Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất lúa

29/11/2019 | 20:27 GMT+7

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích đất trồng lúa khoảng 1,9 triệu héc-ta, với diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 4,2 triệu héc-ta. Tuy nhiên, do bà con nơi đây có tập quán sạ lan nên tỷ lệ sử dụng máy cấy lúa của toàn vùng hiện chỉ đạt gần 2%, từ đó làm tăng nhiều chi phí về lúa giống, nhân công lao động. Nhằm đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa, nhất là giai đoạn gieo cấy, Bộ NN&PTNT vừa phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức Lễ phát động và trình diễn nhiều thiết bị ứng dụng cơ giới hóa trong canh tác lúa nhằm giúp nông dân khỏe hơn trong sản xuất và hạ giá thành, tăng lợi nhuận.

Dưới đây là một số hình ảnh được phóng viên Báo Hậu Giang ghi nhận tại Lễ phát động và trình diễn với sự tham gia của lãnh đạo Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh và ngành nông nghiệp 13 tỉnh vùng ĐBSCL:

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu tại lễ phát động ứng dụng cơ giới hóa khâu gieo cấy lúa tại các tỉnh ĐBSCL.

Đại diện lãnh đạo ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL ký kết giao ước thực hiện chương trình cơ giới hóa trong sản xuất lúa giữa các tỉnh.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Hậu Giang tham quan thiết bị máy cấy lúa.

Sau lễ phát động, nông dân tham quan trình diễn máy cấy lúa kết hợp với bón phân.

Việc sử dụng máy cấy lúa sẽ giúp bà con giảm nhân công lao động, lúa giống và không xịt thuốc diệt mầm cỏ dại.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, lúa cấy máy sẽ đạt tỷ lệ sống cao nên không cần tốn công giặm lúa.

Ngoài máy cấy, nông dân còn thấy trình diễn máy sạ lúa theo khóm kết hợp với phun thuốc diệt mầm cỏ dại.

Ngoài máy cấy lúa, nông dân còn tận mắt thấy sạ lúa và phun thuốc bằng thiết bị bay không người lái.

Nhiều nông dân, lãnh đạo HTX và ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL cảm thấy tâm đắc với các thiết bị trình diễn cơ giới hóa trong sản xuất lúa.  

HỮU PHƯỚC

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>