Thứ Tư, ngày 07/12/2022 | 18:00
Từ lâu, những chiếc chảo, nồi chống dính đã trở thành vật dụng quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh tiện lợi, chảo, nồi chống dính tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu không sử dụng đúng cách.
Cần định kỳ thay chảo, nồi chống dính mới sau khoảng 2 năm sử dụng hoặc khi có dấu hiệu bong tróc.
Lớp phủ chống dính bị trầy xước gây ra nguy cơ gì ?
Nhiều năm nay, chảo chống dính là một dụng cụ nhà bếp không thể thiếu của gia đình bà Trần Hoàng Bích, ở khu vực 5, phường VII, thành phố Vị Thanh. Bà Bích cho biết: “Nấu ăn bằng chảo chống dính tiện lắm. Chiên hay xào gì cũng không bị dính đồ ăn vô chảo. Nấu xong chùi rửa cũng dễ dàng nữa. Trong nhà tôi giờ có mấy cái chảo chống dính vừa lớn vừa nhỏ, cái để làm món xào, cái để chiên thịt, cá,...”. Nhờ lớp phủ chống dính trên bề mặt, mà những chiếc chảo, nồi chống dính trở nên rất tiện lợi cho việc nấu nướng. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Đại học Newcastle và Đại học Flinders (Australia), về những nguy cơ tiềm ẩn của việc sử dụng chảo chống dính, đã cho kết quả rằng: có tới 9.100 hạt vi nhựa sẽ ngấm vào thực phẩm chỉ qua một vết xước nhỏ trên chảo, nồi phủ lớp chống dính. Với những chiếc chảo bị xước nhiều, cứ 30 giây nấu trên bếp nóng, có thể giải phóng khoảng 2,3 triệu hạt vi nhựa. Hiện mức độ nguy hiểm của sự giải phóng vi nhựa trong quá trình nấu nướng vẫn đang được nghiên cứu.
Đa số lớp chống dính phủ trên các bề mặt chảo, nồi hiện nay là nhựa Teflon (còn được gọi là polytetrafluoroethylene hay PTFE) là một chất trong suốt được phát minh vào năm 1938. Ban đầu, chất này được sử dụng cho mục đích quân sự và bắt đầu ứng dụng làm chảo chống dính từ năm 1951. Ngoài ra, còn có một số chất chống dính khác như Ceramic, Greblon, đá hoa cương,... Nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận định, chất Teflon nói riêng và lớp phủ chống dính trên các dụng cụ nấu ăn hiện nay không phải là một vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe của con người.
Tuy nhiên, khi lớp phủ chống dính bị trầy xước hoặc các phân tử Teflon bị phá vỡ, sẽ phát ra khí độc hại nguy hiểm khiến cơ thể rơi vào trạng thái sốt cao, khó thở, nhức mỏi cơ bắp, suy nhược và mất sức. Một trong số đó là axit perfluorooctanoic (PFOA), người tiếp xúc lâu dài với chất này sẽ có nguy cơ cao mắc một loạt bệnh ung thư và bệnh tuyến giáp, rối loạn nội tiết, ảnh hưởng hệ thống hormone của cơ thể, béo phì, tiểu đường, giảm chất lượng tinh trùng, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt,... Vậy làm thế nào để ngăn ngừa những nguy cơ này xảy ra khi sử dụng chảo chống dính?
Làm sao sử dụng chảo chống dính an toàn ?
Chảo chống dính cũng là vật dụng quen thuộc của gia đình chị Phạm Thị Hồng Đào, ở ấp 4, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy. Nói về nguy cơ với sức khỏe khi sử dụng sai cách, chị Đào bày tỏ: “Tôi cũng nghe là cái lớp chống dính trên chảo nguy hiểm, nếu để bị trầy xước, tróc ra thì không tốt. Thường thì nhà tôi cứ để xài hoài, khi nào xài không được nữa thì mới thay chảo mới”. Đó cũng là thói quen khi sử dụng chảo chống dính của nhiều gia đình hiện nay, dù biết rằng điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vì vậy, để sử dụng chảo chống dính an toàn, người dùng cần lưu ý một số vấn đề khi nấu nướng và vệ sinh.
Lớp phủ chống dính có khả năng giải phóng các hóa chất độc hại ra ngoài không khí khi đạt đến nhiệt độ nhất định. Bên cạnh đó, việc làm nóng chảo chống dính trước khi cho thức ăn vào cũng sẽ làm cho lớp chống dính dễ bị bong tróc hơn. Vì vậy, khi nấu nướng, người dùng cần lưu ý nên cho dầu ăn hoặc thức ăn vào chảo trực tiếp rồi mới làm nóng trên bếp. Không nên dùng chảo chống dính để làm các món ăn cần nhiệt độ cao như rang, nướng hay thắng đường. Hạn chế dùng các dụng cụ nấu ăn kim loại cứng hoặc sắt nhọn để tránh làm bong tróc lớp chống dính.
Sau khi nấu ăn xong, người dùng không nên rửa chảo, nồi chống dính ngay lập tức. Vì khi làm lạnh đột ngột sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiệt, làm lớp phủ chống dính dễ bị bong ra. Không được cọ rửa bằng các dụng cụ kim loại và không được chà sát quá mạnh tay lên bề mặt. Nồi, chảo chống dính cũng cần được phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh va chạm với các đồ dùng nấu ăn khác gây bong tróc. Định kỳ thay chảo, nồi mới sau khoảng 2 năm sử dụng và cân nhắc thay sớm hơn khi có dấu hiệu bị bong tróc. Nên chọn mua chảo, nồi của thương hiệu uy tín với lớp phủ chống dính dày và chất lượng cao.
Không thể phủ nhận, chảo chống dính đã mang lại nhiều tiện ích cho việc nấu nướng của hầu hết gia đình hiện nay. Tuy nhiên, cần lưu ý hơn nữa để sử dụng sản phẩm này được an toàn, hiệu quả, tạo ra những bữa ăn vừa ngon miệng, vừa bảo đảm sức khỏe cho tất cả mọi người.
Bài, ảnh: ĐANG THƯ
08:03 30/06/2025
Trong bối cảnh giao thời chuyển giao thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 3 cấp sang 2 cấp, ngành y tế thông tin mọi hoạt động khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân vẫn được duy trì như bình thường.
09:51 27/06/2025
Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, ngành Y tế tỉnh quan tâm thực hiện nhiều hình thức đào tạo, thu hút nguồn nhân lực bác sĩ. Đây được xem là nhiệm vụ cốt yếu để thực hiện mục tiêu nâng cao sức khoẻ Nhân dân.
18:15 26/06/2025
(HGO) – Sau bài thi đầu tiên vào buổi sáng, chiều nay (26-6), các thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh, bước vào môn thi toán, với thời gian làm bài 90 phút. Nhiều thí sinh chia sẻ đề môn toán năm nay không dễ lấy điểm cao.
13:03 26/06/2025
(HGO) – Sáng nay (26-6), thí sinh trên địa bàn tỉnh chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với bài thi đầu tiên môn ngữ văn, trong thời gian 120 phút. Đây là môn thi duy nhất theo hình thức tự luận trong kỳ thi. Theo ghi nhận tại một số điểm thi trên địa bàn tỉnh, thí sinh thi đánh giá đề thi môn ngữ văn vừa sức sát với tình hình thực tế.
09:19 26/06/2025
(HGO) – Sáng 26-6, cùng với thí sinh cả nước, hơn 7.400 thí sinh tỉnh Hậu Giang chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đây là kỳ thi đầu tiên tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
08:42 26/06/2025
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, chế biến các sản phẩm nấm, đã góp phần tạo nguồn thực phẩm an toàn, đa dạng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
09:55 25/06/2025
(HG) - Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.
06:00 25/06/2025
(HG) - Ngày 24-6, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Tổ chức Room to Read tổ chức Tập huấn triển khai nhân rộng thiết lập thư viện và quản lý vận hành mô hình Thư viện thân thiện cho các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh.
20:02 24/06/2025
(HGO) – Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.
06:39 24/06/2025
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sắp diễn ra. Tỉnh huy động mọi nguồn lực, hoàn tất các công tác chuẩn bị cuối cùng với mục tiêu tổ chức một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, khách quan, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, không để vì sắp xếp tổ chức, bộ máy ảnh hưởng đến kỳ thi quan trọng.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...