Bài học lớn từ cung vượt cầu

Thứ Ba, ngày 28/02/2023 | 10:48

Bài 3: Hướng đi nào cho cây có múi ở Hậu Giang ?

Cây có múi từ lâu được xem là một trong những loại nông sản chủ lực của Hậu Giang. Tuy nhiên, thời gian qua, diện tích một số loại cây có múi như quýt đường, cam sành, bưởi Năm Roi... trên địa bàn tỉnh liên tục giảm, giá cả thường ở mức thấp kỷ lục...

Nhà vườn trồng bưởi Năm Roi lo lắng vì đối mặt với bệnh hại trên cây bưởi.

Dần đánh mất vị thế

 Xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, từ lâu đã nổi danh với cây quýt đường. Loại cây này đã có mặt ở đây hơn nửa thế kỷ, trở thành nguồn thu nhập của nhiều hộ gia đình. Quýt đường Long Trị ghi điểm trên thị trường nông sản nhờ hương vị thơm ngon mà ít có nơi nào sánh kịp. Năm 2014, nhãn hiệu tập thể “Quýt đường Long Trị” được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền nhằm khẳng định thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân.

Tuy được hỗ trợ quản lý và phát triển về mặt thương hiệu, nhưng những năm gần đây, quýt đường Long Trị gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất. Vào những năm 1997, 1998, loại cây này từng phát triển mạnh tại xã Long Trị, với diện tích lên đến gần 200ha. Tuy nhiên, từ năm 2000 trở lại đây, diện tích quýt đường không ngừng biến động theo chiều hướng giảm dần. Do vị trí địa lý nằm bên dòng sông Cái Lớn, hàng năm mùa nước nổi làm nhiều diện tích đất trồng quýt bị ngập úng. Vấn đề dinh dưỡng, nguồn nước, sự phát sinh của các loại dịch bệnh như vàng lá greening, vàng lá thối rễ đã làm cho cây quýt đường bị suy yếu, năng suất kém và chết dần.

Thực tế hiện nay, xã Long Trị chỉ còn khoảng 6ha đất trồng cây quýt đường, trong đó có một phần vừa được trồng mới. Diện tích đất trồng quýt của cả tỉnh cũng đang giảm dần. Toàn tỉnh hiện chỉ còn khoảng 659ha trồng quýt, giảm khoảng 53ha so với cùng kỳ. Nhiều người dân trồng quýt lâu năm, nay đã chuyển đổi sang trồng các loại cây khác để đảm bảo nguồn thu nhập cho gia đình. Một số người mong muốn gắn bó với loại cây này, nhưng vẫn còn trăn trở về khả năng sinh trưởng, phát triển và đầu ra của sản phẩm.

Tương tự cây quýt đường, cây cam sành cũng mai một dần bởi nhiều nhà vườn trồng cam sành gặp khó trong vấn đề đầu ra, giá cả lại bấp bênh. Nhiều nông dân ở huyện Châu Thành đã từng cố gắng bám đất bám vườn, nhưng rồi cũng lắc đầu khi nhận ra trái cam sành đang dần mất đi chỗ đứng. Những năm trở lại đây, những vườn cam sành bạt ngàn dần được thay thế bằng một số loại cây trồng khác như mít, sầu riêng, chanh không hạt...

Vườn cam sành của anh Phạm Ngọc Vinh đã chín quá lứa nhưng chưa tìm được đầu ra.

Thời gian gần đây, giá trái cây có múi như cam, quýt… liên tục giảm khiến nông dân lo lắng. Anh Phạm Ngọc Vinh, ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, bộc bạch: “Người dân xứ này quanh năm trông chờ vào vườn cam sành, cam dây… nhưng giá cam giảm mạnh và khó tiêu thụ khiến ai cũng đứng ngồi không yên. Mấy ngày trước, thương lái vào vườn và chốt giá cân được 6.000 đồng/kg, nhưng họ chỉ thu mua khoảng 200-300kg rồi ngưng. Hiện nay, vườn cam của tôi còn ít nhất là 10 tấn trái cần phải thu hoạch, bởi vì trái chín vàng nếu không hái sẽ dẫn đến chết nhánh”. Gắn bó gần 12 năm với cây cam sành, giờ đây nhìn vườn cam của gia đình đang dần héo lá, chết cây, anh Vinh cũng chỉ biết thở dài bất lực.

Thông tin từ ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, do đang vào vụ thu hoạch rộ cam sành không chỉ ở Hậu Giang mà còn diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố khác nên nguồn cung đã vượt cầu. Hiện thương lái cân cam sành tại vườn chỉ ở mức từ 3.000-6.000 đồng/kg, trong khi trước đây giá cam sành có lúc lên đỉnh điểm trên 30.000 đồng/kg. Với mức giá hiện tại, người trồng cam sành cầm chắc thua lỗ. Tuy nhiên, điều đáng lo lắng hơn là dù giá cam sành đã giảm sâu, nhưng để tìm được thương lái vào vườn mua cam sành cho nông dân không phải là chuyện dễ dàng. Chính vì vậy mà nhiều vườn cam chín quá lứa nhưng nhà vườn đợi mãi vẫn không thấy người mua nên tỏ ra rất lo lắng, vì càng để lâu cam sẽ bị rụng do quá ngày thu hoạch.

Cùng giải bài toán khó về giá cả với cam sành, cây bưởi Năm Roi cũng dần đánh mất vị thế chủ lực trên thị trường nông sản, bởi ngoài giá cả bấp bênh, bưởi Năm Roi còn đối mặt với sự tấn công của các loại bệnh hại. Ông Phan Văn Luôn, một nhà vườn ở xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tâm sự: “Gia đình tôi canh tác khoảng 1ha bưởi Năm Roi. Thời gian trước, vườn cây cho trái sai oằn và bán được giá, nhờ đó mà có tiền xây nhà kiên cố, mua sắm nhiều tiện nghi và lo cho con cái ăn học. Thế nhưng gần đây, khu vườn bỗng nhiên xuất hiện sâu đục trái, lúc đầu chỉ một số cây nên tôi chạy đi mua thuốc chữa trị nhưng không khỏi; ngược lại dịch bệnh ngày càng lan rộng hơn. Hơn tháng trước, tôi thu hoạch được khoảng 4 tấn bưởi, bán được hơn 30 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí đầu tư một năm cho vườn bưởi là từ 60-70 triệu đồng, nhờ vườn của tôi trồng xen canh nhiều loại cây khác nên không thua lỗ”. 

Nỗ lực tìm lại chỗ đứng cho cây có múi

Trước thực trạng đó, để bảo tồn và phát triển các loại nông sản đặc trưng, nhất là cây ăn quả có múi, ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương đã có nhiều phối hợp, nỗ lực phục hồi. Theo ông Nguyễn Văn Thống, Phó phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ thì địa phương đang làm việc với Tập đoàn Lộc Trời để khôi phục lại cây quýt đường Long Trị. Tập đoàn sẽ hỗ trợ người dân trồng cây và bao tiêu sản phẩm đầu ra, đồng thời đây là mô hình mẫu sẽ được nhân rộng trên địa bàn trong thời gian tới.

Những năm gần đây, tỉnh đã dành nhiều sự quan tâm, tập trung cho việc khôi phục và phát triển các loại nông sản nổi tiếng của vùng. Nhiều đề án, dự án các cấp đã hoàn thành như: Đề án quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Quýt đường Long Trị” cho sản phẩm quýt đường Hậu Giang; đề tài “Xây dựng mô hình quản lý thực phẩm bền vững cho cây bưởi Năm Roi ở Hậu Giang”... Mỗi đề tài thực hiện là tâm huyết và kỳ vọng của tỉnh, mong muốn nhanh chóng đưa các loại trái cây có múi trở lại thời hoàng kim.

Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết: “Với mục tiêu phục hồi và phát triển diện tích trồng cây có múi trên địa bàn tỉnh, trong thời gian qua đơn vị cũng đã xây dựng và triển khai thực hiện một số mô hình từ nguồn kinh phí sự nghiệp được phân bổ như các mô hình trồng mới, mô hình cải tạo đất trồng, các mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên các loại cây trồng đặc biệt là cây bưởi, cam sành và cây quýt đường. Nhiều mô mình mang lại hiệu quả và được nông dân ứng dụng vào thực tế sản xuất”.

Thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất tập trung, hàng hóa lớn; lựa chọn các loại cây có múi phù hợp, hiệu quả cho từng vùng. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của mặt hàng cây có múi của tỉnh Hậu Giang; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách; hướng dẫn người dân triển khai sản xuất, đảm bảo đạt hiệu quả tốt. Thực hiện tốt công tác quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây ăn quả trên địa bàn, thông tin cho người dân mua cây giống tại các cơ sở đảm bảo chất lượng. Thúc đẩy việc chuyển đổi các giống cây trồng có chất lượng cao, thay thế dần những giống cây đã thoái hóa nhiễm bệnh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng bưởi Năm Roi tại địa phương.

Theo thống kê, tổng diện tích cây ăn trái toàn tỉnh đạt 45.131ha, tăng 1.781ha so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, diện tích trồng cây có múi là 12.369ha, giảm 815ha so với năm 2022, diện tích cho thu hoạch là 10.961ha. Cụ thể, diện tích bưởi Năm Roi là 286ha, tương đương so với cùng kỳ. Tuy nhiên, phân bố diện tích tại các địa phương có sự thay đổi, diện tích tại huyện Châu Thành và Châu Thành A giảm nhiều và tăng ở huyện Phụng Hiệp. Hiện nay, diện tích trồng bưởi Năm Roi tập trung nhiều tại thành phố Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp. Diện tích cam sành toàn tỉnh khoảng 5.060ha, giảm 1.021ha so với cùng kỳ năm trước. Diện tích quýt đường là 659ha, giảm 53ha so với cùng kỳ. Diện tích cây có múi như quýt, cam giảm do nông dân chuyển đổi từ vườn già cỗi, kém hiệu quả sang cây trồng khác...

 

Bài, ảnh: Y.LINH

Viết bình luận mới

Xem thêm

4 tháng qua có 398 doanh nghiệp thành lập mới

08:24 13/05/2025

(HG) - Trong tháng 4, tỉnh Hậu Giang có 124 hồ sơ đăng ký mới doanh nghiệp với tổng số vốn 406,4 tỉ đồng, so với cùng kỳ tăng 6% số lượng doanh nghiệp đăng ký, giảm 43% số vốn.

Hướng đến mô hình nấm mối đen công nghệ cao

08:09 13/05/2025

Nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang vừa xây dựng Kế hoạch trình diễn mô hình trồng sản xuất nấm mối đen tại nông hộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Giá gạo xuất khẩu tiếp đà tăng, nông dân Hậu Giang đặt nhiều kỳ vọng

07:52 13/05/2025

(HG) - Hiệp hội lương thực Việt Nam cho biết, giá một số mặt hàng gạo nguyên liệu xuất khẩu trong ngày 12-5 tiếp đà tăng so với cuối tuần.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 12-5-2025: Thông tin mới liên quan nợ thuế, tạm hoãn xuất cảnh

15:26 12/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Hướng dẫn mới về tiền lương, thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Hơn 130 doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ dự hội nghị đầu tư; Mở phiên đầu tuần, giá vàng giảm cả triệu đồng.

Kỳ vọng với mô hình làm kinh tế từ dưa

05:54 12/05/2025

Không chỉ là nơi thử nghiệm các mô hình nông nghiệp hiện đại, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang đang dần khẳng định vai trò đầu tàu đổi mới trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng và chế biến dưa muối từ dưa lưới non được kỳ vọng là một hướng đi mới nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, gia tăng hiệu quả kinh tế và gắn kết với nhu cầu thị trường.

Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tăng hơn 41,5% so với đầu năm

05:52 12/05/2025

(HG) - Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Hậu Giang cho biết, trong tháng 4 vừa qua, nguồn vốn địa phương đã phân bổ thêm 80 tỉ đồng cho chi nhánh thực hiện cho vay 4 chương trình tín dụng. Trong đó, phân bổ cho vay nhà ở xã hội 10 tỉ đồng, người có công với cách mạng 10 tỉ đồng, người chấp hành xong án phạt từ 10 tỉ đồng và cho vay theo ưu đãi theo Nghị quyết 111/2024/QH15 là 50 tỉ đồng. Tính đến nay, nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương qua NHCSXH trên 539 tỉ đồng, tăng 158 tỉ đồng, tăng hơn 41,5% so với đầu năm.

Điều chỉnh thời gian thực hiện dự án Khu tái định cư Đông Phú 3

05:52 12/05/2025

(HG) - UBND tỉnh Hậu Giang vừa có quyết định điều chỉnh thời gian thực hiện dự án: Khu tái định cư Đông Phú 3.

Bài 3: Hạ tầng giao thông kết nối, sức bật cho giai đoạn mới

05:51 12/05/2025

Bên cạnh các dự án lớn mang tính trọng điểm quốc gia thì các công trình kết nối nội vùng cũng đang được các địa phương ĐBSCL đẩy mạnh, vừa thúc đẩy sự phát triển đồng bộ vừa nâng cao khả năng kết nối giữa các địa phương trong vùng.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 11-5-2025: Tháng 4/2025 Việt Nam nhập khẩu 5.688 tấn hồ tiêu các loại

15:19 11/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Điện thương phẩm tháng 4 của EVNNPC đạt 8,442 tỷ kWh; Giá vàng tiếp tục tăng; Thái Lan: Sản lượng nhiều loại trái cây tăng mạnh.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 10-5-2025: Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản

18:52 10/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giữ đà tăng trưởng xuất khẩu thủy sản; Việt Nam chi 5,6 tỷ USD nhập hàng Mỹ trong 4 tháng; Giá vàng tăng trở lại.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Huyện Phụng Hiệp: Hoạt động HĐND cấp xã phát huy hiệu quả

08:28 13/05/2025

(HG) - HĐND huyện Phụng Hiệp vừa tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua trong hoạt động HĐND cấp xã năm 2024.

4 tháng qua có 398 doanh nghiệp thành lập mới

08:24 13/05/2025

(HG) - Trong tháng 4, tỉnh Hậu Giang có 124 hồ sơ đăng ký mới doanh nghiệp với tổng số vốn 406,4 tỉ đồng, so với cùng kỳ tăng 6% số lượng doanh nghiệp đăng ký, giảm 43% số vốn.

Mô hình 6 trong 1 giúp nông dân phát triển kinh tế bền vững

08:22 13/05/2025

Góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển, Hội Nông dân huyện Châu Thành đã xây dựng mô hình 6 trong 1 và nhân rộng trên toàn huyện.

Huyện Phụng Hiệp: Hơn 300 cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn văn thư lưu trữ

08:21 13/05/2025

(HG) - Nhằm tăng cường quản lý công tác văn thư lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, UBND huyện Phụng Hiệp phối hợp với Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Hậu Giang tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho hơn 300 cán bộ, công chức, viên chức huyện và 15 xã, thị trấn.