Nhà giáo kháng chiến - Niềm tự hào của giáo dục

Thứ Sáu, ngày 27/01/2023 | 07:55

Được tôi luyện, trưởng thành trong chiến tranh, các thế hệ nhà giáo kháng chiến rất bản lĩnh, kiên cường trong những năm bom rơi, đạn lạc. Giờ đây, khi gặp nhau giữa mùa xuân thanh bình, các nhà giáo kháng chiến luôn là những tấm gương sáng, niềm tự hào của giáo dục tỉnh nhà.

Các nhà giáo kháng chiến vui mừng trong buổi gặp gỡ đầu xuân mới.

Vừa chiến đấu, vừa dạy chữ, học chữ

Những ngày cận tết, buổi gặp gỡ giữa những nhà giáo kháng chiến và các thế hệ nhà giáo tiếp nối truyền thống giáo dục vừa qua càng thêm nhiều ý nghĩa. Thầy Ngô Chi Lăng, cựu giáo viên Trường Tây Đô (giai đoạn năm 1962-1966), chia sẻ: “Tôi xuất thân là giáo viên Trường Tây Đô (xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ), chuyện dạy chữ cho học trò những ngày chiến tranh gian khổ, khó khăn và nguy hiểm dữ lắm, ranh giới giữa sống và sẵn sàng hy sinh luôn cận kề. Thầy trò chúng tôi đùm bọc, che chở nhau, chỉ với một mục tiêu trước nhất là chiến đấu vì hòa bình dân tộc, dạy chữ để diệt “giặc dốt”, tạo nguồn cán bộ có trình độ cho cách mạng. vối quyết tâm: một chữ cũng dạy, một học sinh chúng tôi cũng đến lớp. Học trò ngày đó lớn tuổi, có em 15, 20 tuổi mà mới học lớp 2, lớp 3, ấy vậy mà ham học, không bỏ học buổi nào”.

Ở tuổi 80, có những chuyện quên ít nhiều nhưng với chuyện dạy học trò thời đó thầy Lăng vẫn nhớ như in, không nhầm lẫn. Thầy Lăng là một trong những giáo viên kháng chiến đầu tiên của Trường Tây Đô (thành lập vào năm 1964), với tên gọi ban đầu là Trường Phổ thông nội trú cấp II Tây Đô (tiền thân của Trường THPT Tây Đô hiện nay). Khóa đầu tiên trường có 2 lớp, với 72 học sinh tại ấp 6, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Hậu Giang). Giai đoạn này, trường có 3 phân hiệu ở huyện Long Mỹ, huyện Ô Môn và huyện Châu Thành - Phụng Hiệp. Thầy Lăng nhớ lại: “Hồi đó, những buổi lên lớp, những giờ được dạy học trò rất quý giá. Sau mỗi trận càn quét của địch, chuyện đầu tiên là thầy trò tìm lại nhau, kiểm tra lại sĩ số, thấy còn đủ mặt là thầy trò mừng đến khóc rồi lại tiếp tục học với quyết tâm diệt “giặc dốt” ra khỏi quê hương mình”. Năm 1967, thầy Lăng theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc tham gia vào đội thanh niên xung phong, chiến đấu vì hòa bình, độc lập của dân tộc.

Học sinh của Trường Tây Đô ra trường đều tham gia công tác và phần lớn tham gia lực lượng vũ trang: Tiểu đoàn Tây Đô của tỉnh Cần Thơ, Quân khu 9, Trung ương cục miền Nam và cung cấp nguồn lực chuẩn bị Tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968. Vừa là học trò của thầy Lăng, sau này tham gia học tập trở thành giáo viên, với cô Phạm Thị Ngọc Ánh (Sáu Ánh), những kinh nghiệm dạy và đứng lớp tại xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ thời kháng chiến ấy luôn là động lực để cô thêm yêu và truyền nghề lại cho con cháu. Cô Ánh kể: “Năm 1962, khi đó tôi đã 15 tuổi rồi, tham gia học lớp 5, được thầy Lăng dạy dỗ rất tận tình, thầy truyền lửa nghề, cách dạy học trò lòng yêu nước cho tôi qua từng lời giảng. Hồi đó, chủ yếu là người biết chữ dạy người chưa biết chữ, dạy bằng chính cái tâm diệt “giặc dốt”. Thấm nhuần lời dạy của thầy, sau này lớn lên tham gia cách mạng, học tập nâng cao tôi đã trở thành giáo viên Trường Nguyễn Việt Hồng (năm 1973), tiếp tục dạy chữ cho học trò”.

Chuyện dạy học thời kháng chiến nguy hiểm và gian nan. Khi đó, bàn ghế, dụng cụ học tập nào có gì, chỉ là vài miếng mo cau lót đất để học trò ngồi, ít thanh tre thầy cô ráp lại thành bàn, mái trường bằng lá dừa nước, cột bằng cây đủng đỉnh chôn chân, bút viết bằng than củi, tập bằng sân đất, lá chuối, hay giấy tập vàng khè… thiếu thốn đủ bề. Ấy vậy mà học trò đều gắng học, chăm chỉ và thành tài rất nhiều.

Niềm tin, lòng tự hào của giáo dục Hậu Giang

Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, xem đây là nhiệm vụ quan trọng của công cuộc kháng chiến. Trong thời gian này, đội ngũ nhà giáo đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vững tay bút, chắc tay súng để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng giao phó.

Là giáo viên kháng chiến có thời gian giảng dạy lâu nhất với hơn 36 năm trong nghề, (từ năm 1974 đến năm 2010), cô Nguyễn Thanh Út, ở xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Cô trò chúng tôi được giảng dạy, được học tập, được cống hiến, tất cả đều dựa vào lòng dân, sự yêu thương, hết lòng cưu mang, đùm bọc của bà con. Chính đó là động lực để chúng tôi vượt mọi khó khăn, nguy hiểm, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ “trồng người”. Giờ đây, đã về hưu nhưng những giáo viên kháng chiến chúng tôi vẫn luôn hết mình với nghề, luôn dõi theo sự phát triển của giáo dục tỉnh nhà, hiến kế, “truyền lửa” nghề giáo cho các thế hệ tiếp nối”.

Đó là những tấm gương sáng, niềm tự hào đối với thế hệ giáo viên hôm nay. Cô Nguyễn Thị Ngọc Anh, giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Tôi rất vinh dự khi được tham gia buổi họp mặt đầu tiên của Ban liên lạc giáo viên kháng chiến huyện Long Mỹ tổ chức họp mặt mới đây. Với tôi mỗi lời chia sẻ, sự nhiệt huyết với chuyện dạy chữ của các nhà giáo kháng chiến, càng làm tôi thêm tự hào khi được sinh ra, lớn lên ở vùng đất hiếu học Long Mỹ này. Tiếp nối truyền thống hiếu học của cha, ông, tôi đang bồi dưỡng, rèn luyện gắn chặt việc dạy chữ, đi đôi với dạy học sinh làm người, xây dựng nhiều mô hình học tập chất lượng, để mỗi học sinh phát triển toàn diện”.

Nhiều “hạt giống đỏ” được đào tạo từ những nhà giáo kháng chiến nhiệt huyết, yêu nghề, yêu quê hương trở thành giáo viên, lãnh đạo các cấp, các ngành trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này. Ông Bùi Văn Dũng, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, nguyên Bí thư Huyện ủy Phụng Hiệp, cho biết: “Trân trọng lắm những hy sinh, đóng góp hết mình của các thầy, cô giáo kháng chiến. Thầy cô là niềm tự hào của giáo dục Hậu Giang, khi đã vượt khó, kiên trì bám dân, bám đất, bám chiến trường công tác và chiến đấu, hoàn thành tốt cả 2 nhiệm vụ đánh giặc và dạy học”.

Toàn tỉnh có khoảng 738 nhà giáo kháng chiến. Trong đó, có 348 nhà giáo kháng chiến đã hy sinh. Hiện còn khoảng 440 nhà giáo. Thành quả của giáo dục và đào tạo tỉnh nhà hiện nay, có sự đóng góp to lớn của các thầy, cô giáo kháng chiến. Thầy cô đã cống hiến tuổi xuân của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; viết tiếp trang sử hào hùng, vẻ vang của đội ngũ nhà giáo trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta, Nhân dân ta.

 

Bài, ảnh: CAO OANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hoàn thành môn thi thứ 2: Thí sinh đánh giá đề toán có mức độ phân hóa cao

18:15 26/06/2025

(HGO) – Sau bài thi đầu tiên vào buổi sáng, chiều nay (26-6), các thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh, bước vào môn thi toán, với thời gian làm bài 90 phút. Nhiều thí sinh chia sẻ đề môn toán năm nay không dễ lấy điểm cao.

Kết thúc môn thi đầu tiên ngữ văn: Thí sinh nhẹ nhàng vì đề thi vừa sức

13:03 26/06/2025

(HGO) – Sáng nay (26-6), thí sinh trên địa bàn tỉnh chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với bài thi đầu tiên môn ngữ văn, trong thời gian 120 phút. Đây là môn thi duy nhất theo hình thức tự luận trong kỳ thi. Theo ghi nhận tại một số điểm thi trên địa bàn tỉnh, thí sinh thi đánh giá đề thi môn ngữ văn vừa sức sát với tình hình thực tế.

Hơn 7.400 thí sinh Hậu Giang bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

09:19 26/06/2025

(HGO) – Sáng 26-6, cùng với thí sinh cả nước, hơn 7.400 thí sinh tỉnh Hậu Giang chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đây là kỳ thi đầu tiên tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra các điểm thi tốt nghiệp THPT

09:55 25/06/2025

(HG) - Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.

13 trường tiểu học tham gia Thiết lập và quản lý vận hành “Thư viện thân thiện”

06:00 25/06/2025

(HG) - Ngày 24-6, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Tổ chức Room to Read tổ chức Tập huấn triển khai nhân rộng thiết lập thư viện và quản lý vận hành mô hình Thư viện thân thiện cho các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Huyến kiểm tra các điểm thi tốt nghiệp THPT

20:02 24/06/2025

(HGO) – Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.

Không vì sắp xếp tổ chức, bộ máy để ảnh hưởng đến kỳ thi quan trọng

06:39 24/06/2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sắp diễn ra. Tỉnh huy động mọi nguồn lực, hoàn tất các công tác chuẩn bị cuối cùng với mục tiêu tổ chức một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, khách quan, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, không để vì sắp xếp tổ chức, bộ máy ảnh hưởng đến kỳ thi quan trọng.

Thí sinh phải đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung

05:58 23/06/2025

(HG) - Tại Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo đã lưu ý nhiều mốc thời gian quan trọng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025.

Hơn 1.100 cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2025

05:56 23/06/2025

(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhằm rà soát công tác chuẩn bị của các điểm thi và triển khai công tác coi thi.

Chăm sóc sức khỏe mùa thi: Cần phòng bệnh gì, bổ sung dinh dưỡng ra sao ?

05:46 23/06/2025

Sắp tới Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh đang dồn sức ôn tập. Để việc ôn tập đạt hiệu quả cao, đảm bảo thí sinh vượt qua kỳ thi đạt kết quả tốt nhất, bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Văn Chúc (ảnh), Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, lưu ý các thí sinh và phụ huynh cần quan tâm thực hiện phòng các bệnh thường gặp mùa hè, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để thí sinh có sức khỏe tốt nhất “vượt vũ môn”.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...