Vì sao nhiều nước EU muốn cấm ngũ cốc Ukraine

18/07/2023 | 12:53 GMT+7

Năm quốc gia thành viên EU có chung biên giới với Ukraine đã kêu gọi gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine vào khối này.

Ảnh minh họa: GETTY IMAGES

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hungary Istvan Nagy cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Vilaggazdasag hôm 15-7.

Theo Bộ trưởng Istvan Nagy, lệnh cấm ngũ cốc Ukraine là một biện pháp cần thiết để bảo vệ những nông dân EU đã phải chịu thiệt hại do các sản phẩm nông nghiệp Ukraine bán phá giá.

“Về hạn chế nhập khẩu (ngũ cốc Ukraine), Hungary có chung quan điểm với Bulgaria, Ba Lan, Romania và Slovakia. Theo đó, Ủy ban châu Âu nên gia hạn lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm ngũ cốc của Ukraine ngay cả sau ngày 15-9, vì đây là cách duy nhất để bảo vệ lợi ích của nông dân châu Âu”, ông Nagy tuyên bố.

Ông Nagy giải thích rằng chi phí sản xuất các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine thấp hơn đáng kể so với những gì nông dân EU phải đối mặt, “vì ngành nông nghiệp ở Ukraine hoạt động trong điều kiện tự nhiên rất tốt và không phải thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, khiến việc sản xuất nông nghiệp của EU trở nên đắt đỏ hơn”.

Ngoài ra, xung đột với Nga đã tạo ra tình huống trong đó các nhà xuất khẩu Ukraine cố gắng bán ngũ cốc dưới giá trị thị trường.

Bộ trưởng Nagy cam kết sẽ tiếp tục làm việc để tìm ra giải pháp chung của châu Âu, sao cho tình hình thị trường ngũ cốc có tính đến “gánh nặng gia tăng của các quốc gia có biên giới bị ảnh hưởng nhiều nhất và lợi ích của nông dân”. Tuy nhiên, ông kêu gọi Kiev không coi lệnh cấm là một hành động chống lại Ukraine.

“Điều quan trọng là Kiev phải hiểu rằng hành động của 5 quốc gia không nhằm chống lại Ukraine. Và chúng tôi quan tâm đến một giải pháp chung, nhưng chúng tôi phải bảo vệ lợi ích của nông dân và duy trì an ninh lương thực toàn cầu”.

Ba Lan, Slovakia, Hungary, Romania và Bulgaria đã chịu thiệt hại đáng kể do ngũ cốc Ukraine tràn vào sau khi Brussels đình chỉ thuế hải quan đối với các sản phẩm nông nghiệp của nước này kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Năm quốc gia EU đã chuyển sang cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine vào tháng 4.

Brussels đã phản ứng bằng cách khẳng định quyền tối cao của EU trong chính sách thương mại và áp đặt “các hạn chế tạm thời” đối với việc nhập khẩu lúa mì, ngô, hạt cải dầu và dầu hướng dương của Ukraine cho năm quốc gia vào tháng 5. Ban đầu được áp dụng cho đến ngày 5-6, các hạn chế sau đó đã được gia hạn cho đến ngày 15-9.

Trong cuộc phỏng vấn của mình, ông Nagy không cho biết các quốc gia hiện đang tìm cách gia hạn lệnh cấm trong bao lâu.

Kiev không hài lòng với lệnh cấm và đã kêu gọi Brussels bãi bỏ lệnh cấm này.

Xét cho cùng, phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ hưởng lợi lớn từ Sáng kiến Biển Đen. Theo chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ Kerim Has, chúng ta không thể bỏ qua vai trò của một người hưởng lợi khác là Ankara, chính là nước đóng vai trò trung gian cho sáng kiến này.

Mọi thứ đều rõ ràng với mục đích của Thổ Nhĩ Kỳ khi nước này chủ yếu mua ngũ cốc từ Nga và Ukraine (theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, 10% ngũ cốc của Ukraine được giao theo Thỏa thuận Ngũ cốc là đến thị trường Thổ Nhĩ Kỳ). Rõ ràng là Ankara đã thu lợi rất lớn về mặt kinh tế.

Thứ hai, đây là một trong những thỏa thuận quan trọng mà Ankara nói chung và Tổng thống Erdogan nói riêng đóng vai trò chủ đạo. Sự thành công của nó sẽ giúp nâng cao vị thế quốc tế của của đất nước này và uy tín cá nhân ông Erdogan, giúp nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhận được sự tán thưởng của phương Tây.

Như vậy, chính phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ mới là bên hưởng lợi nhiều nhất từ Sáng kiến Biển Đen, còn Nga hầu như chẳng có lợi ích gì. Vậy tại sao Liên bang Nga chấp thuận và nhiều lần đồng ý gia hạn thỏa thuận ngũ cốc? Điều này xuất phát từ nhiều khía cạnh.

NGUYỄN TẤN tổng hợp

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>