Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị nhằm hiện thực hóa khát vọng trở thành tỉnh khá của khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Kể từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, công tác xây dựng Đảng bao gồm bốn nội dung: chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Trong đó, công tác xây dựng Đảng về chính trị giữ vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu. Bởi vì, muốn thực hiện đúng thì trước tiên phải có chủ trương, đường lối đúng và phù hợp với thực tiễn khách quan. Một đường lối đúng đắn phải dựa trên cơ sở nghiên cứu vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn khách quan.
Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Nhận thức được điều đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang qua các nhiệm kỳ luôn đề ra chủ trương, đường lối phù hợp với thực tiễn địa phương. Nhất là kể từ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ta thành chương trình, nghị quyết, đề án, kế hoạch phù hợp với thực tiễn Hậu Giang, thể hiện sự quyết tâm, khát vọng đưa Hậu Giang thoát khỏi vòng xoáy tăng trưởng đi xuống, vươn lên trở thành tỉnh khá trong khu vực.
Chính trị hiểu ngắn gọn là toàn bộ tư tưởng, lý luận, tổ chức liên quan đến nhiệm vụ, nội dung, hình thức hoạt động của Ðảng; liên quan đến cuộc đấu tranh giai cấp và sự nghiệp cách mạng nhằm khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, giải quyết mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam và quan hệ quốc tế. Công tác xây dựng Đảng về chính trị là quá trình xây dựng cương lĩnh, đường lối của Đảng đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan và tổ chức thực hiện cương lĩnh, đường lối đó trong thực tiễn, đảm bảo cho quyền lực chính trị và vị trí, vài trò lãnh đạo của Đảng không ngừng được củng cố và nâng cao.
Xây dựng Ðảng về chính trị được đặt lên hàng đầu bởi những nội dung thuộc chủ trương, đường lối, cương lĩnh của Ðảng nhằm lãnh đạo Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu. Xây dựng Ðảng vững mạnh về chính trị có nhiều nội dung, tập trung ở đường lối chính trị đúng, bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng và tác phong cư xử chính trị chuẩn mực, có văn hóa của cán bộ, đảng viên.
Hậu Giang được chia tách từ tỉnh Cần Thơ vào năm 2004, với nhiều khó khăn về quy mô nền kinh tế nhỏ, dân số thấp nhất trong các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long; cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế và chưa đồng bộ; trình độ nguồn nhân lực thấp và nguồn thu ngân sách thấp, nhất là không có điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội như những tỉnh khác…Vì vậy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang qua các thời kỳ luôn quan tâm đến những nội dung trên trong tiến trình phát triển tỉnh nhà, với tốc độ tăng trưởng khá qua các nhiệm kỳ thì hiện nay tỉnh có nguy cơ rơi vào vòng xoáy tăng trưởng đi xuống. Để Hậu Giang có được sự bức phá trong bản đồ phát triển trong khu vực và cả nước, Tỉnh uỷ đã xác định trong nghị quyết Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ tỉnh 5 nhiệm vụ cần thực hiện, trong đó có 3 nhiệm vụ đột phá. Sau đó, Tỉnh uỷ cụ thể hoá nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết lần thứ XIV của Đảng bộ tỉnh Hậu Giang, cụ thể:
Một là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực lãnh đạo chủ chốt các cấp, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về công tác cán bộ gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài và tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong hệ thống chính trị tỉnh.
Hai là, hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách; tập trung ưu tiên xây dựng các cơ chế, chính sách tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, nhất là cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi đặc biệt trên một số lĩnh vực thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã theo hướng ưu đãi, cạnh tranh so với các địa phương khác. Ngoài ra, tập trung cải cách hành chính mạnh mẽ, nâng cao chất lượng và cải thiện vị trí xếp hạng các chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh từng năm và cả nhiệm kỳ. Xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực, phát triển đô thị thông minh kinh tế số; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội.
Ba là, xây dựng chiến lược phát triển và quy hoạch tỉnh. Chú trọng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, hạ tầng giao thông đồng bộ, thuận lợi cho nhà đầu tư.
Để cụ thể hoá nhiệm vụ đột phá thứ nhất, Tỉnh uỷ đã ban hành: Nghị quyết về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án số 05 – ĐA/TU của Tỉnh uỷ Hậu Giang, ban hành ngày 01 tháng 6 năm 2022 về thí điểm đổi mới cách thức tuyển chọn chức danh lãnh đạo, quản lý trên địa bàn tỉnh; Đề án số 01 – ĐA/TU của Tỉnh uỷ Hậu Giang, ngày 29 tháng 6 năm 2021 về nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ trẻ, nữ, cán bộ dân tộc thiểu số và cácn bộ chủ chốt cấp cơ sở nhiệm kỳ 2020-2025; Quy định sô 1120 – QĐ/TU của Tỉnh uỷ Hậu Giang, ngày 1 tháng 6 năm 2022 bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 37 của Tỉnh uỷ Hậu Giang, ngày 29 tháng 6 năm 2021 về luân chuyển cán bộ nhiệm kỳ 2020-2025.
Để cụ thể hoá nhiệm vụ đột phát thứ hai, trong năm 2021, tỉnh đã ban hành 21 văn bản, nghị quyết, đề án để cụ thể hoá Chương trình 50. Trong đó, có các thể chế, chính sách và định hướng phát triển trong 5 năm, 10 năm và cho cả giai đoạn dài hơi trong tương lai. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, cải thiện năng lực canh tranh và cạnh tranh lành mạnh, đầu tư cơ sở hạ tầng thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh. Tỉnh uỷ chọn năm 2022 là Năm doanh nghiệp, thực hiện cơ chế “2 nhanh, 3 tốt” (giải phóng mặt bằng nhanh, thủ tục đâug tư nhanh; cơ chế tốt; chính sách tốt, hạ tầng tốt). Nhưng quan điểm của Tỉnh uỷ là tạo mọi điều kiện tốt để doanh nghiệp đầu tư nhưng sự thu hút đó phải có sự chọn lọc và không đánh đổi môi trường. Vì vậy, Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 04 về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch. Bên cạnh việc cải cách thủ tục hành chính một cách mạnh mẻ, còn phải gắn với xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, kinh tế số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Vì vậy, Tỉnh uỷ đã ban hành nghị quyết về xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số ở Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Về nhiệm vụ đột phá thứ ba, Tỉnh uỷ Hậu Giang đã xây dựng định hướng Chiến lược phát triển tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đây là lần đầu tiên từ sau khi thành lập tỉnh đến nay, Hậu Giang xây dựng được 1 định hướng chiến lược, không phải tầm nhìn 5 năm, 10 năm, mà tầm nhìn xa đến giữa thế kỷ. Về định hướng cho sự phát triển thời kỳ 2021-2030, Tỉnh uỷ Hậu Giang khẳng định quan điểm phát triển: “Nhất tâm, nhị tuyến, tam thành, tứ trụ, ngũ trọng tâm”. Cụ thể nhất tâm: phát triển huyện Châu Thành thành trung thâm công nghiệp và đầu tư; nhị tuyến: khai thác hai tuyến cao tốc: Cần Thơ – Cà Mau, Châu Đốc – Cần Thơ-Trần Đề, kết nối với các tỉnh Nam Sông Hậu; Tam thành: là nâng tầm đô thị Vị Thanh, Ngã Bảy, Long Mỹ; Tứ trụ: Phát triển bốn trụ cột: công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, du lịch; ngũ trọng tâm là: Hoàn thiện thể chế chính sách; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; cải cách hành chính - ứng dụng công nghệ vào đời sống; hoàn thiện hạ tầng giao thông và công nghiệp; phát triển văn hoá xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Tỉnh uỷ đã đề ra mục tiêu phát triển Hậu Giang đến năm 2030 trở thành tỉnh khá trong khu vực và không còn là tỉnh khó khăn.
Qua quá trình tổ chức thực hiện chương trình, nghị quyết, đề án, kế hoạch của Tỉnh uỷ, đã đạt được những kết quả rất quan trọng, tạo tiền đề, động lực cho sự phát triển của tỉnh nhà:
Thứ nhất, tạo ra sự đồng thuận từ cán bộ, đảng viên đến nhân dân về các chủ trương, định hướng phát triển của tỉnh. Từ đó tạo nên sự quyết tâm mạnh mẽ, khát vọng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trên địa bàn tỉnh quyết tâm tạo ra sự phát triển để Hậu Giang thoát khỏi vòng xoáy đi xuống. Đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, ứng xử văn minh, gần gũi với nhân dân.
Thứ hai, đạt được kết quả quan trọng trong phát triển nhân lực của tỉnh và những đổi mới trong công tác cán bộ. Tính đến tháng 8 năm 2022, tổng số cán bộ từ tỉnh đến xã trên dưới 3.800 người; trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đại đa số đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra. Qua đánh giá, hầu hết can bộ đều tâm huyết, khát vọng, chịu khó, năng nổ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thứ ba là, lĩnh vực kinh tế - xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, theo báo cáo, năm 2021, kinh tế tăng trưởng 3,8%, đứng thứ 2 và cao hơn mức bình quân của khu vực và cả nước; năm 2022, 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11%, đứng thứ 8 cả nước và thứ nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển đồng bộ về giáo dục, y tế, kết cấu hạ tầng, công tác xoá đói, giảm nghèo bền vững. Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh xếp thứ 38/63 tỉnh, thành phố cả nước, đạt 63,80 điểm, tăng 0,69 điểm và tăng 1 bậc so với năm 2020; ngoài ra, tỉnh còn đứng đầu cả nước về hướng dẫn thủ tục cấp phép có điều kiện; không có doanh nghiệp nào cho rằng phải huỷ bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn về thủ tục; Hậu Giang có 100% doanh nghiệp trả lời minh bạch trong đấu thầu.. Kết quả sau Hội nghị xúc tiến đầu tư, Hậu Giang trao giấy chứng nhận đầu tư cho 12 dự án đầu tư, với tổng số vốn 19.000 tỉ đồng; ký kết ghi nhớ, hợp tác đầu tư và chủ trương đầu tư cho 10 nhà đầu tư, tổng số vốn hơn 204.000 tỉ đồng, trong đó có nhiều doanh nghiệp hàng đầu như Sun Group, Him Lam, Alphanam, FPT,... diện mạo đô thị có nhiều thay đổi tích cực, thu nhập của người dân ngày càng nâng cao, đạt 58,4 triệu đồng, tăng 19%. Nông nghiệp tăng trưởng 4,49%, mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Tổng thu ngân sách đạt 68,8%.
Đạt được kết quả nêu trên là do công tác xây dựng Đảng về chính trị của Tỉnh uỷ Hậu Giang đã hoạch định bằng chương trình, nghị quyết, đề án, kế hoạch… là đúng đắn, phù hợp với những ưu thế của tỉnh, từ đó giúp cho tỉnh Hậu Giang “cất cánh” trong những năm đầu của nhiệm kỳ 2020-2025.
Trong thời gian tới, Hậu Giang cần thực hiện tốt những giải pháp sau đây để thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội XIV của Đảng bộ tỉnh, cụ thể như sau:
Một là, tiếp tục quán triệt và thực hiện hiệu quả những quan điểm, định hướng, nhiệm vụ đột phá của Tỉnh uỷ đã xác định trong Nghị quyết và Chương trình 50.
Hai là, phát huy ý chí tự lực, tự cường của cán bộ, đảng viên và nhân dân để biến khát vọng thành hiện thực.
Ba là, thường xuyến tiến hành sơ, tổng kết để phát huy những mô hình phát triển hiệu quả; khắc phục những hạn chế, bất cập nếu có.
Bốn là, tăng cường đối thoại với cán bộ, đảng viên và nhân dân để có những sáng kiến, cách làm hay…
Năm là, tăng cương công tác xây dựng Đảng cả 4 nội dung: chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức để Đảng bộ tỉnh Hậu Giang ngày càng trong sạch, vững mạnh.
PHAN NGỌC YẾN
- Gương sáng đảng viên “Cô tiên của các em học sinh nghèo”
- BÀI DỰ THI GIẢI BÁO CHÍ VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG
- NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC VIÊN Ở TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ NGÃ BẢY
- Infographic: MỨC ĐÓNG BHYT ĐƯỢC NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 10 CỦA HĐND TỈNH
- Điểm tin sáng 5-10: Người dân gửi hơn 6,8 triệu tỉ đồng vào ngân hàng
- Cùng Sunlife Việt Nam tìm hiểu 3 loại hình bảo hiểm phổ biến
- Infographic: TRÌNH TỰ XÁC ĐỊNH HỘ LÀM NÔNG, LÂM, NGƯ VÀ DIÊM NGHIỆP CÓ MỨC SỐNG TRUNG BÌNH
- Điểm tin sáng 4-10: Khoa học công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong nông nghiệp
- BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO BÁO HẬU GIANG
- “Bác Hồ trong trái tim các dân tộc Việt Nam”
- Chúc tăng, ni, phật tử đón Đại lễ Phật đản an lành
- Huyện Vị Thủy: Xây dựng 41 tuyến đường đẹp
- Điểm tin sáng 17 – 5: Bốn người Việt Nam vào top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
- Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động giám định tư pháp
- Nâng cao kỹ năng cho các “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy”
- Bảo hiểm xã hội tỉnh và Hội Nông dân tỉnh phối hợp ra mắt mô hình mới
- Xét xử 16 bị cáo liên quan đến “tín dụng đen”
- Nguy cơ ùn tắc kiểm định khi gần 300 đăng kiểm viên ra tòa