Chủ động ứng phó hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô
(HG) - Để chủ động kịp thời ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô 2023, phục vụ sản xuất và đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân vùng bị hạn, thiếu nước và xâm nhập mặn, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch phòng, chống hạn và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2023.
Theo dự báo từ ngành chức năng tỉnh, trong mùa khô 2022-2023, toàn tỉnh có khoảng 90.000-100.000ha lúa Đông xuân 2022-2023, Hè thu 2023 và diện tích cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản ở huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy, thị xã Long Mỹ và thành phố Ngã Bảy, có nguy cơ bị hạn. Ngoài ra, toàn tỉnh có khoảng 50.000-60.000ha lúa Đông xuân 2022-2023, Hè thu 2023 và diện tích cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản ở huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh, có nguy cơ xâm nhập mặn. Vùng có khả năng bị ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt cho người dân chủ yếu ở huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh.
Trên cơ sở đó, yêu cầu tất cả các cấp, các ngành phải quán triệt cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân thực hiện tốt Kế hoạch phòng, chống hạn và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2023; cập nhật thông tin nhận định tình hình khí tượng thủy văn phục vụ cho công tác chỉ đạo, dự báo và cảnh báo thiên tai. Theo dõi diễn biến của xâm nhập mặn thông tin nhanh chóng, kịp thời cho địa phương và người dân bị ảnh hưởng để triển khai nạo vét hệ thống các cấp kênh mương và đắp các đập thời vụ ở các đầu kênh cấp 2, cấp 3 và kênh nội đồng khi độ mặn đạt mức 1,5‰, không để mặn xâm nhập lên đồng, nhằm trữ nước ngọt đảm bảo đủ nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho bà con nông dân trong vùng bị hạn, mặn.
Chính quyền địa phương cần tuyên truyền vận động người dân dùng mọi biện pháp, dụng cụ tích trữ nước ngọt, đảm bảo đủ nước sinh hoạt trong mùa hạn, mặn năm 2023. Kiểm tra, rà soát và có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp ngay tất cả các hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn, mặn đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho người dân. Các địa phương rà soát, kiểm tra hệ thống đê bao, cống bọng, các trạm bơm điện, dầu… có kế hoạch nâng cấp, sửa chữa nhằm trữ nước ngọt trên đồng, ngăn nước mặn xâm nhập lên đồng, bảo vệ tốt cho lúa Đông xuân 2022-2023 và Hè thu 2023. Chuẩn bị xây dựng đập thời vụ, cải tiến đập kiên cố đối với các kênh, rạch chưa có cống khi độ mặn ngoài sông, kênh chính đạt mức 1,5‰ (phù hợp với điều kiện của địa phương như: giao thông thủy, môi trường, sản xuất, sinh hoạt,…), ngăn tất cả các dòng kênh vào đồng ở các khu vực bị nhiễm mặn, không cho nước mặn lên đồng.
Y.LINH
-
Mực nước dâng do triều cường vượt báo động III từ 0,18-0,86m
-
Ra quân làm đẹp cảnh quan môi trường
-
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn
- Điểm sáng công tác quốc phòng địa phương
- Dấu ấn Tháng Thanh niên của tuổi trẻ Công an tỉnh
- Đề xuất có những chính sách khác biệt khi triển khai đề án một triệu héc-ta lúa chất lượng cao
- Huyện Phụng Hiệp: 30 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP
- Người dân quan tâm nhất đến vấn đề bồi thường và tái định cư
- Các món ăn từ khóm của Hậu Giang xác lập kỷ lục Châu Á
- Thị xã Long Mỹ: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023
- Báo cáo chương trình nghệ thuật tham dự hội diễn toàn quốc
- Tai nạn giao thông làm tài xế xe tải tử vong
- Huyện Châu Thành: Triển khai nhiệm vụ thi đua, khen thưởng
Giúp dân “an cư lạc nghiệp”
Cô bé lớp 7 đến trường trong chiếc rổ nhựa của bà nội
Thấy gì khi cả hệ thống chính trị vào cuộc chuyển đổi số ?
Tổng kiểm soát xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách và container
Xây dựng khu vực phòng thủ và thế trận lòng dân vững chắc
Nêu gương tiếp dân - Lòng tin thêm vững
Chung tay làm đẹp cảnh quan môi trường
Ngài Đại sứ rành tiếng Việt và chuyến trải nghiệm đáng nhớ ở Hậu Giang