhiều năm qua đã mang lại nguồn thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm. Hiện tại, cuộc sống gia đình tương đối đầy đủ khi có của ăn, của để và con cháu được học hành đến nơi đến chốn. Ngoài lo cho gia đình thì tôi cũng thường xuyên đóng góp và tham gia cùng chính quyền địa phương trong xây dựng NTM để góp phần đưa quê hương Thuận Hòa ngày thêm phát triển”, ông Đăng chia sẻ.

Ngoài đa dạng cây trồng cho phù hợp với từng vùng đất thì hàng năm ngành chức năng xã Thuận Hòa còn quan tâm nạo vét thủy lợi nội đồng, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ trên và xã hội hóa để đầu tư hệ thống cầu, cống và đê bao thủy lợi khép kín kiên cố. Việc làm này một mặt giúp người dân chủ động được nguồn nước trong sản xuất, đồng thời góp phần ngăn và kiểm soát được tình hình xâm nhập mặn hiệu quả để bảo vệ thành quả sản xuất cho bà con. Ông Nguyễn Văn Vững, ở ấp 4, xã Thuận Hòa, thông tin: “Những năm gần đây, nhờ có đê bao khép kín, cộng với thủy lợi nội đồng thông suốt nên việc canh tác lúa và làm vườn của bà con được thuận lợi. Ngoài ra, người dân còn được cán bộ khuyến nông của xã thường xuyên hướng dẫn nhiều giải pháp trong quản lý, phòng trừ dịch hại trên lúa, nhờ vậy ruộng lúa của bà con nơi đây đều trúng mùa, trong đó vụ lúa Đông xuân hàng năm đều đạt hơn 1 tấn lúa/công (1.300m2), cho nguồn lợi nhuận trên 2-3 triệu đồng/công. 

Ông Huỳnh Thanh Dũng, Bí thư Đảng ủy xã Thuận Hòa, cho biết: Với việc quan tâm triển khai quyết liệt nhiều giải pháp trong phát triển sản xuất nhằm thích ứng với vùng đất tại địa phương và thích ứng biến đổi khí hậu trong thời gian qua đã góp phần làm tăng mức thu nhập cho bà con trong xã qua từng năm. Cụ thể, đến cuối năm 2019, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt hơn 46 triệu đồng/người/năm, tăng 18 triệu đồng so với năm 2015. Song song với giải pháp nâng thu nhập thì công tác giảm nghèo cũng được địa phương thực hiện quyết liệt. Theo đó, xã đã phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, huyện triển khai nhiều mô hình thoát nghèo như: cho vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ cây, con giống và chuyển giao kỹ thuật một số mô hình nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao để người dân sản xuất vươn lên thoát nghèo. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 24% (năm 2015) nay giảm xuống còn 2,91%.    

Nông thôn thay đổi

Những ngày này, về các vùng nông thôn trên địa bàn xã Thuận Hòa sẽ cảm nhận được nhiều sự đổi thay của vùng đất vốn gặp không ít khó khăn do bị nhiễm phèn, mặn nhưng nay có sự vươn lên vượt bậc nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất phù hợp. Điển hình là nhiều ngôi nhà tường kiên cố với đầy đủ tiện nghi được xây dựng san sát nhờ những mô hình sản xuất hiệu quả. Qua rà soát của chính quyền địa phương, hiện tỷ lệ hộ dân có nhà ở đạt 3 cứng theo quy định của Bộ Xây dựng chiếm gần 80% (2.056/2.585 hộ). Không chỉ có thế, với sự chung sức và đồng lòng của người dân, cộng thêm sự đóng góp của mạnh thường quân nên nhiều con đường được nhựa và bê tông hóa rộng rãi, khang trang, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa cho người dân.

Phấn khởi với con lộ bê tông cặp kênh Hậu Giang 3 trước nhà vừa được đầu tư và đưa vào sử dụng cách nay không lâu, ông Lê Văn Đăng, ở ấp 5, xã Thuận Hòa, cho hay: “Từ ngày có lộ mới rộng rãi thì việc đi lại của người dân rất thuận tiện. Nhất là xe tải nhỏ vào đến tận nơi để vận chuyển trái cây cho bà con, từ đó giúp giảm chi phí và nhẹ công vận chuyển. Đúng là khi lên xã NTM thì bộ mặt nông thôn và đời sống người dân có nhiều thay đổi so với trước đây”.

Sau nhiều năm đầu tư, hiện trên địa bàn xã Thuận Hòa có 100% tuyến đường xã và đường từ trung tâm xã đến huyện (5,4km) đều được nhựa và bê tông hóa đúng theo quy định; có 100% tuyến đường ngõ, xóm (13,9km) không còn lầy lội vào mùa mưa và gần 87% đường trục ấp, liên ấp (đã thực hiện 27,6/31,8km) được nhựa và bê tông hóa đạt theo quy định. Bên cạnh đó, Thuận Hòa cũng có 3/4 trường học đạt chuẩn quốc gia, đồng thời có Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, 5/5 nhà văn hóa ấp được xây mới đạt chuẩn theo quy định và Trạm y tế xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

Cùng với cơ sở hạ tầng thì hệ thống cảnh quan môi trường nông thôn trên địa bàn xã Thuận Hòa hôm nay cũng có nhiều thay đổi vượt bậc. Sau khi địa phương phát động, từng hộ gia đình của xã đã tích cực trồng cây xanh làm hàng rào trước nhà và phía dưới là nhiều loài hoa luôn khoe sắc để góp phần tạo ra nét đẹp và điểm nhấn cho từng tuyến đường quê Thuận Hòa. Ông Bùi Văn Tàng, ở ấp 5, xã Thuận Hòa, chia sẻ: “Khi thấy nhiều hộ dân trồng hoa, cây kiểng tạo cảnh quan trước, trong và xung quanh nhà rất đẹp nên tôi đã học hỏi và làm theo được hơn 10 năm nay. Điều phấn khởi là khi thấy mình làm đẹp thì nhiều hộ trong ấp cũng bắt đầu làm theo và dần dần tạo ra một tuyến đường có cảnh quan đẹp cho địa phương như hôm nay”.

Ông Huỳnh Thanh Dũng, Bí thư Đảng ủy xã Thuận Hòa, cho biết thêm: Sau nhiều năm đầy nỗ lực của địa phương, người dân và sự giúp đỡ của các ngành, các cấp từ tỉnh đến huyện đã góp phần làm thay đổi đáng kể về bộ mặt nông thôn. Đặc biệt, kết quả xây dựng NTM hôm nay đã được người dân địa phương đánh giá cao khi có 99% hộ dân hài lòng và vui hơn là Thuận Hòa được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM, đồng thời được UBND huyện Long Mỹ long trọng tổ chức lễ công bố vào ngày 5-7 này. Thành tích này sẽ là món quà ý nghĩa và thiết thực nhằm chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Long Mỹ, nhiệm kỳ 2020-2025 sắp tới. Dù Thuận Hòa đã được công nhận xã đạt chuẩn NTM nhưng xã xác định đây chỉ là bước khởi đầu quan trọng để tạo động lực cho địa phương tiếp tục phát huy những kết đạt được, cũng như không ngừng phấn đấu nâng chất các tiêu chí để đạt ở mức cao hơn nhằm hướng đến những mục tiêu xã NTM nâng cao trong thời gian tới...

Bài, ảnh: TUẤN PHÁT

Viết bình luận mới

Xem thêm

Vườn chim nông nghiệp Mùa Xuân đang có nhiều loài nằm trong danh mục quý, hiếm cần được bảo vệ

05:32 08/05/2025

(HG) - Thông tin từ Công ty Cổ phần Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang, qua khảo sát mới đây, hiện vườn chim tại đơn vị có khoảng 20 loài chim về sinh sống và sinh sản trên diện tích khoảng 8ha. Trong đó, những loài chim làm tổ có số lượng lớn là vạc, cồng cộc

Hạng mục cống kênh 9 Lưỡng phù hợp với thỏa thuận phương án và không làm ảnh hưởng lưu thông

05:31 08/05/2025

(HG) - Trưa ngày 7-5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh cho biết, Dự án Đường tỉnh 927 (đoạn từ ngã ba Vĩnh Tường đến xã Phương Bình) đang trong giai đoạn khẩn trương triển khai thi công, đặc biệt là đối với các hạng mục cống tròn và cống hộp do hiện đang trong điều kiện thời tiết thuận lợi để thi công các hạng mục cống, bảo đảm hoàn thành thông tuyến vào tháng 12-2025.

Nồng độ mặn tăng cao bất thường, có nơi lên tới 9,5‰

05:16 08/05/2025

(HG) - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết, nồng độ mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ những ngày qua đang có xu hướng tăng mạnh, có nơi đạt tới 9,5‰.

Tổ chức rửa mặn đối với diện tích đất lúa bị thiệt hại do nhiễm mặn cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

18:42 07/05/2025

(HGO) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Hậu Giang về việc tổ chức rửa mặn đối với diện tích đất lúa bị thiệt hại do nhiễm mặn cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

Huyện Châu Thành xảy ra 2 vụ sạt lở đất thiệt hại hơn 330 triệu đồng

18:41 07/05/2025

(HGO) - Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, sáng ngày 7-5 trên địa bàn huyện Châu Thành đã xảy ra sụp đất, sạt lở bờ kênh tại hộ Lê Hoàng Nhu, kênh Mái Dầm, ấp Đông Lợi A, xã Đông Phước. Chiều dài sạt lở 35m, sâu vào bờ nơi rộng nhất 5m, diện tích mất đất 175m². Sạt lở gây sụp mất lộ lộ bê tông rộng 2m. Nguyên nhân do ảnh hưởng dòng chảy; ước thiệt hại 178 triệu đồng.

Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân, chủ rừng không thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

07:32 06/05/2025

(HG) - Đây là một trong những nội dung được Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) nhấn mạnh tại văn bản vừa được ban hành về yêu cầu các địa phương tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tại địa bàn được giao quản lý.

Nồng độ mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ đang tăng mạnh

07:31 06/05/2025

(HG) - Theo số liệu đo mặn từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang thì nồng độ mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ đang tăng mạnh.

Đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

07:28 06/05/2025

Với nhiều mô hình nông nghiệp hiện đại và sản phẩm chế biến đặc sắc, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang đang khẳng định vai trò trung tâm đổi mới nông nghiệp, nơi đây không chỉ là “vườn ươm” công nghệ mà còn là điểm tựa cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Trụ cột chiến lược của ngành nông nghiệp

09:49 05/05/2025

Sau 7 năm triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 6/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang khóa XIII, Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Khu NNƯDCNC) đã và đang khẳng định vai trò là động lực phát triển nông nghiệp hiện đại của tỉnh.

Công nhận thêm 3 xã nông thôn mới nâng cao

08:29 05/05/2025

(HG) - Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh cho biết, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã ra quyết định công nhận thêm 3 xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, gồm: xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy; xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh và xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Bắt 2 nhóm thanh niên đánh nhau, thu giữ súng, ma túy và hung khí

14:10 12/05/2025

(HGO) - Ngày 12-5, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho biết, vừa phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh bắt 2 nhóm thanh niên đánh nhau, thu giữ nhiều hung khí, súng và ma túy.

Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 căn nhà tạm, nhà dột nát

07:34 12/05/2025

(HG) - Ngày 11-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì phiên họp trực tuyến lần thứ tư Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của hợp tác xã nông nghiệp

07:33 12/05/2025

(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa tổ chức Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nhiệm thu cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Hậu Giang”, do Ths. Lê Văn Tuyên làm chủ nhiệm, Trường Chính trị tỉnh là cơ quan chủ trì, được thực hiện từ tháng 5 năm 2023 đến nay, với tổng kinh phí gần 1,2 tỉ đồng.

Chuẩn bị nội dung kỳ họp HĐND tỉnh giữa năm chất lượng

07:31 12/05/2025

(HG) - Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong tháng 5 được Thường trực HĐND tỉnh đề ra.