Thứ Năm, ngày 24/11/2022 | 06:16
Bên cạnh tập trung phát huy các nguồn lực nội tại, để phát triển bền vững ĐBSCL theo các chuyên gia nhận định, vùng cần chủ động tìm ra các giải pháp để thích ứng với việc biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
ĐBSCL đóng góp tới 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% về trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu của cả nước.
Bài 2: Hiến kế để đất Chín Rồng vươn mình
Đã có nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Tuy nhiên, điều trăn trở lớn nhất đối với vùng ĐBSCL hiện nay là kết quả của quá trình phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.
Tạo nguồn nhân lực để phát triển nông nghiệp số
ĐBSCL đóng góp tỷ lệ lớn vào GDP nông nghiệp cả nước: chiếm 31,37% GDP ngành nông nghiệp, đóng góp tới 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% về trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu. Lợi thế rất lớn, nhưng tiềm năng về sản xuất nông nghiệp vẫn còn rất bấp bênh và hạn chế. PGS.TS Võ Thành Danh, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng: “Để phát triển bền vững nền nông nghiệp của vùng, trong thời gian tới, chúng ta nên thực thi có hiệu quả và hiệu lực các chính sách liên kết nội vùng, liên vùng. Đẩy nhanh tiến độ các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm về giao thông, cảng biển, logistics nội vùng, liên vùng. Phát triển mạnh và kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển kinh tế số; xây dựng các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trọng điểm…”.
Để phát triển thế mạnh từ nông nghiệp, ngoài chủ động chuyển đổi cây trồng vật nuôi, thì ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất được xác định là giải pháp quan trọng hướng đến nâng cao chất lượng và giá trị nông sản, phát triển nền nông nghiệp bền vững. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam: “ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước, với giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản chiếm khoảng 45% trong tổng giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản của quốc gia. Đẩy mạnh cơ giới hóa ở đây sẽ làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng giá trị cho người nông dân”. Hiện ngành nông nghiệp đang tập trung thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp theo hướng cơ giới hóa đồng bộ theo chuỗi liên kết sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Gia tăng sự chuyển giao sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ số, công nghệ thông minh trong các khâu chế biến và sản xuất nông nghiệp.
Với đặc thù kinh tế nông nghiệp ở vùng ĐBSCL, việc tạo nguồn nhân lực để phát triển nông nghiệp số đang là xu hướng và được nhiều đơn vị, doanh nghiệp đầu tư. TS Nguyễn Thanh Mỹ, Giám đốc điều hành RYNAN Technologies Vietnam, chia sẻ: Cuối năm 2019, cùng với GS.TS Võ Tòng Xuân và Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua (“cha đẻ” gạo ngon nhất thế giới ST25), ông Mỹ được Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh là “Nhà khoa học của nhà nông”. Nhiều người thắc mắc, thầy Xuân và bác Cua thì công lao, thâm niên đã rõ, còn ông Mỹ đi sâu vào nông nghiệp chưa lâu thì được vinh danh vì lý do gì. Ông Mỹ trả lời vui rằng: Thầy Xuân và bác Cua làm nông nghiệp “dưới đất” còn ông thì làm nông nghiệp “trên mây”. Hiện tại, ông Mỹ đang theo đuổi lĩnh vực nông nghiệp số. RYNAN Technologies Vietnam là đơn vị tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số để xây dựng những quy trình sản xuất hiệu quả và phát triển bền vững hơn trong nông nghiệp và thủy sản.
Để phát triển nền nông nghiệp bền vững trong tương lai, ông Mỹ đề xuất một mô hình rất hay trong thu hút nhân tài cho lĩnh vực khoa học công nghệ ở ĐBSCL là: RYNAN Technologies Vietnam sẽ đồng hành cùng Trường Đại học Cần Thơ thành lập chương trình “sinh viên vừa đi học vừa đi làm” (Cooperative Education - Co-Op). Theo đó, sinh viên từ năm thứ 2, mỗi năm, sẽ đi làm 4 tháng có lương và về lại trường 8 tháng để học chuyên môn. Như vậy, trong 4 năm đi học, sinh viên sẽ có 3 lần đi làm Co-Op. RYNAN Technologies Vietnam đã từng hợp tác với nhiều trường đại học thực hiện Co-Op suốt 16 năm qua và rất thành công.
Riêng về bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng ĐBSCL, GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, đề xuất thêm: “Để nâng cao chất nguồn nhân lực cho vùng ĐBSCL trong thời gian tới, về mặt giáo dục - đào tạo, đòi hỏi phải đổi mới chương trình đào tạo thích ứng trong điều kiện mới, ứng phó với biến đổi khí hậu, với vấn đề hội nhập quốc tế; ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin. Tiếp đến là đào tạo, phân luồng tốt hơn vì hiện nay phân luồng đào tạo nghề và đào tạo trình độ đại học chưa hiệu quả. Về mặt khoa học - công nghệ, đòi hỏi sự đổi mới về mặt khoa học công nghệ, xây dựng các danh mục sản phẩm khoa học công nghệ…”.
Phải có địa phương tiên phong đứng ra làm đầu tàu liên kết
Bên cạnh tập trung phát huy các nguồn lực nội tại, để phát triển bền vững ĐBSCL, theo các chuyên gia nhận định: Vùng cần chủ động tìm ra các giải pháp để thích ứng với việc biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng: Trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu, chúng ta nên đẩy mạnh các giải pháp công nghệ về giống, cây trồng, công nghệ canh tác trong điều chỉnh kỹ thuật mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng các mô hình kinh tế thích ứng với các hiện tượng thiên tai cực đoan và các mô hình kinh tế ứng phó với xâm nhập mặn…
Ngoài tìm giải pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, để phấn đấu đến năm 2030 quy mô kinh tế tăng gấp 2,5 đến 3 lần so với năm 2021; tăng trưởng bình quân đạt 6,5 đến 7%/năm như mục tiêu được nêu trong Chương trình hành động phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đòi hỏi các tỉnh, thành trong vùng cần có sự liên kết. Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc Công viên Phần mềm Quang Trung, từng nhận định: “Thật ra, đa số các tỉnh vùng ĐBSCL chưa được liên kết chặt chẽ, các tỉnh đều tương đồng với nhau. Vì vậy, để kết nối cần tập trung cho các hoạt động như: triển khai những điển hình, ứng dụng hay để làm sao lan tỏa ứng dụng đó cho các tỉnh, thành vùng ĐBSCL”.
Không nằm ngoài xu thế tất yếu, một trong những giải pháp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả hiện nay, đang được các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL tập trung là chuyển đổi số. Ông Phạm Kim Sơn, đại diện Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), cho biết: “Liên kết vùng để chuyển đổi số là mong muốn nhiều năm nay của các tỉnh, để liên kết vùng hiệu quả, thì việc dùng công nghệ số để liên kết là phù hợp nhất. Liên kết vùng chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu, trong điều kiện sản xuất chuỗi giá trị như hiện nay, không liên kết vùng không thể tồn tại được. Tuy nhiên, khó khăn nhất của chúng ta hiện là chưa có sự bắt tay mạnh mẽ của các tỉnh. Ngoài ra, chưa có địa phương tiên phong đứng ra làm đầu tàu trong liên kết, đây hiện là rào cản rất lớn trong việc liên kết vùng trong chuyển đổi số”.
Trong bối cảnh với cơ hội và thách thức mới, cùng với định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng của Đảng và Chính phủ đã đề ra, để phát triển vùng ĐBSCL đòi hỏi các tỉnh, thành trong vùng phải liên kết chặt chẽ. Bên cạnh đó, mỗi địa phương cần có những định hướng phát huy tiềm năng, thế mạnh riêng, qua đây, góp phần khai thác tốt thế mạnh của vùng ĐBSCL, cùng đưa toàn vùng “cất cánh”.
Bài, ảnh: AN NHIÊN
18:52 10/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giữ đà tăng trưởng xuất khẩu thủy sản; Việt Nam chi 5,6 tỷ USD nhập hàng Mỹ trong 4 tháng; Giá vàng tăng trở lại.
18:12 09/05/2025
Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân, EVN đã và đang thực hiện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 12,2%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2025 tăng thêm khoảng 33,6 tỷ kWh so với năm 2024.
15:36 09/05/2025
(HGO) - Sáng ngày 9-5, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, tiếp và làm việc với Tổng công ty Điện lực miền Nam về công tác cung cấp điện năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
14:24 09/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam; Trái bưởi tươi Việt Nam vào thị trường Australia; Giá vàng chưa dừng đà giảm.
07:43 09/05/2025
Qua 4 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tuy đạt được nhiều kết quả khởi sắc, nhưng vẫn còn không ít những trăn trở được đặt ra, từ đó đòi hỏi các sở, ngành và địa phương trong tỉnh cần nỗ lực quyết tâm hơn trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
07:42 09/05/2025
Đồng bằng sông Cửu Long đứng trước cơ hội phát triển lớn như lời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Giải quyết được 5 phương thức giao thông (đường bộ, hàng không, đường biển, đường sông, đường sắt) thì ĐBSCL thoát nghèo. Chúng ta phải quyết tâm làm, mỗi thế hệ làm một ít để hoàn thành”.
11:25 08/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Quy định mới phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng; Chỉ 30% nhân lực thương mại điện tử được đào tạo bài bản; Giá xăng hôm nay có thể tiếp tục giảm hơn 500 đồng/lít.
08:42 08/05/2025
(HG) - Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá so sánh 2010 của tỉnh ước thực hiện trong tháng 4 được 3.945,93 tỉ đồng, tăng 9,77% so với tháng trước và tăng 10,69% so với cùng kỳ, lũy kế 4 tháng thực hiện được 13.806 tỉ đồng, tăng 10,72% so với cùng kỳ, đạt 26,67% kế hoạch. Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá hiện hành ước thực hiện được 7.421 tỉ đồng, tăng 10,16% so với tháng trước và tăng 12,61% so với cùng kỳ, lũy kế 4 tháng qua thực hiện được 25.757 tỉ đồng, tăng 14,43% so với cùng kỳ, đạt 26,83% kế hoạch.
05:32 08/05/2025
(HG) - Thông tin từ Công ty Cổ phần Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang, qua khảo sát mới đây, hiện vườn chim tại đơn vị có khoảng 20 loài chim về sinh sống và sinh sản trên diện tích khoảng 8ha. Trong đó, những loài chim làm tổ có số lượng lớn là vạc, cồng cộc
05:31 08/05/2025
(HG) - Trưa ngày 7-5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh cho biết, Dự án Đường tỉnh 927 (đoạn từ ngã ba Vĩnh Tường đến xã Phương Bình) đang trong giai đoạn khẩn trương triển khai thi công, đặc biệt là đối với các hạng mục cống tròn và cống hộp do hiện đang trong điều kiện thời tiết thuận lợi để thi công các hạng mục cống, bảo đảm hoàn thành thông tuyến vào tháng 12-2025.
09:46 11/05/2025
(HGO) - Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang, do vùng nhiễu động gió Đông trên cao khu vực Nam bộ nên từ nay đến ngày 13/5/2025 sẽ gây ra thời tiết xấu trong tỉnh như mây thay đổi đến nhiều mây; sáng, trưa và chiều tối có xuất hiện mưa giông trên diện rộng, cục bộ có giông mạnh, trong cơn giông kèm theo gió giật cấp 6 - cấp 7 và sét đánh rất nguy hiểm, lượng mưa vừa và to, có nơi có cường độ mưa to đến rất to trong thời gian ngắn. Độ ẩm không khí cao, nhiệt độ giảm nhẹ cao nhất từ 300C-320C, thấp nhất từ 250C-260C. Thời tiết mát mẻ, dễ chịu.
19:19 10/05/2025
(HGO) - Sáng ngày 10-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo.
17:37 10/05/2025
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Hậu Giang được đánh giá là một trong những cơ quan ngành dọc có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện chuyển đổi số, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người dân.
11:17 10/05/2025
(HGO) – Sáng ngày 10-5, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo sở, ngành và thị xã Long Mỹ đến thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025 tại Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang.