Thứ Hai, ngày 26/09/2022 | 06:38
Trước diễn biến ngày càng bất lợi của thời tiết đặt ra vấn đề có nên nghiên cứu, điều chỉnh cơ cấu giữa vụ Hè thu và Thu đông. Đây là điều trăn trở của các tỉnh ĐBSCL được đưa ra tại Hội nghị sơ kết sản xuất vụ Thu đông, vụ mùa năm 2022, triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông xuân 2022-2023 vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL, vừa diễn ra tại thành phố Cần Thơ.
Cơ giới hóa trong các khâu sản xuất lúa đang được nông dân ĐBSCL áp dụng rộng rãi.
Thay đổi để thích ứng
Tại ĐBSCL, nhờ lợi thế tự nhiên, bà con nông dân có thể sản xuất 3 vụ lúa/năm gồm Đông xuân, Hè thu và Thu đông. Đây là lợi thế lớn cho vùng khi có thể đảm bảo an ninh lương thực vừa đáp ứng lượng gạo xuất khẩu, tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, với xu thế của thị trường, tư duy chạy theo số lượng đã không còn phù hợp, giờ đây chất lượng lúa mới mang về giá trị và lợi nhuận.
Bên cạnh đó, cùng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng lớn tới năng suất, sản lượng lúa hàng năm của vụ lúa Hè thu và Thu đông. Dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, trong những tháng mùa khô, luôn có những đợt mưa trái mùa với lượng mưa lớn. Lượng mưa trung bình tổng cộng của hai trạm Tân Châu và Châu Đốc cao hơn trung bình nhiều năm là 29%. Nhiều đợt mưa diện rộng gây khó khăn, thiệt hại cho đời sống, kinh tế của nông dân vùng ĐBSCL. Từ thực tế này, nhiều chuyên gia, địa phương cho rằng, đã đến lúc cần có điều chỉnh cơ cấu mùa vụ cho phù hợp.
Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, cho rằng: Vụ Hè thu và Thu đông, thời gian lúa trổ chín rơi vào tháng 7, tháng 8, đây cũng là thời điểm mưa lũ ảnh hưởng nặng nhất. Theo ông Toàn, khi bố trí thời gian gieo sạ như vậy đang có vấn đề, nhưng do nông dân đã quen với cách làm như vậy nên rất khó để thay đổi.
“Việc cơ cấu, định hình thời gian mùa vụ cần được ngành nông nghiệp quan tâm và tính toán lại. Đảm bảo giữ được diện tích, sản lượng nhưng về mặt cơ cấu sản xuất không bị ảnh hưởng. Việc cơ cấu lại thời vụ ở mức ít rủi ro thấp nhất sẽ tạo nên sự đột phá cho vùng ĐBSCL trong thời gian tới. Quan trọng hơn là không cần làm nhiều vụ, làm vụ nào chắc vụ đó, hiệu quả kinh tế của bà con nông dân là hàng đầu”, ông Toàn nhấn mạnh.
Thực tế hiện nay, đối với sạ lúa Thu đông, nông dân ĐBSCL cũng đã có sự dịch chuyển về thời gian gieo sạ, tập trung vào các tháng 7 đến tháng 9 để thích ứng với tình hình ngập lũ, giảm bớt thiệt hại.
Bố trí lịch thời vụ cho phù hợp tình hình thực tế cũng là quan điểm của ông Nguyễn Chí Thiện, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An. Chủ trương của địa phương hiện nay không tập trung cho đê bao lửng vì phải đảm bảo việc thoát lũ cho nước bạn Campuchia. “Nếu việc cơ cấu lại mùa vụ được tính toán kỹ lưỡng sẽ giúp địa phương không bị động về thời vụ”, ông Thiện chia sẻ.
Còn tại Hậu Giang, vì những điều kiện tự nhiên như có mặn xâm nhập vào nên việc xuống giống của bà con các vùng trong tỉnh cũng không đồng loạt mà chia thành nhiều đợt trong một vụ. Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, thông tin: Lịch xuống giống của tỉnh phù hợp theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ưu tiên cho né rầy là nhiều hơn né mặn. Trong mỗi vụ có đợt lịch xuống giống tùy vào từng địa bàn sinh thái, người dân xuống giống ở thời điểm nào là phù hợp.
Ông Sơn chia sẻ: “Những vùng mặn của tỉnh, người dân sẽ xuống giống né mặn. Lịch thời vụ khó đảm bảo thời tiết và né rầy. Muốn né rầy thì không thể nào né mưa. Còn muốn né mưa thì rất khó trong thời điểm né rầy. Việc né rầy là quan trọng vì sẽ hạn chế phát sinh bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá”.
Cần tính toán kỹ
Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), việc bố trí thời vụ của vụ Hè thu và Thu đông ở khu vực ĐBSCL cần được tính toán, xem xét một cách kỹ lưỡng. Hiện nay, diện tích gieo sạ lúa vụ Hè thu và Thu đông đạt gần 2,3 triệu héc-ta. Trong đó, vụ Hè thu 1,55 triệu héc-ta và Thu đông giữ ổn định ở mức 700.000ha, diện tích này phù hợp cho việc bố trí cơ cấu mùa vụ ở ĐBSCL.
Bên cạnh đó kể từ năm 2012 đến nay, năng suất lúa Thu đông của ĐBSCL có chiều hướng gia tăng, dù diện tích gieo sạ có tăng giảm theo hàng năm. Năm 2012, năng suất lúa Thu đông đạt khoảng 5 tấn/ha, đến vụ Thu đông năm 2022 đã tăng lên 5,7 tấn/ha và tương đương với năng suất vụ lúa Hè thu.
“Việc xem xét và đánh giá lại mùa vụ để có sự chuyển đổi cơ cấu mùa vụ giữa Hè thu và Thu đông cho phù hợp. Bố trí mùa vụ để thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với việc đảm bảo năng suất cho bà con nông dân là vấn đề cần được quan tâm”, ông Tùng khẳng định.
Cũng theo ông Lê Thanh Tùng, phương án dịch chuyển cơ cấu giữa hai vụ Hè thu và Thu đông, thứ nhất là sáp nhập 700.000ha vụ Thu đông hiện tại vào vụ Hè thu. Thứ hai, giảm diện tích vụ Thu đông từ 700.000ha xuống 500.000ha, đồng thời chuyển hơn 800.000ha lúa vụ Hè thu sang vụ Thu đông. Phương án này nhận được sự đồng tình và thống nhất của đa số các địa phương vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, cần dựa trên sự tính toán, đánh giá kỹ lưỡng của đơn vị chuyên môn.
Có thể thấy, để sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, bên cạnh đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất thì việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của điều kiện thời tiết, khí hậu, chuẩn bị tốt phương án cần thiết cũng cần được tính toán để từng bước nâng cao chất lượng nông sản, giúp nông dân làm giàu trên chính mảnh ruộng của mình.
Bài, ảnh: MỘNG TOÀN
09:24 25/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Dừng giao dịch với doanh nghiệp chưa xác thực sinh trắc từ ngày 1/7; Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới tinh vi qua giao dịch vàng; Đồng USD lao dốc sau tuyên bố áp thuế hàng hóa EU.
15:34 24/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Triển khai hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh; Điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên toàn quốc; Đề xuất miễn kiểm tra chuyên ngành với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ.
16:53 23/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Ngăn chặn lô hàng giả hơn 8 tỷ đồng; Tàu khách liên vận quốc tế Việt - Trung hoạt động trở lại từ 25/5; 15.000 tấn vải thiều sớm sẵn sàng phục vụ thị trường.
06:01 23/05/2025
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các nghề truyền thống không chỉ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, giúp nông thôn phát triển hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, tạo nội lực cho địa phương xây dựng NTM.
05:56 23/05/2025
Những đánh giá, chia sẻ từ doanh nghiệp không chỉ phản ánh sự đồng hành hiệu quả của chính quyền địa phương mà những góp ý chân tình đó còn mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững cho tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp trong tương lai.
05:45 23/05/2025
(HG) - Qua tổng hợp của Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, hiện toàn tỉnh có 46/51 xã đạt tiêu chí số 17 về Môi trường và An toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới.
05:44 23/05/2025
(HG) - Để chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trong năm nay trên địa bàn tỉnh tiếp tục đi vào chiều sâu, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn và giải quyết các vấn đề bức xúc trong xây dựng NTM;
05:30 23/05/2025
(HG) - Thông tin từ Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), ngày 21-5 vừa qua,
05:12 23/05/2025
Chưa bao giờ giá dừa nguyên liệu ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lên cơn sốt như hiện nay với khoảng 210.000-230.000 đồng/chục (12 trái).
15:09 22/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Hơn 1,1 triệu tỷ đồng tín dụng chảy vào bất động sản TP Hồ Chí Minh; Giá xăng giảm, giá dầu tăng từ 15h00 chiều 22/5; Tiêu thụ gạo tại Nhật Bản giảm mạnh do giá tăng gần gấp đôi.
06:07 25/05/2025
Tại phiên thảo luận tổ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025,
22:41 23/05/2025
(HGO) – Bộ Y tế vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đánh giá công tác triển khai, thực hiện Công điện 65/CĐ-TTg về mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ...
16:53 23/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Ngăn chặn lô hàng giả hơn 8 tỷ đồng; Tàu khách liên vận quốc tế Việt - Trung hoạt động trở lại từ 25/5; 15.000 tấn vải thiều sớm sẵn sàng phục vụ thị trường.
14:27 23/05/2025
Lịch sử báo chí cách mạng Cà Mau là hành trình đấu tranh bằng ngòi bút, bản lĩnh của những Nhà báo. Đó là hành trình không ngừng đổi mới để thích ứng, phát triển, hoàn thành sứ mệnh chính trị và trách nhiệm xã hội.