Thứ Hai, ngày 20/11/2023 | 07:39
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Hậu Giang đã đạt được những kết quả khả quan, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. OCOP của tỉnh đều là các sản phẩm đặc trưng, đại diện cho văn hóa, tập quán, thế mạnh của mỗi địa phương trong tỉnh, được chủ thể tìm tòi, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển đa dạng.
Sản phẩm OCOP của tỉnh luôn được quan tâm quảng bá.
Sản phẩm thế mạnh
Trong số 175 sản phẩm, chủ yếu các sản phẩm OCOP của tỉnh được đánh giá, phân hạng đều là những sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu đại diện cho thế mạnh của địa phương như: lúa, chanh không hạt, khóm, xoài, mứt bưởi, cá thát lát, mãng cầu... Mặt thuận lợi của tỉnh khi triển khai OCOP là ngành nông nghiệp của tỉnh có nền tảng phát triển và định hướng được những đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực, đồng thời có nhiều sản phẩm có lợi thế sinh thái đặc thù theo từng vùng. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, địa phương tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ, gắn nông nghiệp với du lịch, nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi giá trị, kết nối công nghiệp chế biến với thị trường.
Tính đến thời điểm hiện tại, Hợp tác xã trái cây sinh học OCOP có 265 hộ tham gia liên kết, với diện tích khoảng 300ha trồng trái cây chủ lực. Bên cạnh đó, các sản phẩm luôn được cải tiến mẫu mã, bao bì, tem, được sản xuất an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP. GlobalGAP... Trong đó, sản phẩm nông sản thế mạnh của tỉnh như bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, chanh không hạt đã được xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, khu vực Bắc Mỹ, thị trường châu Âu. Ngoài ra, các sản phẩm từ cá thát lát đạt chuẩn OCOP của các cơ sở trong tỉnh cũng gián tiếp xuất qua một số thị trường như Hàn Quốc, Đài Loan...
Về xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, các cơ sở trong tỉnh đã khai thác tối đa thị trường trong nước để vừa quảng bá, giới thiệu vừa hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Năm qua, tỉnh đã kết nối đưa 15 sản phẩm vào các siêu thị Co.opMart, Vinmart, Bách hóa xanh... mỗi tháng tiêu thụ hơn 150 tấn sản phẩm. Bên cạnh đó, tỉnh đã hỗ trợ đưa 27 sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử như: Voso, Postmart, Shopee... để tiêu thụ 30 tấn sản phẩm các loại. Cùng với đó, tỉnh đã hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất tham gia chương trình Kết nối giao thương đưa các sản phẩm OCOP vào tiêu thụ tại các siêu thị ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, tỉnh có ba điểm bán hàng trực tiếp các sản phẩm OCOP tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Qua đó, tăng sự hiện diện sản phẩm OCOP của tỉnh trên thị trường, đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.
Đặc biệt, các sản phẩm được sử dụng logo của chương trình OCOP có gắn sao tương ứng với kết quả sản phẩm đạt được. Đây được coi là nhận biết cơ bản của sản phẩm OCOP với các sản phẩm chưa tham gia đánh giá, phân hạng lưu thông, tiêu thụ, đồng thời còn phản ánh năng lực, uy tín, lợi thế cạnh tranh của chủ thể sản xuất trên thị trường. Để đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế và các siêu thị cao cấp, hướng tới của địa phương là sản xuất các sản phẩm OCOP theo hướng an toàn, quản lý chất lượng sản phẩm theo quy trình sinh học, truy xuất nguồn gốc.
Mặc dù kết quả đạt được rất khả quan, nhưng theo đánh giá của ngành chức năng thì năng lực của một số chủ thể tham gia OCOP cũng còn nhiều hạn chế. Năng lực quản lý, quản trị sản xuất, quản trị marketing của chủ thể còn yếu, thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Chủ thể sản xuất chưa chủ động trong việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, xây dựng mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm. Mẫu mã, quy cách bao bì đóng gói, nhãn mác của các sản phẩm không được đồng nhất, thuận tiện sử dụng, không đảm bảo chất lượng sản phẩm trong thời hạn sử dụng và chưa có tính thẩm mỹ để thu hút được khách hàng. Có những sản phẩm đã được quan tâm đầu tư bao bì, nhãn mác nhưng không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, dẫn đến mất thương hiệu do đơn vị khác đăng ký bảo hộ trước, thiệt hại kinh tế rất cao.
Việc quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Chủ thể sản xuất nông nghiệp thường yếu kỹ năng bán hàng, khó khăn trong việc xây dựng các kênh quảng bá online cho sản phẩm. Các chủ thể cũng chưa chú trọng đến sự trải nghiệm của khách hàng, đến việc tham gia các hội chợ cũng như xây dựng chính sách giá bán...
Giải pháp để phát triển sản phẩm
Để phát triển mạnh sản phẩm OCOP, các sở, ngành, địa phương tới đây sẽ vào cuộc và phối hợp tích cực với cơ quan chuyên môn, cơ sở đào tạo triển khai thực hiện đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho chủ thể OCOP về chuyển đổi số; năng lực cộng đồng và tinh thần hợp tác; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất như các kỹ năng về quản trị; marketing, bán hàng; kỹ năng về thiết bị bao bì, ghi nhãn và mẫu mã sản phẩm; sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị, tăng cường sử dụng và khai thác thương hiệu cộng đồng các sản phẩm từ khu vực nông thôn; năng lực tự đánh giá phân hạng sản phẩm trên cơ sở Bộ tiêu chí OCOP.
Bên cạnh đó, các chủ thể OCOP cần tập trung đổi mới và cải thiện công nghệ, quy trình kỹ thuật sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất, đồng thời giảm chi phí nhằm giúp người có thu nhập thấp cũng có thể mua. Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, gắn với phát triển cộng đồng. Xây dựng các mô hình phát triển vùng nguyên liệu gắn với sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị; Xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo từng địa phương.
Các chủ thể sản xuất cần hoàn thiện bao bì, nhãn mác theo quy định và phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Thúc đẩy áp dụng giải pháp về bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận) cho các sản phẩm OCOP.
Bên cạnh đó, cần tạo sự trải nghiệm cho người tiêu dùng bằng cách tuyên truyền về lợi ích của sản phẩm OCOP và nhân rộng cửa hàng trưng bày sản phẩm OCOP; hệ thống phân phối sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh và khu vực; các mô hình xúc tiến thương mại trên nền tảng công nghệ số. Đồng thời, xây dựng và triển khai chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá và nhận diện thương hiệu đối với các sản phẩm OCOP tỉnh Hậu Giang; nâng cao hệ thống logistic trong thương mại sản phẩm OCOP, đưa sản phẩm OCOP của tỉnh ra thị trường trong nước và quốc tế. Cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cho các tổ chức kinh tế khu vực nông thôn, chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang liên kết sản xuất, đa dạng hóa các hình thức truyền thông, qua các Cổng thông tin điện tử, truyền thông mạng xã hội, tạp chí, bản tin, chuyên đề, tài liệu. Khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các gói combo quà tặng, quà lưu niệm sản phẩm OCOP, gắn với lịch sử văn hóa, dân tộc và địa phương.
Đặc biệt, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có những sản phẩm trái cây được xuất khẩu đến thị trường châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ... Mục tiêu của chuỗi cung ứng là đảm bảo cung cấp một cách hiệu quả cho thị trường quốc tế sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, an toàn, tiện lợi với mức giá phù hợp và sự lựa chọn đa dạng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trên thị trường. Các chính sách quản lý của Nhà nước và của tỉnh sẽ hỗ trợ, cải thiện cơ sở hạ tầng, quản lý thị trường, tăng năng lực logistic, hải quan, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phẩm. Để tăng cường hoạt động xuất khẩu các sản phẩm OCOP, các, sở, ban, ngành và các tổ chức khác như Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận tải, công nghệ thông tin và marketing cũng góp phần quan trọng để chuỗi cung ứng sản phẩm OCOP xuất khẩu cải thiện cả về hiệu quả lẫn hiệu suất...
Bài, ảnh: T.TRÚC
05:32 08/05/2025
(HG) - Thông tin từ Công ty Cổ phần Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang, qua khảo sát mới đây, hiện vườn chim tại đơn vị có khoảng 20 loài chim về sinh sống và sinh sản trên diện tích khoảng 8ha. Trong đó, những loài chim làm tổ có số lượng lớn là vạc, cồng cộc
05:31 08/05/2025
(HG) - Trưa ngày 7-5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh cho biết, Dự án Đường tỉnh 927 (đoạn từ ngã ba Vĩnh Tường đến xã Phương Bình) đang trong giai đoạn khẩn trương triển khai thi công, đặc biệt là đối với các hạng mục cống tròn và cống hộp do hiện đang trong điều kiện thời tiết thuận lợi để thi công các hạng mục cống, bảo đảm hoàn thành thông tuyến vào tháng 12-2025.
05:16 08/05/2025
(HG) - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết, nồng độ mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ những ngày qua đang có xu hướng tăng mạnh, có nơi đạt tới 9,5‰.
18:42 07/05/2025
(HGO) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Hậu Giang về việc tổ chức rửa mặn đối với diện tích đất lúa bị thiệt hại do nhiễm mặn cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
18:41 07/05/2025
(HGO) - Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, sáng ngày 7-5 trên địa bàn huyện Châu Thành đã xảy ra sụp đất, sạt lở bờ kênh tại hộ Lê Hoàng Nhu, kênh Mái Dầm, ấp Đông Lợi A, xã Đông Phước. Chiều dài sạt lở 35m, sâu vào bờ nơi rộng nhất 5m, diện tích mất đất 175m². Sạt lở gây sụp mất lộ lộ bê tông rộng 2m. Nguyên nhân do ảnh hưởng dòng chảy; ước thiệt hại 178 triệu đồng.
07:32 06/05/2025
(HG) - Đây là một trong những nội dung được Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) nhấn mạnh tại văn bản vừa được ban hành về yêu cầu các địa phương tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tại địa bàn được giao quản lý.
07:31 06/05/2025
(HG) - Theo số liệu đo mặn từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang thì nồng độ mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ đang tăng mạnh.
07:28 06/05/2025
Với nhiều mô hình nông nghiệp hiện đại và sản phẩm chế biến đặc sắc, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang đang khẳng định vai trò trung tâm đổi mới nông nghiệp, nơi đây không chỉ là “vườn ươm” công nghệ mà còn là điểm tựa cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
09:49 05/05/2025
Sau 7 năm triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 6/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang khóa XIII, Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Khu NNƯDCNC) đã và đang khẳng định vai trò là động lực phát triển nông nghiệp hiện đại của tỉnh.
08:29 05/05/2025
(HG) - Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh cho biết, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã ra quyết định công nhận thêm 3 xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, gồm: xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy; xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh và xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A.
09:46 11/05/2025
(HGO) - Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang, do vùng nhiễu động gió Đông trên cao khu vực Nam bộ nên từ nay đến ngày 13/5/2025 sẽ gây ra thời tiết xấu trong tỉnh như mây thay đổi đến nhiều mây; sáng, trưa và chiều tối có xuất hiện mưa giông trên diện rộng, cục bộ có giông mạnh, trong cơn giông kèm theo gió giật cấp 6 - cấp 7 và sét đánh rất nguy hiểm, lượng mưa vừa và to, có nơi có cường độ mưa to đến rất to trong thời gian ngắn. Độ ẩm không khí cao, nhiệt độ giảm nhẹ cao nhất từ 300C-320C, thấp nhất từ 250C-260C. Thời tiết mát mẻ, dễ chịu.
19:19 10/05/2025
(HGO) - Sáng ngày 10-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo.
17:37 10/05/2025
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Hậu Giang được đánh giá là một trong những cơ quan ngành dọc có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện chuyển đổi số, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người dân.
11:17 10/05/2025
(HGO) – Sáng ngày 10-5, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo sở, ngành và thị xã Long Mỹ đến thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025 tại Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang.