Chủ động chuyển đổi sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

Thứ Ba, ngày 14/05/2024 | 19:25

Tình hình hạn mặn diễn biến phức tạp và kéo dài dẫn đến thiếu nước sinh hoạt, cháy rừng, sụt lún, sạt lở đất... gây ra nhiều thiệt hại. Trong khó khăn đó đã có nhiều nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chủ động chuyển đổi sản xuất bằng các giải pháp thích ứng phù hợp, chung sống thuận thiên để phát triển bền vững.

Gia đình ông Lâm ở huyện Vị Thủy trồng dưa leo mùa này cho hiệu quả kinh tế khá cao. Ảnh: H.THU

Thu nhập cao trong mùa hạn mặn

Mặc dù giữa nắng trưa gay gắt nhưng vợ chồng anh Lê Thanh Tảo, ở xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, vẫn tranh thủ hái 5 mương rau nhút để kịp giao cho thương lái đặt mua với giá 10.000 đồng/kg. Anh Tảo cho biết, thời điểm này nhiều nơi bị khô hạn, còn các vùng ven biển thì nước mặn tấn công gây khó cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, khu vực này nằm gần sông Hậu nên các hộ xung quanh chủ động liên kết xây dựng đê bao để trữ nước ngọt nhằm phục vụ trồng rau màu trong mùa hạn. Gia đình cũng có gần 5 công đất được áp dụng trồng rau nhút dưới mương, còn trên bờ thì trồng cải xà lách xoong.

Để rau nhút phát triển tốt, anh Tảo thả thêm nhiều bèo dưới mương nhằm tạo độ mát cho mặt ao, đồng thời thường xuyên theo dõi tình trạng chết dây, úng lá… để xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng năng suất. “Chỉ sau gần 20 ngày trồng là bắt đầu thu hoạch kéo dài nhiều đợt. Do chi phí đầu tư không nhiều, vì vậy chỉ cần giá rau nhút 10.000 đồng/kg là nông dân sống khỏe; cũng có thời điểm rau nhút hút hàng tăng lên 15.000-20.000 đồng/kg; nhờ đó nông dân lợi nhuận 60-80 triệu đồng/ha, cao hơn lúa”, anh Tảo khoe.

Cùng với rau nhút, anh Tảo còn làm nhà lưới để trồng xà lách xoong trên bờ. Ưu điểm của xà lách xoong trồng 1 lần cho thu hoạch nhiều năm, với giá bán bình quân 20.000-30.000 đồng/kg vào mùa thuận (từ tháng 10 đến tháng 2 trong năm), còn mùa nghịch (từ tháng 3 đến tháng 9) giá khoảng 40.000 đồng/kg, thậm chí tới 50.000-60.000 đồng/kg. Xà lách xoong là loại rau màu cho thu nhập cao với lợi nhuận mỗi năm từ 100-300 triệu đồng/ha. Với việc áp dụng mô hình trên bờ trồng xà lách xoong, còn dưới mương trồng rau nhút kết hợp, giúp gia đình anh Tảo có nguồn thu ổn định trong mùa hạn mặn. 

Tại huyện Bình Tân, vùng chuyên canh khoai lang xuất khẩu lớn nhất của tỉnh Vĩnh Long, nhiều nông dân đang chủ động nước tưới để sản xuất vào mùa hạn. Anh Lê Thái Hòa, ở xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, hớn hở: “4 công khoai lang của gia đình nhờ chăm sóc tốt nên năng suất vụ này đạt 60 tạ/công (1 tạ 60kg). Thương lái vừa đến tận ruộng thu mua với giá khá cao là 830.000 đồng/tạ, giúp nông dân lãi đậm”. 

Chỉ chúng tôi hơn 2 công dưa leo vừa thu hoạch, chị Lâm Thị Chín, ở xã Đông Bình, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, bộc bạch: “Qua theo dõi thị trường thời gian qua thấy khi vào mùa hạn mặn thì dưa leo được giá cao và dễ tiêu thụ; vì vậy vụ này ruộng dưa leo của gia đình lúc tới ngày thu hoạch được thương lái đến tận ruộng thu mua từ 15.000-20.000 đồng/kg, lợi nhuận cao hơn lúa rất nhiều”.

Ở Hậu Giang, để thích ứng trong mùa hạn mặn này, nhiều nông dân chuyển từ đất lúa sang trồng màu cho hiệu quả kinh tế cao. Như gia đình ông Nguyễn Văn Lâm, ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, vụ này trồng 2 công dưa leo đang cho thu hoạch trái, trung bình bẻ hơn 200kg/ngày. Theo gia đình ông Lâm, trồng dưa leo mùa hạn này thì nặng công chăm sóc, phải tưới nước cho dưa phát triển, tuy nhiên bán được giá cao. Với giá dưa leo được thương lái vào tận nơi cân từ 7.000-8.000 đồng/kg như hiện nay thì cũng có lợi nhuận hơn 10 triệu đồng/công sau 2,5 tháng trồng và chăm sóc.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, đến nay toàn tỉnh đã xuống giống được 18.625ha rau màu. Trong đó, cây rau đậu 16.946ha, cây bắp 1.335ha. Đã thu hoạch 13.627ha, chủ yếu cây rau đậu các loại, ước năng suất trung bình đạt 12,5 tấn/ha, sản lượng ước đạt 170.338 tấn, tăng 3,2% so cùng kỳ năm 2023. Diện tích còn lại đang giai đoạn sinh trưởng và phát triển tốt. Ngành nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn thường xuyên kiểm tra độ mặn và thông báo tình hình xâm nhập mặn đến địa phương và Nhân dân để sử dụng nước phục vụ sản xuất có hiệu quả, hạn chế thiệt hại do xâm nhập mặn cũng như hạn hán gây ra.

Ở Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, thành phố Cần Thơ… nhiều nông dân trồng cây ăn trái cũng “sống khỏe” nhờ các giải pháp thích ứng phù hợp với hạn mặn. Anh Nguyễn Văn Chí, ở xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, nhìn nhận: “Cù lao Ngũ Hiệp có hơn 1.500ha sầu riêng, một loại cây cho hiệu quả kinh tế cao. Rút kinh nghiệm từ đợt hạn mặn dữ dội các năm 2016 và 2020 khiến nhiều vườn cây bị thiệt hại; vì vậy, ngoài việc ngành chức năng đầu tư hệ thống cống ngăn mặn thì nông dân nạo vét các con mương, đào thêm ao để trải bạt trữ nhiều nước ngọt trong vườn cây nhằm đảm bảo nước tưới suốt mùa khô. Nhờ vậy mà đến thời điểm này nhiều vườn sầu riêng vẫn trụ vững và phát triển bình thường; trong đó những nông dân chủ động cho trái sớm và bán vào tháng 3-2024 trúng giá cao từ 110.000-130.000 đồng/kg (giống Ri 6), thu lời đậm”.

Nông dân xã Thuận An (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) thu nhập cao trong mùa hạn nhờ áp dụng mô hình trồng rau nhút dưới mương, kết hợp trồng cải xà lách xoong trên bờ. Ảnh: H.TÂN

Tiếp tục chuyển đổi theo hướng “thuận thiên”

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hạn mặn năm 2024 dù diễn ra gay gắt và kéo dài, gây thiếu nước ngọt một số vùng ven biển thuộc các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang… đa phần là các khu vực không có nước ngầm và chưa được đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cấp nước. Đối với sản xuất nông nghiệp thì hạn mặn tuy có gây ảnh hưởng nhưng mức độ thiệt hại rất thấp so với đợt hạn mặn năm 2016 và 2020. Nguyên nhân là do ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương trong vùng đã chủ động chuyển đổi sản xuất phù hợp, thích ứng, thuận với tự nhiên.

Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về “Phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu” đã yêu cầu cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo ba trọng tâm “thủy sản - cây ăn trái - lúa gạo”, gắn với các tiểu vùng sinh thái; trong đó coi thủy sản (nước ngọt, nước lợ, nước mặn) là sản phẩm chủ lực.

Sau hơn 6 năm thực hiện đã làm thay đổi tư duy về phát triển nông nghiệp toàn vùng theo hướng thuận thiên, dựa vào thế mạnh của tự nhiên. Theo Bộ NN&PTNT, đã có những mô hình nông nghiệp sinh thái, tích hợp đa tầng, đa giá trị, thuận thiên gần đây xuất hiện ở nhiều địa phương trong vùng như mô hình kinh tế dưới tán rừng, mô hình tôm - lúa ở Bán đảo Cà Mau, mô hình chuyển đổi từ độc canh cây lúa sang đa canh, xen canh giúp tăng thu nhập cho nông dân vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên… hay mô hình sản xuất thích ứng với hạn mặn ở các tỉnh duyên hải, mô hình du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn đang tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực.

Các nhà chuyên môn cho rằng, Nghị quyết 120 xem nước mặn, nước lợ, nước ngọt đều là tài nguyên (chứ không chỉ riêng nước ngọt), là tinh thần mới giúp các địa phương chủ động chuyển dịch các mô hình canh tác phù hợp, khai thác tốt nguồn tài nguyên của các hệ sinh thái ngọt, lợ, mặn; từ đó tránh việc can thiệp vào tự nhiên nhiều như trước…

Tiến sĩ Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Chợ Lách (Bến Tre), chia sẻ: “Hiện nay hơn 8.500ha vườn cây ăn trái đặc sản của huyện như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt… và 3.000ha hoa kiểng phát triển bình thường, dù bên ngoài là nước mặn tấn công. Được vậy, là nhờ chủ động các phương án ứng phó hạn mặn rất sớm, triển khai nhiều giải pháp kỹ thuật mới trong sản xuất để nông dân áp dụng; thường xuyên quan trắc độ mặn để thông báo kịp thời cho bà con phòng ngừa; đặc biệt là hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi và tích trữ nước ngọt bằng nhiều cách như trong mương vườn, ao, làm hồ trải bạt, xây bồn chứa…”.

Mới đây, trong chuyến kiểm tra về phát triển nông nghiệp ở Trà Vinh, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, đánh giá cao Trà Vinh là tỉnh ven biển nhưng đến nay không bị ảnh hưởng tiêu cực của hạn mặn; được vậy là do từ năm 2021 đến nay tỉnh này đã chủ động chuyển đổi hơn 8.000ha đất trồng lúa kém hiệu quả, nơi thiếu nước tưới, cùng hàng trăm héc-ta đất mía bị ảnh hưởng mặn, năng suất kém… sang nuôi thủy sản và trồng các loại cây khác ít cần nước tưới, phù hợp với điều kiện sinh thái mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Ông Lê Minh Hoan cũng tâm đắc với các HTX nông nghiệp ở Trà Vinh như HTX nông nghiệp Phú Mỹ Châu (huyện Châu Thành) quy tụ hơn 120 nông dân vào sản xuất lúa thông minh và áp dụng kinh tế tuần hoàn để tăng thu nhập; hay HTX nông nghiệp Long Hiệp (huyện Trà Cú) quy tụ 72 nông dân tham gia mô hình lúa - tôm bền vững… Ông Lê Minh Hoan nhấn mạnh, để nông nghiệp phát triển bền vững, thuận thiên và thích ứng với biến đổi khí hậu, với hạn mặn thì việc chuyển đổi sản xuất phù hợp là rất quan trọng; đồng thời cũng chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Do đó, quy tụ nông dân vào các HTX sẽ thuận lợi trong việc chuyển đổi, cũng như ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất; gắn liên kết giữa HTX với các doanh nghiệp tiêu thụ để ổn định đầu ra nông sản. Đây là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp hội nhập và phát triển thuận thiên…

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2023 ở vùng ĐBSCL có khoảng 86.000ha đất lúa kém hiệu quả, khó khăn về nguồn nước ngọt, nơi thường bị ảnh hưởng hạn mặn… được chuyển đổi sang nuôi thủy sản, trồng cây ăn trái, trồng rau màu... Trước đó, giai đoạn từ năm 2019-2022, bình quân mỗi năm có hàng chục ngàn héc-ta đất lúa được chuyển đổi sản xuất. Ưu điểm của chuyển đổi là hệ số sử dụng đất được tăng lên từ 1,5-2,2 lần, tiết kiệm được nước tưới, thích ứng tốt với hạn mặn, nhờ đó hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn. Điển hình như từ đất lúa chuyển sang trồng rau màu các loại thì nông dân đạt doanh thu bình quân khoảng 150-200 triệu đồng/ha; trồng cây ăn trái đạt doanh thu trên 600 triệu đồng/ha… lợi nhuận cao hơn trồng lúa rất nhiều và thích ứng phù hợp với hạn mặn. Vì vậy, tới đây việc chuyển đổi sản xuất sẽ tiếp tục thực hiện.

 

H.TÂN - H.THU

Viết bình luận mới

Xem thêm

Triều cường gây ngập nhiều diện tích cây trồng

07:37 22/10/2024

(HG) - Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn gây ngập úng trên nhiều loại cây trồng. Cụ thể, qua rà soát nhanh của Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm tỉnh đến ngày 21-10, toàn tỉnh ghi nhận có 74,2ha lúa Thu đông bị ngập úng trên địa bàn huyện Phụng Hiệp và thị xã Long Mỹ; trong đó 3,2ha bị thiệt hại về năng suất với tỷ lệ từ 15-20% trên cùng diện tích. Tại các địa phương còn lại, cũng ghi nhận tình trạng ngập cục bộ trên lúa Thu đông nhưng ở diện tích nhỏ lẻ và chưa bị thiệt hại về năng suất.

Tất bật thu hoạch lúa Thu đông

07:35 22/10/2024

Trước tình hình mưa dầm, thủy triều dâng cao trong nhiều ngày qua nên nông dân trên địa bàn tỉnh đang tất bật thu hoạch lúa Thu đông nhằm hạn chế thiệt hại về năng suất và tranh thủ bán lúa với giá cao.

Giá bán cam mật tăng khoảng 5.000 đồng/kg

07:26 22/10/2024

(HG) - Thời gian gần đây, nhiều nhà vườn trồng cam mật phấn khởi vì thương lái đến tận vườn thu mua với mức giá khoảng 15.000 đồng/kg, bình quân tăng khoảng 5.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Theo các nhà vườn và thương lái, hiện nay cam mật khá hút hàng nên giá bán tăng cao.

Thực hiện mô hình thí điểm canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp đạt gần 300ha

07:24 22/10/2024

(HG) - Thực hiện theo mục tiêu của Đề án phát triển bền vững vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (Đề án), từ đầu năm đến nay, ngành nông nghiệp tỉnh và một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình điểm về canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp với diện tích gần 300ha.

Huyện Vị Thủy: Công nhận thêm 9 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

18:53 21/10/2024

(HG) - Ngày 21-10, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Vị Thủy họp đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.

Trên 21.000 lượt hộ nông dân được doanh nghiệp liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản

16:05 21/10/2024

(HG) - Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết, trên địa bàn tỉnh có 38 doanh nghiệp, 64 HTX liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản với 21.255 lượt hộ tham gia,

Hậu Giang có 3 đợt xuống giống vụ lúa Đông xuân 2024-2025

11:09 18/10/2024

(HG) - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ tháng 10 đến tháng 12-2024 hiện tượng ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 60-70%. Mùa mưa ở Nam bộ có thể kết thúc muộn hơn bình thường (khoảng nửa cuối tháng 12-2024), vì vậy có khả năng mùa mưa kéo dài trên địa bàn tỉnh, tình trạng ngập úng sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất ở đầu vụ lúa Đông xuân tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Triều cường vượt báo động III, ngành chức năng Hậu Giang cảnh báo ngập lụt diện rộng

08:08 18/10/2024

(HG) - Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, trong 3 ngày qua, trong tỉnh có mưa giông trên diện rộng với lượng mưa vừa và mưa to, trung bình toàn tỉnh dao động từ 35-60mm. Ảnh hưởng triều cường biển Đông trong 3 ngày qua, mực nước trên sông Hậu đoạn Hậu Giang - Cần Thơ sườn lên nhanh ở mức cao, tại Trạm thủy văn Cần Thơ đạt 2,01m trên trên báo động III (BĐIII) 0,01m, tại trạm Phụng Hiệp đạt 1,63m (trên BĐIII 0,23m). Hiện tại trên sông Hậu mực nước đang tiếp tục lên nhanh theo triều. Khu vực ảnh hưởng triều biển Tây trong 3 ngày qua mực nước vẫn đang lên nhanh do mưa tại chỗ và ở mức cao trên BĐIII từ 0,06-0,13m.

Ra mắt Điểm bán hàng liên kết, giới thiệu sản phẩm OCOP

14:50 17/10/2024

​​​​​​​(HG) - Sáng ngày 16-10, Hội LHPN huyện Vị Thủy tổ chức lễ ra mắt Điểm bán hàng liên kết, giới thiệu sản phẩm OCOP.

Tăng cường kiểm soát tình trạng vận chuyển tôm hùm giống không rõ nguồn gốc, trái phép

08:14 16/10/2024

(HG) - Nhằm ngăn chặn kịp thời các trường hợp vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ tôm hùm giống trái phép vào địa bàn tỉnh Hậu Giang, dẫn đến nguy cơ xâm nhiễm mầm bệnh đốm trắng và bệnh sữa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phát triển nuôi trồng thủy sản, Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang yêu cầu chi cục chăn nuôi, thú y - thủy sản, phòng NN&PTNT, phòng kinh tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát vận chuyển tôm hùm nhập, xuất tỉnh; xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển tôm hùm giống trái phép vào địa bàn tỉnh. Trường hợp bắt được các lô hàng tôm hùm giống vận chuyển bất hợp pháp thì phải xử lý ngay theo quy định hiện hành.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Đảm bảo 100% các yêu cầu tra cứu phải có thông tin “đúng, đủ, sạch”

08:50 22/10/2024

(HGO) – Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ vừa tổ chức Họp trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả thực hiện tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ, chủ trì cuộc họp. Điểm cầu Hậu Giang có ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tham dự.

🎧 Khai mạc Giải vô địch kickboxing đồng bằng sông Cửu Long

07:39 22/10/2024

(HGO) - Tối ngày 21-10, tại Công viên Xà No, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Liên đoàn kickboxing Việt Nam tổ chức khai mạc Giải vô địch kickboxing khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2024.

🎧 Từ năm 2023 đến nay, tỉnh đã cử và khuyến khích đào tạo sau đại học hơn 120 trường hợp

07:38 22/10/2024

(HGO) - Ngày 21-10, bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng đoàn công tác Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã có buổi làm việc cùng Sở Nội vụ về kết quả thực hiện biên chế ngành giáo dục, chính sách thu hút nhân lực trên địa bàn tỉnh.

Đại tướng Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước

07:37 22/10/2024

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc bầu Thường trực Ban Bí thư - Đại tướng Lương Cường làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.