Cảm hứng sáng tạo cùng “Tin học trẻ”

Thứ Hai, ngày 06/06/2022 | 18:21

Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIX năm 2022 đã khép lại thành công, với nhiều sản phẩm triển vọng, thể hiện tinh thần học hỏi, say mê nghiên cứu, sáng tạo của học sinh trên địa bàn tỉnh.

Nhóm thí sinh Đặng Thành Tài, Nguyễn Minh Khôi, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Him Lam trình bày sản phẩm “Sử dụng ngôn ngữ lập trình trên Arduino vào cải tiến đồ dùng học tập môn khoa học tự nhiên”.

Nông nghiệp tiếp tục là nguồn cảm hứng lớn

“Tin học trẻ” là một hội thi thường niên, được tổ chức nhằm khuyến khích các em học sinh trên địa bàn tỉnh tích cực học tập môn tin học, tăng cường nghiên cứu, sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập và cuộc sống. Qua 19 lần tổ chức, hội thi đã phát hiện, bồi dưỡng nhiều thí sinh có năng khiếu trong lĩnh vực này. Ở bảng D2 và D3 dành cho các sản phẩm sáng tạo, đã xuất hiện nhiều sản phẩm triển vọng, gắn liền nhu cầu thực tế.

Năm nay, Hội thi Tin học trẻ nhận được 29 sản phẩm dự thi. Trong đó, có 23 sản phẩm sáng tạo cấp THCS và 6 sản phẩm sáng tạo cấp THPT. Tuy số lượng sản phẩm có giảm so với năm 2021 (36 sản phẩm), nhưng chất lượng vẫn đảm bảo, nhiều sản phẩm có tính ứng dụng cao. Đối tượng nghiên cứu của các sản phẩm khá đa dạng, nhưng nông nghiệp vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng lớn của các thí sinh. Trong 10 sản phẩm vào vòng chung khảo ở bảng D2, có đến 5 sản phẩm thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi. Ở bảng D3, có 2/6 sản phẩm cũng nghiên cứu về việc tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Là sản phẩm đoạt giải nhất tại bảng D3 hội thi năm nay, “Hệ thống hỗ trợ canh tác rau màu theo luống” của hai em Quách Hải Như Quỳnh và Nguyễn Lý Đăng Duy, lớp 11VL, Trường THPT Chuyên Vị Thanh, bắt nguồn từ thực tế sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Em Quách Hải Như Quỳnh cho biết: “Hiện nay, nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình tại tỉnh. Do đó, chúng em muốn sáng tạo các sản phẩm giúp giải quyết những vấn đề trong nông nghiệp, hỗ trợ phát triển kinh tế cho người dân”. Với hệ thống tưới nước, bơm thuốc được điều khiển bằng phần mềm điện thoại, sử dụng năng lượng mặt trời, Quỳnh và Duy đang từng bước thực hiện ước mơ sáng tạo để có thể quản lý tự động hóa mọi thứ trong cuộc sống.

Bên cạnh những sản phẩm ứng dụng trong nông nghiệp, hội thi năm nay còn có nhiều sản phẩm gắn với việc sinh hoạt, dạy và học trong nhà trường, như: sản phẩm “Website quản lý trường học SMS” của nhóm thí sinh Cao Uyển Nhi và Lê Anh Khoa, Trường THPT Chuyên Vị Thanh; sản phẩm “Hệ thống truy xuất thông tin và quản lý giờ học của học sinh Trường THPT Vị Thanh bằng mã QR Code” của nhóm thí sinh Nguyễn Minh Triều và Huỳnh Bảo Ngân, Trường THPT Vị Thanh; sản phẩm “Phần mềm điểm danh bằng mã số (mã vạch) học sinh” của nhóm thí sinh Nguyễn Trần Minh, Võ Hoàng Gia Hưng, Lê Quang Nhã, đến từ Trường THCS Vĩnh Thuận Đông;... Tất cả đã thể hiện sự quan tâm của các em học sinh đối với công tác quản lý, dạy và học của nhà trường.

Ngoài ra, còn có nhiều sản phẩm sáng tạo gắn liền với thực tế đời sống như “Bộ thiết bị cảnh báo quên nón bảo hiểm trẻ em” của thí sinh Ngô Đức Thắng, Trường THPT Cây Dương; sản phẩm “3K tự động phòng Covid” của nhóm thí sinh Nguyễn Lý Nhất Phi và Ngô Quang Minh, Trường THCS Nguyễn Trãi, thành phố Ngã Bảy,... Qua đó, cho thấy sự quan tâm, khả năng sáng tạo đa dạng của các em học sinh ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Góp phần thúc đẩy chuyển đổi số

Tham gia vào thành phần ban giám khảo ở bảng D2 của hội thi suốt nhiều năm liền, ông Nguyễn Thái Hòa, Phòng Quản lý khoa học công nghệ và chuyên ngành, Sở Khoa học và Công nghệ, nhận xét: “Các sản phẩm dự thi đều có chất lượng tốt. Các sản phẩm được tích hợp đa năng, giải pháp phong phú, thuộc nhiều lĩnh vực hơn. Nhìn chung, với các sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin thì các tính năng sẽ tốt hơn các sản phẩm thủ công”.

Nhận thấy được ưu thế mà công nghệ thông tin mang lại, nên các thí sinh đã mạnh dạn áp dụng cho các sản phẩm của mình. Trong đó, công nghệ IoT (Internet vạn vật) vẫn được nhiều thí sinh đưa vào nghiên cứu, với các sản phẩm như: “Ứng dụng IoT vào sản xuất rau màu” của nhóm thí sinh Võ Lê Loan Anh và Hồ Thị Huỳnh Tươi, Trường THPT Vị Thanh; “Thiết bị điều khiển nhiệt độ úm heo con bằng công nghệ IoT” của nhóm thí sinh Mai Thị Hồng Gấm, Nguyễn Ái Vy, Trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Châu Thành A,...

Ngoài ra, các thí sinh cũng tìm tòi, ứng dụng các công nghệ đa dạng khác, như: công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) trong sản phẩm “Ứng dụng công nghệ AI trong quản lý sâu bệnh trên cây lúa” của nhóm thí sinh Mai Đại Dương và Võ Thị Ngọc Anh, Trường THCS Lương Tâm, huyện Long Mỹ; công nghệ nhận diện với sản phẩm “TSP tích hợp: nhận diện khuôn mặt OpenCV, Keras/Tensorflow và Deep Learning”, của thí sinh Huỳnh Quốc Thanh, THCS Thuận An, thị xã Long Mỹ... Qua đó, thấy được khả năng tiếp cận công nghệ thông tin ngày càng phong phú, đa dạng của các thí sinh. Qua hội thi, đã phát hiện và đào tạo được những thí sinh có năng khiếu, như em Cao Uyển Như, Trường THPT Chuyên Vị Thanh, đã từng tham dự 4 lần tham dự Hội thi Tin học trẻ cấp tỉnh và 3 lần tham dự Hội thi Tin học trẻ cấp quốc gia. Từ đó, góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong lứa tuổi học sinh, là tương lai của tỉnh nhà.

Bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh: “Lãnh đạo tỉnh mong rằng, những sản phẩm sáng tạo của các thí sinh tham dự Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIX năm nay, sẽ có chất lượng chuyên môn cao, thể hiện sức sáng tạo mạnh mẽ của thanh, thiếu nhi tỉnh Hậu Giang trong phong trào học tập, làm chủ khoa học và công nghệ, hoàn thiện năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, tạo tiền đề quan trọng cho việc chuyển đổi số của tỉnh và đóng góp vào thành tích chung của đội tuyển tham dự Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ 28, năm 2022 tại tỉnh Quảng Nam sắp tới”.

Bài, ảnh: ĐANG THƯ

Viết bình luận mới

Xem thêm

Ôn tập miễn phí giúp sĩ tử tự tin “vượt vũ môn”

08:08 13/05/2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT ngày càng tới gần, để học sinh cuối cấp vững vàng kiến thức và tâm thế bước vào kỳ thi quan trọng, các trường, trung tâm tích cực tổ chức các tiết ôn tập miễn phí cho các em.

Rà soát chuẩn bị thi tuyển sinh lớp 10 và thi thử tốt nghiệp THPT

07:55 09/05/2025

(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa có buổi làm việc với các phòng chuyên môn rà soát công tác thi tuyển sinh lớp 10, công tác thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025.

Hướng đến mục tiêu giáo dục trẻ toàn diện

08:26 07/05/2025

Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ, năng khiếu.

Siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm

07:11 06/05/2025

Sau khi Thông tư số 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, ngành GD&ĐT đã siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm gắn với triển khai các giải pháp đảm bảo thực hiện đồng bộ và hiệu quả các quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn.

Cơ hội chinh phục học bổng toàn cấp lên đến 100% dành cho các em ở Hậu Giang

11:53 05/05/2025

Trường Tiểu học, THCS & THPT FPT Hậu Giang triển khai chương trình học bổng "FSchools - Hành trình tỏa sáng" năm học 2025-2026, trao tặng các suất học bổng giá trị lên tới 100% học phí toàn cấp học, tạo sân chơi để học sinh Hậu Giang tỏa sáng theo cách riêng.

Đoạt giải nhất cuộc thi này sẽ được Samsung tài trợ Phòng STEM Lab trị giá 60.000 USD (khoảng 1,6 tỉ đồng)

08:45 29/04/2025

(HGO) – Lễ phát động trực tuyến Cuộc thi “Samsung Solve for Tomorrow 2025 - Kiến tạo cho tương lai 2025” được Samsung Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Tuổi trẻ thành đạt Việt Nam (JA Vietnam), Sở Giáo dục và Đạo tạo tổ chức phát động đến các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục kỹ năng công dân số sẽ được triển khai ở cấp tiểu học

17:25 28/04/2025

(HGO) - Lớp tập huấn vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Công ty Cổ phần Sách & Thiết bị Giáo dục Cửu Long, tổ chức cho hơn 250 cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học.

Các trung tâm lo thiếu kinh phí trả quy mô dạy vượt giờ cho giáo viên

18:34 24/04/2025

(HGO) - Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp (GDNN) - giáo dục thường xuyên (GDTX) chia sẻ khó khăn về thiếu kinh phí trả quy mô dạy vượt giờ cho giáo viên khi kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng GDNN đã bàn giao về Sở Giáo dục và Đào tạo

Tổ chức Kỳ thi tuyển sinh THPT nghiêm túc, công bằng

07:51 24/04/2025

(HG) - Đây là nhấn mạnh của ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông (THPT) năm học 2025-2026 vào ngày 23-4.

Nhiều đổi mới, học sinh có lo lắng ?

08:21 22/04/2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ diễn ra vào tháng 6. Đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã có những bước chuẩn bị gì cho kỳ thi nhiều đổi mới ?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Tìm người biết việc, người làm chứng

11:43 15/05/2025

(HG) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hậu Giang đang thụ lý xác minh vụ tai nạn giao thông với nội dung vụ việc như sau:

Khảo sát phương án sử dụng đất quốc phòng theo đơn vị hành chính mới

09:15 15/05/2025

(HG) - Sáng ngày 14-5, Đoàn công tác Bộ Tham mưu, Quân khu 9 do Đại tá Nguyễn Chí Linh, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 9, làm Trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát phương án sử dụng đất quốc phòng khi tổ chức lại lực lượng theo đơn vị hành chính mới trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

“Đòn bẩy” thúc đẩy phát triển

09:08 15/05/2025

Nhờ sự quyết tâm, vào cuộc tích cực cả hệ thống chính trị, công tác chuyển đổi số (CĐS) trên các lĩnh vực của huyện Vị Thủy đạt được nhiều kết quả nổi bật nhất là trên ba trụ cột Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số.

Hậu Giang có 104 vùng trồng được cấp mã số

09:06 15/05/2025

(HG) - Toàn tỉnh hiện có 104 vùng trồng đã được cấp mã số. Trong đó, có 2 mã số vùng trồng trên cây chuối, 14 mã số vùng trồng trên cây xoài, 18 mã số vùng trồng trên cây nhãn, 3 mã số vùng trồng trên cây bưởi,