Cần giải quyết "4 tồn tại lớn" của nền kinh tế để đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

Thứ Sáu, ngày 21/06/2024 | 10:49

Để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần tiếp tục có chính sách mạnh hơn để khuyến khích tăng tiêu dùng trong nước, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh...

Liệu có đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm nay?

Theo Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2024 do Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa công bố, tăng trưởng GDP Quý 2/2024 ước đạt 6% và 6 tháng đầu năm ước đạt 5,8%.

Tuy nhiên, VEPR dự báo, mục tiêu tăng trưởng 6,5% khó có thể đạt được trong năm nay do đà phục hồi của các khu vực kinh tế còn chậm và thiếu đồng đều, nhất là khu vực tiêu dùng trong nước vẫn chưa hoàn toàn phục hồi.

Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố mới đây cũng cho thấy, mặc dù cầu quốc tế đang có dấu hiệu phục hồi nhưng nhu cầu trong nước, đặc biệt là tiêu dùng, vẫn còn yếu.

Cần hỗ trợ tổng cầu nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế (Ảnh minh họa)

Chia sẻ với báo chí mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng cho rằng, những kết quả ban đầu của nền kinh tế Việt Nam non nửa đầu năm 2024 là minh chứng rõ nét, khẳng định quan điểm, mục tiêu phát triển và các giải pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành thời gian qua của Chính phủ là rất đúng đắn, kịp thời; tạo tâm thế bản lĩnh, tự tin để triển khai hiệu quả các giải pháp trong thời gian tới.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng khẳng định tầm quan trọng của tăng trưởng xanh, chuyển đổ số và đổi mới sáng tạo trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vừng. Bên cạnh đó, còn có nhiều mô hình mới như: kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế ban đêm… cũng đang được tích cực triển khai xây dựng tham mưu chính sách một cách thiết thực và hiệu quả.

Theo người đứng đầu ngành kế hoạch và đầu tư, các nội dung đổi mới, cải cách cần thiết phải đi vào thực chất, đi vào tận sâu bản chất của vấn đề. "Chẳng hạn, với thu hút FDI thì phải bền vững, với quy hoạch thì phải công khai minh bạch. Đáng chú ý là, khi ban hành các chính sách thì phải thiết thực đi vào cuộc sống, đặc biệt khuyến khích động viên các doanh nghiệp trong nước không ngừng lớn mạnh", ông Nguyễn Chí Dũng nêu rõ.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Ông Nguyễn Đức Tâm - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ KHĐT, cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, bất ổn, khó lường hơn, có những yếu tố thay đổi rất nhanh, nằm ngoài khả năng dự báo của các nước và tổ chức quốc tế, tạo sức ép lớn lên tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam năm 2024.

Trong khi nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, xuất khẩu… mặc dù đã phục hồi tích cực, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh ở các thành phố lớn phải sang nhượng, trả lại mặt bằng thuê ở cả các trung tâm thương mại, tuyến phố trung tâm.

Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với hàng hóa Việt Nam ở cả thị trường trong nước và quốc tế, và cả trong thu hút FDI, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực mới theo xu thế toàn cầu về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, sản xuất chíp, bán dẫn…

Do đó, ông Nguyễn Đức Tâm cho rằng, các giải pháp, chính sách điều hành yêu cầu phải chủ động, kịp thời ứng phó với biến động của môi trường kinh tế vĩ mô bên ngoài; vừa phải thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng, hỗ trợ nền kinh tế cạnh tranh hiệu quả với các nước để không "tụt lại phía sau" trong các xu thế lớn toàn cầu. Đồng thời, phải tập trung cải thiện các yếu tố nền tảng về thể chế, hạ tầng, khoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực… giải quyết các điểm nghẽn về nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển.

Cần giải quyết 4 tồn tại lớn của nền kinh tế

Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân Nguyễn Đức Tâm chỉ rõ, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nổi lên 4 vấn đề lớn cần giải quyết:

Một là, các động lực tăng trưởng mặc dù đã chuyển biến tích cực hơn, nhưng khó tạo bước đột phá cho tăng trưởng năm 2024. Về phía cung, khu vực nông nghiệp tăng trưởng ổn định (quanh khoảng 3-4%), khó tạo bứt phá cho tăng trưởng kinh tế chung.

Khu vực công nghiệp khó chuyển biến nhanh do phụ thuộc nhều vào thị trường thế giới, các nền kinh tế lớn. Khu vực dịch vụ, du lịch có chuyển biến, nhưng thiếu yếu tố đột phá, cạnh tranh gay gắt từ các điểm đến quốc tế, cần thúc đẩy hơn nữa để phát huy tiềm năng đóng góp lớn hơn cho tăng trưởng năm 2024.

Các ngành, lĩnh vực động lực mới cho tăng trưởng như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, sản xuất chíp, bán dẫn… còn chậm, nguy cơ không bắt kịp được với các nước trên thế giới, khu vực, đặc biệt trong bối cảnh nhiều nước đã ban hành các gói chính sách quy mô lớn để thúc đẩy.

Doanh nghiệp vẫn đối mặt với 3 vấn đề lớn về thị trường, vốn và pháp lý; một số quy định, thủ tục hành chính, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, điều kiện kinh doanh còn rườm rà, chưa được cắt giảm triệt để.

Một số bộ, ngành, địa phương, trong một số trường hợp chưa thực sự theo sát, đồng hành cùng doanh nghiệp; chưa coi khó khăn của doanh nghiệp cũng là khó khăn của mình để đồng hành tháo gỡ, hỗ trợ.

Về phía cầu, tiêu dùng trong nước 5 tháng mặc dù tăng khá, nhưng dự báo cả năm khó có thể tăng trưởng cao như năm 2023 và các năm trước dịch 2015-2019; để trở thành một động lực thúc đẩy tăng trưởng thì cần tiếp tục có chính sách mạnh hơn để khuyến khích tăng tiêu dùng trong nước.

Tăng trưởng xuất khẩu là điểm sáng, nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn từ thị trường thế giới; áp lực cạnh tranh gia tăng; rủi ro bị áp thuế chống bán phá giá và các rào cản thương mại mới. Trong khi đó, đầu tư tư nhân phục hồi chậm; tốc độ tăng vốn FDI đăng ký có dấu hiệu giảm dần qua từng tháng, có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Hai là, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát còn đối mặt với nhiều thách thức, tiềm ẩn rủi ro. Dư địa điều hành lạm phát cả năm không còn nhiều (bình quân 5 tháng tăng 4,03% so với cùng kỳ), có những yếu tố tác động lên lạm phát rất khó dự báo, đặc biệt là biến động giá cả thế giới và tâm lý, kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp.

Cung ứng điện vẫn là lo ngại lớn đối với doanh nghiệp FDI; nhu cầu sử dụng điện tái tạo của doanh nghiệp ngày càng lớn để đáp ứng tiêu chuẩn xanh, bảo vệ môi trường, giảm khí thải các-bon.

Ba là, các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… đã phát triển bền vững hơn, nhưng còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ như: tăng trưởng tín dụng; xử lý nợ xấu, ngân hàng yếu kém, ngân hàng “0 đồng”; tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản, nhất là các dự án lớn; áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp; nâng hạng thị trường chứng khoán…

Bốn là, thiên tai, dịch bệnh, thiếu nước, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu, phát triển đô thị, phòng cháy, chữa cháy, tai nạn giao thông… vẫn là thách thức lớn đối với phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

Theo Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân Nguyễn Đức Tâm, để giải quyết các vấn đề nêu trên, cần tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, các ngành, lĩnh vực mới.

Tiếp tục thúc đẩy và làm mới các động lực về tiêu dùng trong nước, đầu tư và xuất khẩu. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP đạt cận trên chỉ tiêu Quốc hội giao (6-6,5%). Theo dõi sát tình hình lạm phát, làm tốt công tác phân tích, dự báo để kịp thời tham mưu với Chính phủ các giải pháp chỉ đạo, điều hành, quản lý giá cả, bảo đảm kiểm soát lạm phát cả năm đạt cận dưới theo mục tiêu đề ra (4-4,5%).

Cùng với đó, tiếp tục chú trọng làm tốt công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật, trong đó nghiên cứu, sửa đổi các quy định để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, ông Nguyễn Đức Tâm kiến nghị.

Theo Trần Ngọc/VOV.VN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Cùng góp sức để Hậu Giang phát triển

07:17 22/10/2024

Thời gian qua, với vai trò cầu nối giữa tỉnh nhà với các tổ chức, cá nhân trong công tác vận động phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hậu Giang triển khai thực hiện nhiều công trình, dự án ý nghĩa đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh nhà.

Phát huy lợi thế thu hút đầu tư

16:04 21/10/2024

Bài 5: Liên kết vùng, sức bật thu hút đầu tư

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 21-10: Hơn 42% doanh nghiệp đánh giá xu hướng sản xuất kinh doanh sẽ tốt lên

14:39 21/10/2024

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Xuất khẩu cà phê kim ngạch thu về hơn 4,4 tỷ USD; Xuất khẩu hồ tiêu chính thức vượt mốc 1 tỷ USD; Vàng lên mốc 88 triệu đồng/lượng.

Nhiều hướng mở cho vùng lúa chất lượng cao

08:27 21/10/2024

Nhằm tạo cuộc cách mạng cho cây lúa, cũng như ngành hàng lúa gạo và phát triển vùng ĐBSCL,

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

08:25 21/10/2024

Hiện toàn tỉnh có 69 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, họ có nhiều đóng góp cho địa phương trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 18-10: Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 1.266%

16:38 18/10/2024

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Xuất nhập khẩu chính thức vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu 21,24 tỷ USD; Việt Nam xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón các loại trong 9 tháng; Giá vàng nhẫn lập đỉnh mới.

Nâng cao kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử, năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

08:06 18/10/2024

(HG) - Sáng ngày 17-10, Sở Công thương tỉnh phối hợp với Trung tâm Phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) tổ chức Lớp tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2024.

Bài 4: Chiến lược giữ chân doanh nghiệp

08:00 18/10/2024

Khi nhà đầu tư, doanh nghiệp “gật đầu” đến tìm hiểu và đầu tư tại tỉnh là một thành công, nhưng để giữ chân doanh nghiệp lâu dài và nhân rộng thành công ấy đòi hỏi phải có chiến lược bài bản, bền bỉ và đúng trọng tâm.

Khi người dân đồng thuận thực hiện các dự án lớn

09:26 17/10/2024

​​​​​​​Thời gian qua, huyện Phụng Hiệp đã nỗ lực thực hiện Quy chế số 20 ngày 18-4-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Công tác dân vận tham gia trong bồi thường,

Phát huy lợi thế thu hút đầu tư

08:34 17/10/2024

Bài 3: Dòng vốn FDI, động lực mới cho phát triển

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Đảm bảo 100% các yêu cầu tra cứu phải có thông tin “đúng, đủ, sạch”

08:50 22/10/2024

(HGO) – Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ vừa tổ chức Họp trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả thực hiện tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ, chủ trì cuộc họp. Điểm cầu Hậu Giang có ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tham dự.

🎧 Khai mạc Giải vô địch kickboxing đồng bằng sông Cửu Long

07:39 22/10/2024

(HGO) - Tối ngày 21-10, tại Công viên Xà No, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Liên đoàn kickboxing Việt Nam tổ chức khai mạc Giải vô địch kickboxing khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2024.

🎧 Từ năm 2023 đến nay, tỉnh đã cử và khuyến khích đào tạo sau đại học hơn 120 trường hợp

07:38 22/10/2024

(HGO) - Ngày 21-10, bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng đoàn công tác Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã có buổi làm việc cùng Sở Nội vụ về kết quả thực hiện biên chế ngành giáo dục, chính sách thu hút nhân lực trên địa bàn tỉnh.

Đại tướng Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước

07:37 22/10/2024

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc bầu Thường trực Ban Bí thư - Đại tướng Lương Cường làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.