Trợ lực mới cho xoài và cây có múi

Thứ Hai, ngày 30/10/2023 | 06:24

Trước thực trạng cây xoài và cây có múi tại Hậu Giang nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung đang bước vào giai đoạn suy thoái, việc nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh phòng ngừa một số bệnh phổ biến trên các loại cây này là điều rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Các chế phẩm của đề tài sẽ giúp phòng trị hiệu quả bệnh thán thư trên cây xoài tại tỉnh.

Góp phần phòng trừ bệnh hại

Thống kê đến hết tháng 6-2023, nước ta có khoảng 1,22 triệu ha đất trồng cây ăn trái, với sản lượng hàng năm hơn 13,5 triệu tấn. Trong đó, vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long là những vựa trái cây lớn nhất của cả nước. Thời gian qua, diện tích đất trồng cây ăn trái trên cả nước đang từng bước tăng lên. Việc trồng cây ăn trái đã tạo ra việc làm và trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều người dân nông thôn. Đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, những năm qua, việc trồng cây ăn trái, đặc biệt là một số loại cây đặc trưng, chủ lực của các địa phương, đang gặp không ít khó khăn, thách thức. Sự phát sinh và gia tăng của các loài sâu bệnh hại đã khiến nhiều vùng trồng cây ăn trái truyền thống bước vào giai đoạn suy thoái. Tại Hậu Giang, có thể kể đến hiện tượng vàng lá, thối rễ gây hại cho cây có múi như cam, quýt, bưởi và bệnh thán thư trên cây xoài. Nhiều đặc sản của tỉnh như bưởi Năm Roi Phú Hữu, quýt đường Long Trị, xoài cát Hòa Lộc Bảy Ngàn, đã bị suy thoái và có nguy cơ mai một bởi các loại bệnh hại ấy.

Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đặt ra và áp dụng. Trong đó, việc sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ sinh vật gây hại trên cây trồng được xem là một cách làm phù hợp và hiệu quả. Với nhu cầu cấp thiết của tỉnh nói riêng và cả vùng nói chung, từ tháng 3-2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt triển khai đề tài “Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng một số chế phẩm vi sinh để phòng trừ bệnh vàng lá, thối rễ trên cây có múi và bệnh thán thư trên cây xoài tại Hậu Giang và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”.

Đề tài là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thiết địa phương sử dụng ngân sách nhà nước cấp quốc gia, do TS. Phạm Thị Lý Thu làm chủ nhiệm, Viện Di truyền Nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) là cơ quan chủ trì, với tổng kinh phí hơn 5,5 tỉ đồng.

Sản xuất, ứng dụng hiệu quả

Qua nghiên cứu, đề tài đã định danh được các tác nhân chính gây bệnh vàng lá, thối rễ trên cây có múi, bệnh thán thư trên cây xoài ở tỉnh Hậu Giang và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Thu thập, đánh giá và xác định các chủng nấm Trichoderma, Chaetomium đối kháng tác nhân gây bệnh. Từ đó, xây dựng quy trình sản xuất, sử dụng chế phẩm ATC1 phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi và chế phẩm ATX1 phòng trừ bệnh thán thư trên cây xoài. Các chế phẩm này đều đã được Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đánh giá và xác định thành phần không thuộc nhóm tác nhân gây độc tính.

Tại Hậu Giang, đề tài đã xây dựng 3 mô hình ứng dụng chế phẩm ATC1 trên cây cam sành, cam xoàn, bưởi da xanh tại huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp; 1 mô hình ứng dụng chế phẩm ATX1 tại huyện Châu Thành A. Qua ứng dụng, các mô hình đều cho thấy hiệu lực phòng trừ bệnh khoảng 78-79%, hiệu quả kinh tế tăng từ 15-18% so với đối chứng. Ngoài ra, đề tài còn tổ chức 8 buổi hội thảo khoa học và tập huấn kỹ thuật cho người dân tại 2 tỉnh Hậu Giang và Đồng Tháp.

Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, nhận xét: “Theo báo cáo, kết quả thực hiện bước đầu của đề tài đã mang lại hiệu quả. Thời gian tới, việc ứng dụng sản phẩm này như thế nào và đầu mối lưu hành sản phẩm ra sao? Cần thực hiện các bước gì tiếp theo để các sản phẩm này được công nhận và lưu hành trên thị trường, để người dân có thể sử dụng rộng rãi?”. Đó cũng là vấn đề đặt ra của các chế phẩm vi sinh này trong giai đoạn tới.

Theo PGS. TS. Lê Thanh Phong, Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ): “Đề tài đã tạo ra sản phẩm tốt qua các thử nghiệm, đạt yêu cầu theo đúng cam kết thực hiện. Tuy nhiên, để biến sản phẩm của đề tài thành sản phẩm hàng hóa, cần phải chú ý đến việc thương mại hóa trong thời gian tới. Doanh nghiệp sẽ là nơi được chuyển giao, tiếp thu và sản xuất với quy mô lớn”. Do đó, bên cạnh việc hoàn thiện đề tài để nghiệm thu ở cấp bộ, ban chủ nhiệm cũng cần chú ý bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và tìm hướng thương mại hóa sản phẩm.

Việc đưa những sản phẩm này ra thị trường cần được quan tâm thực hiện sớm, để người nông dân có thể nhanh chóng tiếp cận và sử dụng hiệu quả, góp phần trợ lực cho các vùng trồng cây ăn trái tại tỉnh nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Bài, ảnh: ĐANG THƯ

Viết bình luận mới

Xem thêm

Huyện Châu Thành A xếp hạng nhất tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh

07:21 05/12/2024

(HG) - Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ XVI năm 2024 đã họp với ban tổ chức hội thi các huyện, thị, thành phố vào chiều ngày 4-12.

Công nghệ sấy nâng tầm nông sản

09:05 04/12/2024

Công nghệ sấy đã và đang được ứng dụng trong chế biến nhiều loại nông sản đặc trưng, chủ lực trên địa bàn tỉnh, xu hướng này được kỳ vọng sẽ tạo thêm đầu ra và nâng tầm giá trị nông sản tỉnh nhà.

Giúp cây mít phát triển bền vững

08:21 03/12/2024

Với kỳ vọng nâng tầm trái mít Hậu Giang, Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.) đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” đã thực hiện nhiều nội dung tiếp sức cho loại nông sản chủ lực này.

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, phục vụ sự phát triển

07:57 02/12/2024

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang lần thứ XVI năm 2024, tiếp tục là sân chơi khơi dậy tinh thần sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trong và ngoài tỉnh.

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá: Động lực cho phát triển bền vững vùng ĐBSCL

16:31 30/11/2024

(HGO) – Là chủ đề của Diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), SDMD lần II năm 2024 (Diễn đàn quốc tế SDMD 2024) vừa được UBND thành phố Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức trong 2 ngày 29 và 30/11.

Nghiên cứu chiết xuất và đa dạng các sản phẩm từ trầu

07:15 29/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Chiết xuất và đa dạng các sản phẩm (thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm) từ trầu (Piper Betle L.)”, là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024, 2025. Có một hồ sơ đăng ký thực hiện do PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoàn làm chủ nhiệm, Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức chủ trì.

Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

18:21 28/11/2024

(HGO) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa tổ chức Tập huấn kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, vào ngày 28-11.

Ứng dụng công nghệ để phát triển thương hiệu xoài của tỉnh

09:39 28/11/2024

Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” đã tạo ra những bước tiến mới phát triển cây xoài trên địa bàn tỉnh.

Chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít của tỉnh

08:19 25/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS Dương Thị Phượng Liên làm chủ nhiệm, Trường Đại học Cần Thơ là cơ quan chủ trì, được thực hiện từ năm 2021 đến nay, với tổng kinh phí trên 1,74 tỉ đồng.

Đánh giá xu hướng công nghệ sấy nông sản Hậu Giang

07:34 23/11/2024

(HGO) – Là chủ đề hội nghị vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các viện, trường, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ngày 21-12, khám sàng lọc bệnh tim miễn phí cho trẻ em và người dân đến 40 tuổi tại Trung tâm Y tế huyện Vị Thủy

08:17 06/12/2024

(HG) - Hội Bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ mồ côi - Bệnh nhân nghèo tỉnh phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty TNHH doanh nghiệp xã hội Việt Nam Children’s Fund tổ chức khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh và bệnh tim mắc phải miễn phí vào ngày 21-12 tới đây.

Thị xã Long Mỹ: Công bố quyết định về công tác cán bộ

08:01 06/12/2024

​​​​​​​(HG) - Sáng ngày 5-12, tại trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) thị xã Long Mỹ, Ban Tổ chức Thị ủy đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ.

Người Vị Thanh và mối quan hệ trong gia đình

07:14 06/12/2024

Đi khẩn hoang, lập nghiệp - ngoài hành trang là tài lực, vật lực; bao lớp cư dân còn mang theo cả vốn liếng, đạo đức, luân lý gia đình, kết tinh từ ngàn năm qua.

Bức tranh du lịch Hậu Giang đang dần sáng

07:12 06/12/2024

Bức tranh du lịch Hậu Giang đang dần sáng, khi lĩnh vực này được đặc biệt quan tâm, có sự vào cuộc của các ngành, các cấp, nhất là các huyện, thị, thành phố đã có định hướng phát triển, bám sát nghị quyết, kế hoạch chung của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.