Kỳ vọng mô hình “Canh tác lúa thông minh”
Với mục tiêu giảm công lao động, hạ giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận nên mô hình “Canh tác lúa thông minh” đang triển khai đã đem lại nhiều kỳ vọng cho nông dân.
Ngành chức năng và nông dân đều đánh giá cao tính hiệu quả bước đầu của mô hình “Canh tác lúa thông minh” mang lại.
Thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh, vụ lúa Hè thu này, huyện Vị Thủy là địa phương đầu tiên của tỉnh triển khai mô hình “Canh tác lúa thông minh”. Mô hình được thực hiện tại ấp 9, xã Vị Thắng, với diện tích 12ha của 10 hộ dân. Hiện tại, lúa được 60 ngày tuổi và đang phát triển tốt. Giống lúa bà con sử dụng là
Ông Phạm Minh Quang, có 2ha lúa tham gia mô hình “Canh tác lúa thông minh”, tại ấp 9, xã Vị Thắng, thông tin: “Làm nông thông minh rất khỏe, vì giảm công lao động nhiều. Bởi, khi áp dụng mô hình thì bà con sử dụng máy cấy lúa kết hợp với bón phân thông minh theo hình thức bón vùi trong đất. Đây là loại phân bón một lần cho cả vụ, còn bình thường là bón phân từ 3-4 lần/vụ lúa. Mặt khác, do phân bón thông minh tan chảy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa nên lúa không bị thừa đạm, kéo theo là tình hình sâu bệnh ít. Nhờ vậy mà từ đầu vụ đến nay tôi chỉ tốn một lần phun thuốc để phòng trị bệnh đạo ôn lá, còn bình thường là phải phun thuốc từ 3-4 lần”.
Do sử dụng máy cấy nên bà con chỉ tốn 6kg lúa giống cho một công (công 1.000m2), giảm phân nửa giống so với sạ hàng và giảm từ 10-12 kg/công so với sạ lang. Theo chia sẻ của bà con, ruộng áp dụng kỹ thuật canh tác thông minh thì cây lúa to và cao hơn ruộng canh tác thông thường. Ngoài ra, lúa canh tác thông minh lớn đồng đều, tỷ lệ đẻ nhánh cao. Qua kiểm đếm của cán bộ chuyên môn thì số chồi trổ bông hữu hiệu là 418 chồi/m2, trong khi vụ lúa Hè thu số chồi hữu hiệu thường khoảng 400 chồi/m2 là đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, bông lúa rất dài, hạt nhiều nên dù chưa thu hoạch nhưng từ những mặt vượt trội trên thì bà con tin rằng, lúa trong mô hình sản xuất thông minh sẽ đạt năng suất cao khi thu hoạch.
Thích thú với những hiệu quả bước đầu mà mô hình canh tác lúa thông minh mang lại cho nông dân sau khi được tham quan thực tế, ông Nguyễn Văn Chại, Phó Giám đốc Hợp tác xã Thuận Tiến, ở ấp 3, xã Vĩnh Thuận Tây, thông tin: “Thấy giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật và không phải bón phân cho cả vụ lúa là tôi thấy có lợi lắm. Bởi, những hiệu quả trên sẽ bảo vệ được sức khỏe nông dân, tạo môi trường sản xuất trong lành, đất hạn chế bạc màu, chất lượng hạt lúa cũng tốt và đặc biệt là hạt gạo đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, từ đó giá bán nhích hơn so với hộ canh tác thông thường. Tới đây, tôi sẽ bàn bạc với mấy anh em trong ban giám đốc để xem xét áp dụng mô hình này tại HTX của mình để giúp bà con làm nông được khỏe hơn”.
Cùng với nông dân xã Vị Thắng thì Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh (Trung tâm giống) cũng đang thực hiện thí điểm mô hình canh tác lúa thông minh tại khu đất sản xuất tự túc ở xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A. Theo đó, thực hiện mô hình này, Trung tâm giống triển khai bằng hai hình thức, đó là sử dụng máy cấy kết hợp vùi phân thông minh với diện tích 59ha, lượng lúa giống sử dụng là 6 kg/công và sạ hàng kết hợp vùi phân thông minh với diện tích 6ha, lượng lúa giống gieo sạ từ 10-12 kg/công. Ngoài ra, để có sự so sánh, đánh giá thì Trung tâm giống còn thực hiện ruộng đối chứng với diện tích 1ha và hình thức canh tác là cấy lúa, rải phân thông thường, lượng lúa giống là 6 kg/công. Giống lúa sử dụng là
Ông Phan Quốc Thứ, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh, cho biết: Tuy mô hình canh tác lúa thông minh tại đơn vị mới triển khai nhưng cũng cho thấy nhiều hiệu quả bước đầu. Nhất là việc bón phân vùi cho cả vụ lúa đã phát huy nhiều tác dụng so với bón phân theo truyền thống. Bởi, việc bón phân truyền thống phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật của người bón, nếu không có kinh nghiệm thì rải phân chỗ ít, chỗ nhiều nên lúa sẽ phát triển không đều. Ngoài ra, bón phân trên mặt đất rất dễ gây thất thoát do tác động môi trường và phát sinh dịch bệnh ngay khi bón phân. Ngoài yếu tố phân bón, hiện đơn vị đang tiếp tục theo dõi nhiều yếu tố khác và có làm bảng tổng hợp để khi thu hoạch lúa có sự so sánh chính xác về hiệu quả kinh tế giữa canh tác lúa thông minh và thông thường. Qua đây, làm cơ sở cho các địa phương nghiên cứu nhân rộng mô hình canh tác lúa thông minh như thế nào đạt hiệu quả nhất.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên cho hay: Qua kiểm tra thực tế tại hai điểm thực hiện thí điểm mô hình “Canh tác lúa thông minh” trên địa bàn tỉnh cho thấy chính quyền địa phương và ngành chức năng rất quan tâm trong việc triển khai mô hình, nông dân năng động và tích cực tham gia bằng việc áp dụng tốt các kỹ thuật canh tác theo hướng ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất. Bước đầu cho thấy mô hình đã và đang mang lại nhiều hiệu quả thiết thực và nông dân cũng đặt nhiều kỳ vọng về hiệu quả kinh tế mang lại để tiếp tục nhân rộng trong những vụ tới. Do đó, để giúp nông dân thực hiện có hiệu quả mô hình thì ngành nông nghiệp tỉnh, huyện và chính quyền địa phương, Trung tâm giống tiếp tục theo dõi, hướng dẫn bà con áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật sản xuất lúa thông minh để lúa đạt năng suất tốt nhất khi thu hoạch. Trong quá trình thực hiện, lãnh đạo huyện Vị Thủy phải kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho nông dân, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo về UBND tỉnh giải quyết để làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bà con canh tác lúa thông minh đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu trong thời buổi hội nhập như hiện nay…
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
-
Thông qua Đề án Hậu Giang xanh
-
Chọn tạo và sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao
-
Hướng đến nền nông nghiệp xanh
“Hành trình nhân ái – Vì sức khoẻ cộng đồng” chăm lo đoàn viên, thanh niên công nhân
Nhiều người lao động huyện Châu Thành được tư vấn, chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19
Sôi nổi, ý nghĩa Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè
Tổng Công ty Điện lực Miền Nam: Thăm, tặng quà nhân Tháng Công nhân và tri ân khách hàng tại Châu Thành A
Ông Nguyễn Thành Phong, Phó Trưởng ban Ban kinh tế Trung ương: Phát triển hệ thống logistics đồng bằng sông Cửu Long là cấp bách
- Cách tránh được vòng xoáy luẩn quẩn: Thất bại điều trị-kháng thuốc-tử vong do Covid-19
- Việt Nam tiếp cận mục tiêu chấm dứt HIV, lao, sốt rét vào năm 2030
- Thuê tàu khai thác du lịch trên kênh xáng Xà No: Ước tính bù lỗ 3 tỉ đồng trong 10 tháng
- VẠN PHÁT AVENUE SÓC TRĂNG: HÒA ĐIỆU CHẤT SỐNG THỜI THƯỢNG
- Giả danh công an lừa đảo, lãnh án 18 năm tù
- Bí thư Tỉnh ủy thăm, kiểm tra các bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 tuyến huyện
- Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan: Xanh hóa nền nông nghiệp không phải gánh nặng mà là cơ hội
- Phòng, chống đuối nước trẻ em
- Biến rác thải thành phân hữu cơ trồng rau sạch
- Kiểm tra online: Lo thì lo nhưng xin đừng thái quá !
Tháng 5 ý nghĩa !
Giữ “lá phổi xanh” cho đồng bằng
Làng trầu Vị Thủy: Nơi gìn giữ nét đẹp xưa giữa thời hiện đại
Tự hào những chiến sĩ hải quân nơi đầu sóng ngọn gió
Gần 200 đại biểu đến thăm cán bộ, chiến sĩ các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, nhà giàn DK1
Độc đáo lễ mừng chùa mới của đồng bào Khmer Nam bộ
Nỗ lực xây dựng cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch – đẹp
Nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng lễ lớn