Chuẩn chính tả tiếng Việt mới sẽ thay đổi như thế nào?

Thứ Năm, ngày 08/03/2018 | 10:09

Sách giáo khoa mới sẽ có sự thống nhất về chuẩn chính tả trong cách viết tên riêng Việt Nam và tên riêng nước ngoài, cách đặt dấu thanh.

Bộ GD&ĐT vừa tổ chức hội thảo về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông mới.

Chia sẻ với Zing.vn, GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới - cho hay thực ra, dự thảo quy định mới về chính tả không thay đổi nhiều. Điểm lớn nhất là thay đổi cách viết tên người, tên địa lý, thuật ngữ nước ngoài.

Nói cho đúng về vấn đề này, dự thảo chỉ quay lại với những quy định đã có trong Quyết định số 240/QĐ ngày 5/3/1984 do Bộ trưởng Giáo dục khi đó là bà Nguyễn Thị Bình ký.

Quy định về viết tên riêng, tên địa lý

- Thưa GS Nguyễn Minh Thuyết, vì sao Bộ GD&ĐT cần ban hành dự thảo quy định thống nhất về chính tả trong sách giáo khoa phổ thông mới?

- Đến nay, Bộ GD&ĐT đã có ba văn bản quy định về chính tả trong sách giáo khoa là: Văn bản do Bộ GD&ĐT ký với Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam năm 1980; văn bản do Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình ký năm 1984; văn bản do Thứ trưởng GD&ĐT Đặng Huỳnh Mai ký năm 2003.

Giữa các văn bản này có nhiều quy định thống nhất, nhưng cũng không ít quy định không thống nhất với nhau. Một số quy định không còn phù hợp bối cảnh mới.

Việc ban hành quy định mới để thống nhất chính tả trong SGK rất quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 88 của Quốc hội khuyến khích nhiều tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK.

Nếu không có quy định thống nhất, khó tránh khỏi tình trạng mỗi sách giáo khoa viết một cách, gây khó khăn cho việc dạy, học và đánh giá kết quả giáo dục.

GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: Mạnh Thắng.

- So với các văn bản hiện hành, dự thảo có những thay đổi như thế nào?

- Thứ nhất là quy định về việc viết tên riêng Việt Nam và tên riêng nước ngoài. Quy định về cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam về cơ bản giữ nguyên như quy định hiện hành.

Về cách viết tên tổ chức, đơn vị, chúng tôi lựa chọn quy định tại văn bản năm 2003. Cụ thể, viết hoa chữ cái đầu của mỗi từ hoặc cụm từ có tác dụng phân biệt tên riêng đó với những tên riêng khác. Ví dụ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội...

Những tên người, tên địa lý đã được dịch nghĩa hoặc phiên âm qua âm Hán Việt mà quen dùng như Hắc Hải, Đại Tây Dương, Mỹ, Anh, Bắc Kinh, Đỗ Phủ, Lý Bạch… thì viết như cách viết tên người, tên địa lý tiếng Việt.

Những trường hợp còn lại sẽ có 3 hình thức xử lý: Một là viết nguyên dạng, nếu đó là tên viết bằng chữ Latin, ví dụ: Victor Hugo, Albert Einstein, Thomas Edison, Paris, New York...

Hai là, chuyển tự sang chữ Latin, nếu đó là tên viết bằng các chữ ghi âm không phải chữ Latin, ví dụ: Volga, Moskva, Sankt Peterburg...

Ba là, trường hợp không chuyển tự được thì viết như cách viết trong tiếng Anh, ví dụ: Tokyo, Fuzhou, Zhejiang, Nile, Cleopatra...

- Thưa GS, tại sao lại có sự thay đổi trong cách viết tên người nước ngoài?

- Việc áp dụng quy định này có lợi so với cách phiên âm có gạch nối, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tra cứu tài liệu và giao dịch bằng tiếng nước ngoài.

Quy định này cũng phù hợp một thực tế là theo chương trình giáo dục mới, học sinh sẽ được học ngoại ngữ từ lớp 3.

- Chương trình, SGK sẽ phải sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành, khoa học. Dự thảo quy định cách viết như thế nào?

- Trường hợp tiếng Việt đã có sẵn thuật ngữ tương ứng thuật ngữ nước ngoài hoặc việc dịch thuật ngữ sang tiếng Việt đảm bảo dễ hiểu thì sử dụng thuật ngữ tiếng Việt, ví dụ: tam giác, tam giác cân, hình bình hành, nhôm, đồng, chì, bạc, vàng…

Tuy nhiên, với những thuật ngữ có tính hệ thống, có khả năng tạo ra nhiều thuật ngữ cùng gốc hoặc các thuật ngữ dẫn chiếu đến các ký hiệu, công thức thông dụng thì cần viết nguyên dạng tiếng nước ngoài.

Ví dụ, hóa học có nhiều hợp chất, nếu dịch tên các hợp chất này sang tiếng Việt hay phiên âm theo kiểu cũ sẽ cản trở học sinh tra cứu tài liệu và giao dịch bằng tiếng nước ngoài .

Vị trí đặt dấu thanh

- Ngoài những sự thay đổi căn bản như trên, còn những quy định nào khác, thưa GS?

- Thứ nhất, quy định về viết chữ “i” hay “y” sau các phụ âm: h, k, l, m, s, t trong những âm tiết không có phụ âm cuối, ví dụ: “bác sĩ” hay “bác sỹ”, “tỉ lệ” hay “tỷ lệ”…

Trường hợp này, dự thảo quy định mới vẫn theo quy định đã có từ năm 1980 của Bộ GD&ĐT, để tránh làm xáo trộn một thói quen đã hình thành sau gần 40 năm áp dụng.

Thứ 2 là vị trí đặt dấu thanh. Dự thảo quy định đặt dấu thanh vào âm chính. Điều này phù hợp kết quả phân tích ngôn ngữ học: Trong tiếng Việt, thanh điệu bao giờ cũng rơi vào âm chính.

Trường hợp âm chính được thể hiện bằng một chữ cái, dấu thanh được đặt trên hoặc dưới chữ cái đó, ví dụ: Nhà, vịt, hoà (trong tiếng “hoà”, dấu thanh đặt trên âm chính “a” vì “o” chỉ là âm đệm).

Trường hợp âm chính được thể hiện bằng hai chữ cái, thì:

a) Đối với các kí hiệu ia, ua, ưa, dấu thanh đặt trên hoặc dưới chữ cái thứ nhất. Ví dụ: bìa, lụa, lửa...

b) Đối với các kí hiệu iê, yê, uô, ươ, dấu thanh đặt trên hoặc dưới chữ cái thứ hai. Ví dụ: biển, thuyền, nhuộm, được...

- Dự thảo này bao giờ sẽ được áp dụng vào thực tế?

- Theo quy định của pháp luật, nếu được lãnh đạo Bộ GD&ĐT đồng ý, dự thảo sẽ được đưa lên Cổng thông tin điện tử của bộ này và các phương tiện thông tin đại chúng 2 tháng để xin ý kiến nhân dân.

Phạm vi áp dụng quy định này là chương trình, SGK mới. Việc sử dụng thống nhất trong toàn ngành giáo dục sẽ tạo ra một lớp người mới quen với cách viết này, dần dần những quy định mang tính hợp lý sẽ lan tỏa ra toàn xã hội.

Theo Quyên Quyên – Zing News

Viết bình luận mới

Xem thêm

Cơ hội chinh phục học bổng toàn cấp lên đến 100% dành cho các em ở Hậu Giang

11:23 05/05/2025

Trường Tiểu học, THCS & THPT FPT Hậu Giang triển khai chương trình học bổng "FSchools - Hành trình tỏa sáng" năm học 2025-2026, trao tặng các suất học bổng giá trị lên tới 100% học phí toàn cấp học, tạo sân chơi để học sinh Hậu Giang tỏa sáng theo cách riêng.

Đoạt giải nhất cuộc thi này sẽ được Samsung tài trợ Phòng STEM Lab trị giá 60.000 USD (khoảng 1,6 tỉ đồng)

08:45 29/04/2025

(HGO) – Lễ phát động trực tuyến Cuộc thi “Samsung Solve for Tomorrow 2025 - Kiến tạo cho tương lai 2025” được Samsung Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Tuổi trẻ thành đạt Việt Nam (JA Vietnam), Sở Giáo dục và Đạo tạo tổ chức phát động đến các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục kỹ năng công dân số sẽ được triển khai ở cấp tiểu học

17:25 28/04/2025

(HGO) - Lớp tập huấn vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Công ty Cổ phần Sách & Thiết bị Giáo dục Cửu Long, tổ chức cho hơn 250 cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học.

Các trung tâm lo thiếu kinh phí trả quy mô dạy vượt giờ cho giáo viên

18:34 24/04/2025

(HGO) - Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp (GDNN) - giáo dục thường xuyên (GDTX) chia sẻ khó khăn về thiếu kinh phí trả quy mô dạy vượt giờ cho giáo viên khi kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng GDNN đã bàn giao về Sở Giáo dục và Đào tạo

Tổ chức Kỳ thi tuyển sinh THPT nghiêm túc, công bằng

07:51 24/04/2025

(HG) - Đây là nhấn mạnh của ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông (THPT) năm học 2025-2026 vào ngày 23-4.

Nhiều đổi mới, học sinh có lo lắng ?

08:21 22/04/2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ diễn ra vào tháng 6. Đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã có những bước chuẩn bị gì cho kỳ thi nhiều đổi mới ?

Trao giấy chứng nhận cho 48 sinh viên hoàn thành huấn luyện lập trình

07:24 21/04/2025

(HG) - Trung tâm Ươm tạo công nghệ và Hỗ trợ đổi mới sáng tạo (ISC) Hậu Giang phối hợp với Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Cần Thơ, Alta Software cùng VNFocus, SaigonTimes Foundation tổ chức bế giảng khóa 1 và khai giảng khóa huấn luyện lập trình khóa 2.

Tặng học bổng cho hơn 60 học sinh, sinh viên

07:24 21/04/2025

(HG) - Cuối tuần qua, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp cùng Chương trình học bổng Vietnam Scholarship Founđation (VNSF), tổ chức trao tặng Học bổng VNSF - Tiếp sức đến trường học kỳ II, năm học 2024-2025.

Tập huấn sử dụng hệ thống phần mềm quản lý tuyển sinh cấp tiểu học

07:48 16/04/2025

(HG) - Ngày 15-4, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Công ty TNHH Đầu tư Phát triển BiTech tổ chức Tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống phần mềm quản lý tuyển sinh.

Động lực mới cho ngành giáo dục và đào tạo

18:57 14/04/2025

Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo động lực mạnh mẽ để ngành giáo dục và đào tạo nâng cao chất lượng giáo dục, gắn với thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

10:25 05/05/2025

Đúng 9 giờ hôm nay, 5-5, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, thủ đô Hà Nội.

Kinh nghiệm hay trong công tác kết nạp đảng viên

09:52 05/05/2025

Đầu năm đến nay, thị xã Long Mỹ kết nạp được 134 đảng viên, vượt 15 đảng viên so với chỉ tiêu được tỉnh giao. Vậy đâu là nguyên nhân giúp thị xã đạt kết quả đáng phấn khởi này ?

Trụ cột chiến lược của ngành nông nghiệp

09:49 05/05/2025

Sau 7 năm triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 6/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang khóa XIII, Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Khu NNƯDCNC) đã và đang khẳng định vai trò là động lực phát triển nông nghiệp hiện đại của tỉnh.

Hiểu sự hy sinh để trân quý giá trị của hòa bình

09:48 05/05/2025

Câu chuyện được các vị khách mời chia sẻ trong buổi tọa đàm “Hậu Giang - Từ mùa xuân thống nhất đến chung bước vào kỷ nguyên mới”, do Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức,