Ưu tiên giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Niger

Thứ Hai, ngày 21/08/2023 | 08:52

Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) tái khẳng định quan điểm ưu tiên thúc đẩy giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng tại Niger, nhưng nhấn mạnh không loại trừ biện pháp can thiệp quân sự nhằm khôi phục trật tự Hiến pháp tại nước này.

Phiên họp bất thường các nhà lãnh đạo Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) về tình hình Niger, tại Abuja (Nigeria), ngày 10-8-2023. Ảnh: AFP

Ủy ban An ninh và Hòa bình ECOWAS cáo buộc chính quyền quân sự Niger tìm cách hoãn binh để củng cố chính quyền đảo chính khi phát đi tín hiệu về sự cởi mở trong đàm phán ngoại giao, nhấn mạnh rằng khối này sẽ khôi phục trật tự Hiến pháp cho Niger bằng mọi biện pháp có thể.

Trong cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp lần thứ 2 hôm 10-8 tại Nigeria, các nhà lãnh đạo Tây Phi đã quyết định kích hoạt lực lượng thường trực của khối này nhằm sẵn sàng cho kịch bản can thiệp quân sự vào Niger. Cho đến nay, 3 quốc gia thành viên của khối là Côte d’Ivoire, Senegal va Benin đã cam kết cử lực lượng tham gia chiến dịch can thiệp. Tuy nhiên, nhiều quốc gia thành viên tuyên bố phản đối và không tham gia bất kỳ động thái quân sự nào vào Niger.

Tham mưu trưởng và chỉ huy quân đội cấp cao các nước Tây Phi (ECOWAS) ngày 17-8 cũng đã họp bàn, để chuẩn bị cho kế hoạch can dự quân sự vào Niger. Tuy nhiên, ngay trước cuộc họp, Hội đồng Hòa bình và An ninh (PSC) của Liên minh châu Phi đã lên tiếng phản đối.

Chủ tịch ECOWAS - Tổng thống Nigeria Bola Tinubu cho biết, mọi hành động của ECOWAS để khôi phục trật tự Hiến pháp tại Niger đang được khối Cộng đồng Kinh tế Trung Phi ủng hộ.

Tuy nhiên, theo các nguồn tin ngoại giao được truyền thông Pháp vừa đưa tin, Hội đồng An ninh và Hòa bình của Liên minh châu Phi, cơ quan chịu trách nhiệm thực thi các quyết định của Khối, lại bác bỏ đề xuất của ECOWAS về việc tiến hành can thiệp quân sự. Nhiều quốc gia ở phía Nam và phía Bắc châu Phi phản đối bất kỳ hành động quân sự nào vào Niger, do lo ngại sự bất ổn. Một hành động can dự vào Niger cũng sẽ khiến chính ECOWAS chia rẽ, vì một số nước thành viên phản đối. Đặc biệt là 2 nước đang bị đình chỉ tư cách thành viên là Mali và Burrkina Faso - vốn tuyên bố sát cánh cùng chính quyền quân sự Niger hiện nay.

Khác với Pháp - ủng hộ ECOWAS toàn diện do những lợi ích chiến lược của nước này tại Niger, các tuyên bố của Nga và Mỹ vẫn cho rằng, khủng hoảng Niger cần được giải quyết thông qua ngoại giao. Tổng thống Nga Putin khẳng định, một giải pháp hòa bình sẽ giúp khu vực này ổn định hơn.

Trong khi, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cho biết, chính quyền Tổng thống Joe Biden cam kết thực hiện giải pháp ngoại giao và Niger là đối tác mà Mỹ không muốn đánh mất:

“ECOWAS đã rất rõ ràng và công khai rằng can thiệp quân sự nên là phương sách cuối cùng, điều mà chúng tôi đồng ý. Và chúng tôi tiếp tục tập trung vào việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao và liên hệ chặt chẽ với ECOWAS và lãnh đạo của Khối về vấn đề này”, ông Patel nói.

Trước phản ứng của Nga và Mỹ, chính quyền quân sự Niger tuyên bố sẽ để mở mọi cánh cửa đàm phán với các bên. Điều này cũng được thể hiện một phần qua các chuyến thăm nước ngoài của các quan chức chính quyền quân sự Niger. Mới nhất là chuyến thăm Cộng hòa Chad của vị Thủ tướng mới được bổ nhiệm.

Trong khi đó, phía Liên Hiệp Quốc lo ngại sự an toàn của Tổng thống bị lật đổ, cũng như tình hình mất an ninh lương thực tại Niger đang trầm trọng hơn. Các quan chức kêu gọi miễn trừ nhân đạo với đối với một số lệnh trừng phạt đang được áp đặt lên quốc gia này sau cuộc đảo chính.

NGUYỄN TẤN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Nguy cơ giao tranh giữa Ấn Độ và Pakistan leo thang

08:06 09/05/2025

Việc tấn công qua lại giữa Ấn Độ và Pakistan đã khiến căng thẳng leo thang nhiều nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện giữa hai nước.

Mỹ mạnh tay trục xuất người nhập cư: Hệ lụy khó lường

18:47 07/05/2025

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh tay trục xuất người nhập cư trái phép đã khiến hàng chục ngàn người lao đao.

Mỹ - Iran lại “khẩu chiến”

08:39 07/05/2025

Mỹ dọa sẽ trừng phạt nhằm vào xuất khẩu dầu của Iran, ngược lại Tehran lại trình làng tên lửa đạn đạo mới với nhiều tính năng vượt trội có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.

Ấn Độ - Pakistan căng thẳng gia tăng

07:03 06/05/2025

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5-5 họp kín về tình hình Ấn Độ - Pakistan trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có giữa hai nước sau vụ tấn công đẫm máu hôm 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.

Trung Quốc gửi thông điệp đến Mỹ

08:19 05/05/2025

Bắc Kinh tuyên bố nếu muốn đàm phán, Washington nên thể hiện thiện chí và hủy bỏ các mức thuế quan đơn phương.

Khủng hoảng nhân đạo tại Gaza

05:54 29/04/2025

Tình hình an ninh lương thực tại Gaza đang bước vào giai đoạn nguy cấp.

Gia tăng căng thẳng Ấn Độ và Pakistan

08:02 28/04/2025

Giao tranh tại đường Ranh giới Kiểm soát LoC diễn ra sau vụ khủng bố nghiêm trọng, khiến quan hệ hai nước rơi vào khủng hoảng ngoại giao mới.

Iran muốn sớm đạt thỏa thuận hạt nhân với Mỹ

08:59 25/04/2025

Mới đây, Iran tuyên bố nước này đang tìm cách đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ trong tương lai gần.

Ukraine mất chủ quyền các vùng đã sáp nhập vào Nga ?

08:13 24/04/2025

Sau nhiều nỗ lực bất thành, Mỹ đã mất dần kiên nhẫn với các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.

Gia tăng khủng hoảng nhân đạo toàn cầu

05:21 23/04/2025

Việc Mỹ cắt, giảm viện trợ nước ngoài đã khiến áp lực cuộc khủng hoảng nhân đạo gia tăng làm nhiều quốc gia rơi vào khốn khó.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Người dân cần đề phòng mưa giông đầu mùa, sét đánh nguy hiểm

09:46 11/05/2025

(HGO) - Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang, do vùng nhiễu động gió Đông trên cao khu vực Nam bộ nên từ nay đến ngày 13/5/2025 sẽ gây ra thời tiết xấu trong tỉnh như mây thay đổi đến nhiều mây; sáng, trưa và chiều tối có xuất hiện mưa giông trên diện rộng, cục bộ có giông mạnh, trong cơn giông kèm theo gió giật cấp 6 - cấp 7 và sét đánh rất nguy hiểm, lượng mưa vừa và to, có nơi có cường độ mưa to đến rất to trong thời gian ngắn. Độ ẩm không khí cao, nhiệt độ giảm nhẹ cao nhất từ 300C-320C, thấp nhất từ 250C-260C. Thời tiết mát mẻ, dễ chịu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy mục tiêu cả nước có 3.000km đường bộ cao tốc trong năm nay

19:19 10/05/2025

(HGO) - Sáng ngày 10-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Hậu Giang: “Điểm sáng” chuyển đổi số, đảm bảo quyền lợi an sinh cho người dân

17:37 10/05/2025

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Hậu Giang được đánh giá là một trong những cơ quan ngành dọc có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện chuyển đổi số, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Mong chư vị giáo phẩm, tăng, ni và đồng bào phật tử phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết

11:17 10/05/2025

(HGO) – Sáng ngày 10-5, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo sở, ngành và thị xã Long Mỹ đến thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025 tại Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang.