Chăn nuôi an toàn sinh học

Thứ Tư, ngày 23/10/2019 | 07:56

Thực hiện dự án “Chăn nuôi heo, gà tập trung trên nền đệm lót sinh học và xây dựng công trình khí sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường”, kỹ sư Nguyễn Hoàng Chiến, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, giúp bà con giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận so với phương pháp chăn nuôi truyền thống.

Thực hiện mô hình nuôi heo bằng biogas, bà Huỳnh Thị Hạnh đã tích cực giảm ô nhiễm môi trường vì chất thải trong chăn nuôi.

Nâng cao hiệu quả chăn nuôi

Chủ nhiệm dự án Nguyễn Hoàng Chiến cho biết: “Mục tiêu ban đầu của dự án là nhằm giúp người chăn nuôi trên địa bàn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Đồng thời, bổ trợ cho Đề án 1.000 của tỉnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai nhiều mô hình chăn nuôi heo, gà theo hướng an toàn sinh học, thông qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, giúp cho người nuôi cũng như người tiêu dùng giải quyết bài toán về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường”.

Hiệu ứng ban đầu của dự án nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân. Bởi tình trạng ô nhiễm môi trường được cải thiện rõ nét. Ông Nguyễn Văn Lộc, ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, bày tỏ: “Gia đình tôi có nghề truyền thống nuôi gà lâu năm nên cũng nhận biết nuôi gà gây mùi hôi thối cho môi trường. Khi được các kỹ sư hướng dẫn và hỗ trợ nuôi gà bằng đệm lót sinh học, tôi đồng ý ngay vì khắc phục những nhược điểm trên. Ngoài ra, khi nuôi theo mô hình mới cũng giúp cho tôi tăng thêm nguồn thu nhập từ phân gà, bã trấu thu từ chuồng sau thời gian chăn nuôi”.

Còn bà Huỳnh Thị Hạnh, ở xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, cũng đã tham gia mô hình nuôi heo bằng mô hình biogas để hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm công chăm sóc. Bà Hạnh bày tỏ: “Tôi nuôi heo không nhiều nhưng vẫn áp dụng mô hình đệm lót cho an toàn, tránh làm phiền hàng xóm vì mùi hôi. Mô hình này thật sự lợi ích, vì sau thời gian nuôi có thể sử dụng lượng phân lắng xuống để bón cho cây, nước thải thì tận dụng nuôi cá trong ao mương”.

Chính vì nhận được sự hưởng ứng tích cực mà dự án đã chuyển giao cho 300 hộ dân chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học; 500 hộ nuôi gà áp dụng chế phẩm xử lý mùi hôi môi trường từ đệm lót; 200 hộ nuôi heo tham gia xây dựng công trình khí sinh học theo quy chuẩn của ngành chức năng quy định.

Theo ông Chiến, việc áp dụng phương thức nuôi trên đệm lót lên men giúp giảm tỷ lệ gà mắc các bệnh đường tiêu hóa, nâng cao tỷ lệ nuôi sống một cách đáng kể. Hơn nữa, chăn nuôi trên đệm lót sinh học không phải quét dọn phân, thay chất độn chuồng trong suốt quá trình nuôi nên giảm tối đa công lao động. Chính vì vậy, dự án đã mang đến hiệu quả nhiều mặt. Đó là tính thích hợp so với truyền thống chăn nuôi lâu đời của người dân; phù hợp với xu thế hiện đại là chăn nuôi thân thiện môi trường. Ngoài ra, hiệu quả xã hội của dự án là giúp giải phóng được sức lao động cho người chăn nuôi.

Nhiều bài học kinh nghiệm 

Nuôi heo trên nền đệm lót sinh học cũng mang đến nhiều hiệu quả tích cực, nhất là người chăn nuôi không phải nhọc công tắm rửa cho heo 2 lần/ngày, tiết kiệm được nước và chi phí điện. Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án, kỹ sư Nguyễn Hoàng Chiến cũng vấp phải nhiều khó khăn, trở ngại. Khi thực hiện mô hình, người dân cần phải tập trung đủ lượng nguồn nguyên liệu làm chất đệm lót đạt mức yêu cầu là 60cm; mật độ nuôi heo phải đạt 1,2m/con heo. Trong khi đó, nguồn cung cấp chất độn lại rất khan hiếm, nhất là mùn cưa rất ít, lại tập trung ở xa nên khó vận chuyển. Do đó, nhiều hộ chăn nuôi không thể đáp ứng theo yêu cầu này, mà phải dùng thay thế mùn cưa bằng 100% trấu. Mặt khác, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng ít không sử dụng hết công suất đệm lót, gây lãng phí kinh phí đầu tư. Vả lại, đặc điểm khí hậu của tỉnh thường xuyên chịu không khí nóng nên nhiệt độ của đệm lót luôn cao, tăng nhiệt độ chuồng nuôi, gây khó chịu cho đàn vật nuôi, nhất là mùa nắng.

Không chỉ vậy, kinh phí thực hiện các mô hình là không nhỏ, với hơn 4 triệu đồng/mô hình nuôi heo đệm lót và gần chục triệu đồng/mô hình nuôi heo gắn với công trình khí sinh học… Do đó, vẫn còn nhiều hộ ngán ngại với nguồn chi phí đối ứng này. “Chúng tôi đã đưa ra giải pháp chống nóng cho vật nuôi như: che chắn, trồng cây xanh quanh khu vực nuôi, gắn hệ thống quạt làm mát, tưới phun sương. Tuy nhiên, những giải pháp này lại kéo theo tăng chi phí cho người nuôi nên mô hình này kém khả thi nhất trong quá trình thực nghiệm”, ông Chiến cho hay.

Nói về ưu điểm của việc áp dụng mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đa số các thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh đều đánh giá là hạn chế nhiều loại dịch bệnh, về lâu dài chi phí đầu tư giảm rất nhiều so với phương pháp nuôi truyền thống. Đặc biệt, mùi hôi và khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn nên môi trường chăn nuôi không bị ô nhiễm. Mô hình chăn nuôi theo hướng công nghệ mới như dự án ứng dụng đã tăng sức đề kháng cho vật nuôi, hạn chế dùng thuốc kháng sinh. Đồng thời, cho xuất chuồng sớm từ 10-15 ngày, giảm ngày công lao động, giảm mùi hôi phân từ 70-80%, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, giúp các địa phương thuận lợi phát triển kinh tế trong quá trình xây dựng xã nông thôn mới.

Bài, ảnh: TRÚC LINH

Viết bình luận mới

Xem thêm

🎧 Hậu Giang phát động thi đua 60 ngày đêm chuyển đổi số

11:13 18/10/2024

​​​​​​​(HG) - Thời gian thi đua theo kế hoạch của UBND tỉnh sẽ kết thúc vào ngày 10-12 năm nay.

🎧 Cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính nội bộ

09:40 18/10/2024

(HGO) - Hội nghị vừa được Văn phòng Chính phủ tổ chức trực tuyến với các điểm cầu UBND tỉnh, thành phố trong cả nước.

Giải pháp nâng cao niềm tin và sự hài lòng của người dân

09:46 15/10/2024

(HG) - Giải pháp nâng cao niềm tin và sự hài lòng của người dân đối với hệ thống chính trị tỉnh Hậu Giang là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2021,

Chuyển đổi số phải toàn diện, thực chất và hiệu quả

11:37 14/10/2024

(HGO) – Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) tại sự kiện chào mừng Ngày CĐS quốc gia năm 2024, được tổ chức vào ngày 12-10.

Gần 18.000 thuê bao di động chưa chuyển đổi sang 4G

07:47 14/10/2024

(HG) - Qua thống kê từ các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh: Viettel, Vinaphone (VNPT), MobiFone, qua 16 ngày ra quân (từ ngày 23-9 đến ngày 8-10) thực hiện tuyên truyền chuyển đổi SIM 2G lên SIM 4G tại 8 huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị đã hỗ trợ thay 3.387 SIM 2G sang SIM 4G; hỗ trợ đổi máy 2G sang 4G với 16.731 máy. Tính đến hết thời gian cao điểm hỗ trợ trên địa bàn tỉnh còn gần 18.000 thuê bao di động chưa chuyển đổi sang 4G.

Nông nghiệp phát triển nhờ khoa học và công nghệ

08:55 09/10/2024

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất nông nghiệp, mà năng suất, chất lượng nông sản trên địa bàn huyện Vị Thủy đang ngày càng được nâng lên.

Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây khóm

17:05 07/10/2024

(HGO) - Là mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Xây dựng biện pháp tổng hợp để chẩn đoán, quản lý dưỡng chất và bệnh hại có nguồn gốc từ đất bằng phương pháp sinh học cho cây khóm Hậu Giang”,

Phổ cập trực tuyến kỹ năng số đến 525 tổ công nghệ số cộng đồng ấp, khu vực

07:21 24/09/2024

(HG) - Chiều ngày 23-9, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Cục Chuyển đổi số Quốc gia tổ chức Chương trình tập huấn “Phổ cập kỹ năng số cộng đồng” và Chương trình đào tạo “Bồi dưỡng kỹ năng chuyển đổi số cho thành viên tổ công nghệ số cộng đồng ấp, khu vực” trên

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp các doanh nghiệp viễn thông hỗ trợ chuyển đổi SIM 2G sang 4G ở các xã, phường, thị trấn

05:43 24/09/2024

(HG) - Để đảm bảo lộ trình tắt sóng 2G theo đúng lộ trình được Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra, từ ngày 23-9 đến ngày 8-10, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh: Viettel, Vinaphone (VNPT), MobiFone tuyên truyền việc chuyển đổi SIM 2G lên SIM 4G. Khi người sử dụng đến thay SIM 2G sang SIM 4G đều được miễn phí và có một số chính sách hỗ trợ kèm theo của các doanh nghiệp viễn thông.

Sẽ thực hiện 2 nhiệm vụ khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa

09:04 16/09/2024

(HG) - Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) thuộc Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2024 (chương trình), đã tiến hành họp, xác định các nhiệm vụ sẽ triển khai.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Đảm bảo 100% các yêu cầu tra cứu phải có thông tin “đúng, đủ, sạch”

08:50 22/10/2024

(HGO) – Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ vừa tổ chức Họp trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả thực hiện tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ, chủ trì cuộc họp. Điểm cầu Hậu Giang có ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tham dự.

🎧 Khai mạc Giải vô địch kickboxing đồng bằng sông Cửu Long

07:39 22/10/2024

(HGO) - Tối ngày 21-10, tại Công viên Xà No, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Liên đoàn kickboxing Việt Nam tổ chức khai mạc Giải vô địch kickboxing khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2024.

🎧 Từ năm 2023 đến nay, tỉnh đã cử và khuyến khích đào tạo sau đại học hơn 120 trường hợp

07:38 22/10/2024

(HGO) - Ngày 21-10, bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng đoàn công tác Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã có buổi làm việc cùng Sở Nội vụ về kết quả thực hiện biên chế ngành giáo dục, chính sách thu hút nhân lực trên địa bàn tỉnh.

Đại tướng Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước

07:37 22/10/2024

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc bầu Thường trực Ban Bí thư - Đại tướng Lương Cường làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.