Đồng bằng sông Cửu Long: Phát huy thế mạnh cây ăn trái

Thứ Hai, ngày 16/10/2023 | 18:17

Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế về đất đai, nguồn nước thuận lợi nên diện tích cây ăn trái tăng nhanh qua từng năm. Bên cạnh lúa, thủy sản thì trái cây cũng là một thế mạnh trong cơ cấu sản xuất và xuất khẩu của vùng.

Cam là một trong những cây trồng chủ lực ở ĐBSCL.

Diện tích, sản lượng tăng mạnh

Ước sản lượng các loại cây ăn trái chính (xoài, chuối, thanh long, khóm, cam, quýt, bưởi, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, mít) toàn vùng ĐBSCL năm 2023 là 5,335 triệu tấn; trong đó ước sản lượng 8 tháng đầu năm 2023 là 3,645 triệu tấn; ước sản lượng 4 tháng cuối năm 2023 là 1.629 triệu tấn. Như vậy, khả năng sản lượng sẽ tăng hơn 1 triệu tấn so với năm 2022.

Đối với tỉnh Hậu Giang, tổng diện tích cây ăn trái toàn tỉnh là 45.536ha, tăng 1.726ha so với cùng kỳ 2022, đạt 99,4% kế hoạch năm 2023, sản lượng đạt 544.612 tấn, đạt 97,3% kế hoạch. Trong đó diện tích cây có múi là 12.371ha, đạt 104,4% kế hoạch và giảm 521ha so với năm 2022, xoài 2.916ha, giảm 214ha so với cùng kỳ, mít 9.753ha, tăng 863ha so với cùng kỳ, khóm 3.113ha, tăng 91ha so với cùng kỳ năm 2022, mãng cầu 688ha, còn lại cây ăn trái khác 14.367ha. Ước diện tích cây ăn trái toàn tỉnh năm 2023 đạt 45.800ha, sản lượng đạt 560.000 tấn, đạt 100% kế hoạch. Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết:  Hiện nay, nông dân đang có xu hướng chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế như mít, sầu riêng,… Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân không trồng tự phát khi chưa có thị trường đầu ra ổn định, đồng thời tăng cường hỗ trợ nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật, phòng ngừa các loại sâu bệnh để tăng năng suất và chất lượng cao.

Điểm đáng ghi nhận là tình hình tiêu thụ cây ăn trái trong 9 tháng đầu năm của nông dân trong tỉnh tương đối thuận lợi, không có tình trạng ùn ứ, khó tiêu thụ do khâu liên kết tiêu thụ được quan tâm và mở rộng hơn. Nhìn chung, tình hình bao tiêu thuận lợi, nhà vườn bán được giá cao và ổn định hơn bên ngoài, tuy nhiên diện tích bao tiêu còn thấp. Các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết bao tiêu sản phẩm trái cây trên địa bàn tỉnh như: HTX Thạnh Phước, HTX Sinh học OCOP, HTX Dưa lưới Ngọc Thành và HTX Thịnh Phát, Công ty The Fruit Republic, Công ty Cổ phần phát triển nông nghiệp Hải Âu… với diện tích bao tiêu là 250ha, sản lượng 4.600 tấn với các loại như chanh không hạt, bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, cam sành, mít, nhãn, xoài Đài Loan, đu đủ, dưa lưới và cây ăn trái khác.

Theo Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, một số khó khăn là việc liên kết sản xuất cây ăn trái mặc dù đã có tiến triển trong thời gian qua, tuy nhiên diện tích sản xuất được liên kết vẫn rất khiêm tốn, sản xuất nhỏ lẻ vẫn còn phổ biến, dẫn đến quản lý sản xuất, chất lượng gặp nhiều khó khăn. Ảnh hưởng xuất khẩu thanh long và một số trái cây sang thị trường Trung Quốc gặp khó khăn các tháng đầu năm 2023, dẫn đến giá thu mua một số trái cây như thanh long, xoài trong nước giảm sâu, có thời điểm thanh long ruột trắng chỉ còn 3.000-5.000 đồng/kg, thanh long ruột đỏ 5.000-7.000 đồng/kg. Hiệu quả, sản xuất không cao, có thời điểm thua lỗ, đặc biệt với thanh long tiến hành rải vụ (giá thành sản xuất vụ thuận 4.000-5.000 đồng/kg, rải vụ 8.000-12.000 đồng/kg). Giá xoài, cam cũng giảm mạnh vào các tháng đầu năm 2023. Tuy nhiên, giá sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc các tháng đầu năm lại rất cao, dẫn đến giá thu mua trong nước có thời điểm đạt 120.000-150.000 đồng/kg sầu riêng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trước tình hình đó, một số nông dân đã chuyển đổi cây trồng như lúa, mít,... sang trồng sầu riêng, một số diện tích chuyển đổi không theo vùng quy hoạch của địa phương.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho rằng: Yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc với các thị trường xuất khẩu của Việt Nam ngày càng cao. Thị trường Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất của trái cây xuất khẩu của Việt Nam, do đó xuất khẩu sẽ gặp khó khăn mỗi khi thị trường có sự biến động. Chi phí đầu vào của sản xuất vẫn ở mức cao, giá nhân công cao, giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Hiện nay, đã kết thúc vụ thu hoạch cây ăn trái chính như thanh long, xoài, sầu riêng, chôm chôm..., giá các loại trái cây tương đối ổn định, thúc đẩy nông dân chuẩn bị cho vụ rải vụ tiếp theo.

Diện tích khóm của Hậu Giang là 3.113ha, tăng 91ha so với cùng kỳ năm 2022.

Rải vụ để tránh hạn mặn

Ước kết quả rải vụ năm 2023 với 5 loại trái cây (thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng và nhãn) tại các tỉnh ĐBSCL có tổng diện tích là 97.800ha, trong đó rải vụ 40.800ha, chiếm 46,9% tổng diện tích thu hoạch, tổng sản lượng rải vụ 860.000 tấn, chiếm 49,6% tổng sản lượng. Hiện nay, nông dân tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, cần cù và nhạy bén trong tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; việc rải vụ đang được nông dân mở rộng diện tích. Hiện nay, tiến bộ kỹ thuật về quy trình rải vụ 5 loại cây ăn quả này đã được Cục Trồng trọt công nhận, các tiến bộ kỹ thuật đang được các tỉnh, hệ thống khuyến nông, các viện nghiên cứu chuyển giao tới người nông dân.

Theo Cục Trồng trọt, các địa phương cần xây dựng kế hoạch rải vụ cụ thể trên cơ sở đảm bảo nguồn nước ngọt để tưới trong mùa khô, áp dụng các giải pháp tích trữ nguồn nước, tưới nước tiết kiệm, giảm thoát hơi nước thông qua giải pháp che phủ đất bằng thực vật, bón phân cân đối theo hướng dẫn của quy trình rải vụ đã được ban hành; rải vụ phải theo tín hiệu thị trường tiêu thụ. Khi tiến hành rải vụ cây ăn trái, cần hỗ trợ, thúc đẩy liên kết sản xuất, sản xuất rải vụ phải gắn với đầu ra của sản phẩm. Mở rộng các tỉnh có điều kiện rải vụ tham gia vào Ban chỉ đạo rải vụ. Bên cạnh đó, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để thúc đẩy cây ăn quả phát triển.

Khi có nguy cơ bị hạn mặn, chủ động sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ hoặc màng phủ nông nghiệp để phủ gốc, giữ ẩm cho cây. Cắt tỉa cành, tạo tán gọn, tỉa bớt nụ, hoa để hạn chế thoát hơi nước. Củng cố hệ thống đê bao và đê chung quanh vườn để ngăn ngừa nước mặn xâm nhập. Đo độ mặn cẩn thận trước mỗi lần lấy nước, không tưới nước có độ mặn >1‰ cho cây. Đối với một số cây ăn quả mẫn cảm với mặn như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt… không tưới nước có độ mặn >0,5‰. Trong thời gian nhiễm mặn chỉ tưới nước tối thiểu, giúp cho cây không bị héo và mặt đất không bị khô nứt. Không tiến hành rải vụ, trồng mới trong thời gian hạn hán nếu nguồn nước ngọt không đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cây.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, cần tăng cường công tác quản lý, giám sát thực hiện đúng định hướng, xác định cụ thể diện tích từng loại cây thông qua việc quản lý vùng trồng gắn với việc xây dựng hệ thống thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ. Hỗ trợ, đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, đánh giá cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn. Đẩy mạnh liên kết tiêu thụ với các hệ thống siêu thị trong nội tỉnh và ngoại tỉnh, bán các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử… Tiếp tục triển khai kế hoạch chi tiết sản xuất, tiêu thụ các loại trái cây, dự kiến thống kê sản lượng từng loại trái cây cụ thể hàng tuần, tháng, quý để có phương án tiêu thụ hiệu quả, dự báo và triển khai sản xuất cho từng đối tượng cây ăn quả phù hợp với tình hình hiện nay.

Tích trữ nước ngọt thông qua các giải pháp, nạo vét kênh mương nội đồng, dùng bạt ni-lông trải dưới kênh mương để chứa nước ngọt; đào ao chứa nước ngọt trong vườn. Hạn chế bốc thoát hơi nước bằng tủ gốc với các nguồn vật liệu hữu cơ hoặc màng phủ nông nghiệp để phủ gốc giữ ẩm cho cây. Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả thông qua đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm (nhỏ giọt, phun mưa), kết hợp cung cấp dinh dưỡng qua hệ thống tưới. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ giúp đất giữ ẩm tốt, hạn chế bốc thoát hơi nước. Chủ động đo nồng độ mặn, chỉ lấy nước tưới khi nồng độ cho phép.

Trong 10 năm từ năm 2013-2022, vùng ĐBSCL đã mở rộng diện tích cây ăn trái và nâng cao sản lượng cây ăn trái rất lớn. Đến năm 2022, tổng diện tích cây ăn trái toàn vùng là 401.400ha, sản lượng 5,781 triệu tấn. Nếu so sánh với năm 2013 thì diện tích tăng 36,6%, sản lượng tăng 66,2%; so với cả nước năm 2022 diện tích bằng 32,9%, sản lượng bằng 44,1%.

 

Bài, ảnh: HOÀI THU

Viết bình luận mới

Xem thêm

4 tháng qua có 398 doanh nghiệp thành lập mới

08:24 13/05/2025

(HG) - Trong tháng 4, tỉnh Hậu Giang có 124 hồ sơ đăng ký mới doanh nghiệp với tổng số vốn 406,4 tỉ đồng, so với cùng kỳ tăng 6% số lượng doanh nghiệp đăng ký, giảm 43% số vốn.

Hướng đến mô hình nấm mối đen công nghệ cao

08:09 13/05/2025

Nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang vừa xây dựng Kế hoạch trình diễn mô hình trồng sản xuất nấm mối đen tại nông hộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Giá gạo xuất khẩu tiếp đà tăng, nông dân Hậu Giang đặt nhiều kỳ vọng

07:52 13/05/2025

(HG) - Hiệp hội lương thực Việt Nam cho biết, giá một số mặt hàng gạo nguyên liệu xuất khẩu trong ngày 12-5 tiếp đà tăng so với cuối tuần.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 12-5-2025: Thông tin mới liên quan nợ thuế, tạm hoãn xuất cảnh

15:26 12/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Hướng dẫn mới về tiền lương, thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Hơn 130 doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ dự hội nghị đầu tư; Mở phiên đầu tuần, giá vàng giảm cả triệu đồng.

Kỳ vọng với mô hình làm kinh tế từ dưa

05:54 12/05/2025

Không chỉ là nơi thử nghiệm các mô hình nông nghiệp hiện đại, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang đang dần khẳng định vai trò đầu tàu đổi mới trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng và chế biến dưa muối từ dưa lưới non được kỳ vọng là một hướng đi mới nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, gia tăng hiệu quả kinh tế và gắn kết với nhu cầu thị trường.

Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tăng hơn 41,5% so với đầu năm

05:52 12/05/2025

(HG) - Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Hậu Giang cho biết, trong tháng 4 vừa qua, nguồn vốn địa phương đã phân bổ thêm 80 tỉ đồng cho chi nhánh thực hiện cho vay 4 chương trình tín dụng. Trong đó, phân bổ cho vay nhà ở xã hội 10 tỉ đồng, người có công với cách mạng 10 tỉ đồng, người chấp hành xong án phạt từ 10 tỉ đồng và cho vay theo ưu đãi theo Nghị quyết 111/2024/QH15 là 50 tỉ đồng. Tính đến nay, nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương qua NHCSXH trên 539 tỉ đồng, tăng 158 tỉ đồng, tăng hơn 41,5% so với đầu năm.

Điều chỉnh thời gian thực hiện dự án Khu tái định cư Đông Phú 3

05:52 12/05/2025

(HG) - UBND tỉnh Hậu Giang vừa có quyết định điều chỉnh thời gian thực hiện dự án: Khu tái định cư Đông Phú 3.

Bài 3: Hạ tầng giao thông kết nối, sức bật cho giai đoạn mới

05:51 12/05/2025

Bên cạnh các dự án lớn mang tính trọng điểm quốc gia thì các công trình kết nối nội vùng cũng đang được các địa phương ĐBSCL đẩy mạnh, vừa thúc đẩy sự phát triển đồng bộ vừa nâng cao khả năng kết nối giữa các địa phương trong vùng.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 11-5-2025: Tháng 4/2025 Việt Nam nhập khẩu 5.688 tấn hồ tiêu các loại

15:19 11/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Điện thương phẩm tháng 4 của EVNNPC đạt 8,442 tỷ kWh; Giá vàng tiếp tục tăng; Thái Lan: Sản lượng nhiều loại trái cây tăng mạnh.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 10-5-2025: Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản

18:52 10/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giữ đà tăng trưởng xuất khẩu thủy sản; Việt Nam chi 5,6 tỷ USD nhập hàng Mỹ trong 4 tháng; Giá vàng tăng trở lại.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Huyện Phụng Hiệp: Hoạt động HĐND cấp xã phát huy hiệu quả

08:28 13/05/2025

(HG) - HĐND huyện Phụng Hiệp vừa tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua trong hoạt động HĐND cấp xã năm 2024.

4 tháng qua có 398 doanh nghiệp thành lập mới

08:24 13/05/2025

(HG) - Trong tháng 4, tỉnh Hậu Giang có 124 hồ sơ đăng ký mới doanh nghiệp với tổng số vốn 406,4 tỉ đồng, so với cùng kỳ tăng 6% số lượng doanh nghiệp đăng ký, giảm 43% số vốn.

Mô hình 6 trong 1 giúp nông dân phát triển kinh tế bền vững

08:22 13/05/2025

Góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển, Hội Nông dân huyện Châu Thành đã xây dựng mô hình 6 trong 1 và nhân rộng trên toàn huyện.

Huyện Phụng Hiệp: Hơn 300 cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn văn thư lưu trữ

08:21 13/05/2025

(HG) - Nhằm tăng cường quản lý công tác văn thư lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, UBND huyện Phụng Hiệp phối hợp với Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Hậu Giang tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho hơn 300 cán bộ, công chức, viên chức huyện và 15 xã, thị trấn.