SỰ KIỆN VĂN HÓA ĐẶC BIỆT MỪNG 20 NĂM THÀNH LẬP TỈNH
Bài 1: Áo bà ba - Những câu chuyện lịch sử hòa quyện cảm xúc, sự tự hào !
Câu chuyện của các diễn giả trong buổi giao lưu văn hóa “Áo bà ba xưa và nay - Những cung bậc cảm xúc” mới đây, không chỉ giúp mọi người hiểu thêm về chiếc áo bà ba qua từng giai đoạn lịch sử, còn mang đến một góc nhìn khác trong hành trình tạo dựng thương hiệu riêng biệt như Festival Áo bà ba lần đầu được tổ chức tới đây.
NSND Trà Giang nhiều lần được đóng vai phụ nữ Nam bộ qua nhiều bộ phim đi vào huyền thoại của điện ảnh Việt Nam và những vai diễn đó đều gắn liền với áo bà ba. Ảnh: TRUNG QUÂN
Một di sản văn hóa khác biệt
Từ lâu, chiếc áo bà ba đã trở nên quen thuộc với người dân Nam bộ, khi nhắc đến áo bà ba, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh người phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Nam bộ nói riêng. Áo bà ba đã cùng mẹ, cùng chị, cùng anh ra chiến trận, góp phần viết nên trang sử hào hùng của dân tộc. Thời bình, chiếc áo bà ba cùng nông dân ra đồng, lao động để xây dựng quê hương…
Câu chuyện về nguồn gốc của chiếc áo bà ba được các diễn giả kể lại bằng việc nghiên cứu, trải nghiệm của mình. Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc chiếc áo bà ba. Tại buổi giao lưu, Nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng cho rằng: Áo bà ba xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ XIX, của cộng đồng người Mã Lai lai Hoa, được gọi là nhóm người Bà Ba. Trong quá trình giao lưu văn hóa, chiếc áo dần được người miền Nam ưa thích và mặc, từng bước cải thiết theo từng giai đoạn.
Nhà nghiên cứu văn hóa - TS Nguyễn Nam, giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam, mang đến câu chuyện cổ tích về chiếc áo bà ba: Áo bà ba là từ mà vua dùng để diễn tả áo dài, nhưng rách nát, vá lưng và ngắn cũn cỡn của anh ngư dân nghèo. Vua đi qua, phát hiện và nói trông giống con ba ba và người dân cũng thấy áo này gọn gàng, xoay trở không bị vướng, nên mặc. Tên này bắt đầu được gọi, sau nói trại thành bà ba. TS. Nguyễn Nam khẳng định rằng: “Dù có lịch sử như thế nào, chiếc áo bà ba là chiếc áo của người Việt, cùng dân tộc trải qua nhiều thăng trầm và đến hôm nay, chiếc áo vẫn là niềm tự hào của người dân Nam bộ nói riêng và tôi chưa thấy dân tộc nào có trang phục giống áo bà ba”.
Mỗi câu chuyện được kể lại, trong ký ức của những người nổi tiếng, là những dấu ấn khó quên. Ở tuổi ngoài 90, nhà văn Nguyễn Thị Xuân Phượng đi qua và chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử. Chiếc áo bà ba gắn bó với cuộc đời bà, những năm tháng đi chiến đấu và mãi đến hôm nay. Đặc biệt, bà là người tư vấn cho diễn viên Jane Fonda nổi tiếng thế giới may trang phục này mặc để thực hiện công việc phản đối chiến tranh tại Việt Nam vào năm 1972. Một câu chuyện có giá trị lịch sử.
Một nhân vật nổi tiếng, đi vào huyền thoại, có hình ảnh trong phim và ngoài đời gắn bó với áo bà ba cũng để lại những dấu ấn đẹp tại buổi giao lưu. Ngoài 80 tuổi, NSND Trà Giang xúc động chia sẻ khi có cơ hội được đóng nhiều phim nổi tiếng, gắn với hình ảnh người phụ nữ Nam bộ anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Bà chia sẻ: Được khoác áo bà ba, bà thấy tự tin, tự hào, xúc động khó diễn tả hết bằng lời. Cả đời mẹ của bà chỉ mặc áo bà ba và bà thích, tự cắt may và mặc khi là sinh viên trường điện ảnh. Niềm tự hào được mặc chiếc áo độc đáo này là khi bà được chọn vào vai những phụ nữ Nam bộ, hiền lành, dịu dàng, chịu thương, chịu khó, nữ du kích can đảm, gan dạ trong các phim: “Chị Tư Hậu”, “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, “Dòng sông hoa trắng”… Những vai diễn đã làm nên tên tuổi, tạo nên “thương hiệu” riêng khó hòa lẫn và chiếc áo bà ba vẫn luôn là trang phục được bà rất yêu thích.
Từ cảm xúc, giá trị lịch sử đến xây dựng thương hiệu
Những cung bậc cảm xúc sẽ mãi dừng lại ở đó, nếu không có cách nghĩ, góc nhìn sáng tạo để có thể tận dụng cơ hội, phát huy giá trị văn hóa độc đáo xây dựng nên thương hiệu riêng.
Nhà thiết kế Minh Hạnh chia sẻ, đó cũng là lý do bà quyết tâm hỗ trợ, xây dựng ý tưởng cùng Hậu Giang tổ chức Festival Áo bà ba - Hậu Giang 2023, cũng như buổi giao lưu văn hóa đặc biệt này. “Tôi tin rằng câu chuyện của những cảm xúc sẽ được Hậu Giang viết tiếp bằng việc bảo tồn, phát huy, tạo dựng thương hiệu riêng cho chiếc áo bà ba, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần vào sự phát triển của tỉnh. Để làm được điều này còn là câu chuyện dài phía trước, chúng tôi chỉ là người khơi gợi để mọi người thấy rằng văn hóa luôn hiện hữu và nơi nào cũng có nét riêng biệt, độc đáo. Tôi cho rằng đây là cơ hội tuyệt vời để Hậu Giang phát huy”, nhà thiết kế Minh Hạnh nhấn mạnh.
Mang đến những chiếc túi xinh xắn làm từ lá khóm mà ông có dịp đi nước ngoài mua, GS.TS Bùi Chí Trung, giảng dạy tại Đại học Aichi Shukutoku, Nhật Bản, muốn chia sẻ câu chuyện về phát huy sản vật của địa phương để phát triển. Ông nhấn mạnh: “Chuyện ở đâu, vùng nông thôn hay thành thị không quan trọng, cái chính là mình phát huy sản vật đó sáng tạo ra sao. Lễ hội Hậu Giang sắp tổ chức lần này sẽ khơi nguồn và tôi khuyên rằng, muốn thành công, phải phát huy nguồn lực địa phương, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và được người dân hợp tác. Đặc biệt là phải phát huy sức sáng tạo và giữ được nguồn lao động trẻ”.
Hậu Giang tổ chức Festival Áo bà ba - Hậu Giang 2023 cũng không nằm ngoài mục đích bảo tồn, phát huy giá trị, xây dựng thương hiệu riêng cho một lễ hội ý nghĩa.
Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh: “Với chủ đề “Phát huy nội lực, tận dụng thời cơ, khơi dậy khát vọng xây dựng tỉnh Hậu Giang phát triển nhanh và bền vững”, chúng tôi kỳ vọng sự kiện lần sẽ giúp mọi người hiểu rõ nguồn gốc cùng những câu chuyện đẹp về chiếc áo bà ba. Những chia sẻ, khơi gợi, mở hướng những giải pháp đầy trách nhiệm của các diễn giả, góp phần xây dựng thương hiệu riêng, biến lễ hội lần này không chỉ đặc sắc, mà còn là cơ hội mới, mở hướng cho việc xây dựng thương hiệu văn hóa, phát huy sản vật địa phương, góp phần giúp Hậu Giang từng bước khẳng định, phát triển vươn tầm”.
Một câu chuyện mang giá trị lịch sử Ảnh: TRUNG QUÂN Ở tuổi ngoài 90, nhà văn Nguyễn Thị Xuân Phượng đã chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử. Chiếc áo bà ba gắn bó mật thiết với cuộc đời bà, từ những năm tháng đi chiến đấu và mãi đến hôm nay. Đặc biệt, bà là người tư vấn cho diễn viên Jane Fonda nổi tiếng thế giới may trang phục này mặc để thực hiện công việc phản đối chiến tranh ở Việt Nam vào năm 1972. Bà cũng đã từng đến Hà Nội. Jane Fonda từng 2 lần đoạt giải thưởng danh giá Oscar, là nữ nghệ sĩ quốc tế tiên phong trong lên tiếng phản đối chiến tranh ở Việt Nam. |
VĨNH TRÀ
- Tặng áo bà ba cho tiểu thương và người đi chợ ở Chợ nông thôn Vị Thanh
- Những hình ảnh ấn tượng về lễ hội Festival áo bà ba tại Hậu Giang
- Thêm vấn vương chiếc áo bà ba !
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Báo Hậu Giang điểm tin sáng 11-9: Lũ lụt tàn phá nặng nề miền Bắc, lũ quét vùi lấp cả một thôn ở Lào Cai
- Tiếp sức học sinh đến trường
- Mục tiêu quan trọng trong năm học mới
- Mobifone tỉnh Hậu Giang đồng hành cùng chuyển đổi số trong giáo dục với chủ đề “Tối ưu hóa quá trình học tập với mobiEdu”
- BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO BÁO HẬU GIANG
- “Bác Hồ trong trái tim các dân tộc Việt Nam”
- Chúc tăng, ni, phật tử đón Đại lễ Phật đản an lành
- Huyện Vị Thủy: Xây dựng 41 tuyến đường đẹp
- Điểm tin sáng 17 – 5: Bốn người Việt Nam vào top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
- Gần 1.000 người cao tuổi được khám sức khoẻ, tầm soát bệnh phong - da liễu
- Trao quyết định quân hàm sĩ quan năm 2024
- Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và Hậu Giang tham quan vườn măng cụt trăm tuổi
- Giận quá mất khôn…
- Từ ngày 1-7: VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính
- Người thợ mộc khiếm khuyết không đầu hàng số phận
- Vùng mặn đổi đời
- Hân hoan mừng khai giảng !
- Quan tâm tạo cảnh quan môi trường
- Trị “căn bệnh” mua bán lấn chiếm
- Bí thư Tỉnh ủy thăm hỏi, động viên, tặng quà cho kỹ sư, công nhân thi công cao tốc
- Khẩn trương giúp dân khắc phục thiệt hại do lốc xoáy gây ra
- Những hành vi tiềm ẩn tai nạn giao thông