Niger bên bờ vực chiến tranh

Thứ Hai, ngày 07/08/2023 | 09:57

Với vị thế chiến lược tại khu vực, Niger đang có nguy cơ trở thành “chảo lửa” chiến tranh. Cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi đẩy mạnh nỗ lực hòa giải tại quốc gia Tây Phi này.

Hàng nghìn người biểu tình phản đối trừng phạt ở thủ đô Niamey, Niger ngày 3-8-2023.   Ảnh: REUTERS

Các bộ trưởng quốc phòng trong Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) hôm qua cho biết đã lên kế hoạch có hành động quân sự tại Niger sau khi các nỗ lực trung gian thất bại. Nhóm này cũng đặt thời hạn đến ngày 6-8 để các lãnh đạo nhóm quân đội đảo chính từ chức và khôi phục chính phủ của Tổng thống Mohamed Bazoum. Trước đó, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi đã áp đặt trừng phạt với Niger và cử một phái đoàn tới quốc gia này hôm 3-8 nhằm “tìm kiếm một giải pháp hòa bình”. Tuy nhiên phái đoàn đã rời đi mà không có bất cứ cuộc gặp nào với đại diện chính quyền quân sự.

Hàng nghìn người ủng hộ chính quyền quân sự của phe đảo chính tại Niger, hôm qua (6-8), tiếp tục xuống đường tuần hành ở thủ đô Niamey và một số thành phố lớn, lên án các lệnh trừng phạt quốc tế và phản đối ý định can thiệp quân sự chống Niger. Những người biểu tình kêu gọi các nhà lãnh đạo Tây Phi từ bỏ kế hoạch can thiệp quân sự vào Niger, đồng thời dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt chống nước này.

Một số nguồn tin khu vực dẫn lời các lãnh đạo chính quyền quân sự Niger cho biết, phe đảo chính không thay đổi quyết tâm lật đổ chính quyền của Tổng thống Mohamed Bazoum, đồng nghĩa với việc không tuân theo tối hậu thư mà ECOWAS đưa ra là phải khôi phục trật tự Hiến pháp.

Trong khi đó, nhiều lãnh đạo khu vực lại đang có quan điểm trái chiều về tình hình tại Niger. Một số lãnh đạo châu Phi như Nigeria, Senegal hôm qua đã để ngỏ khả năng có thể triển quân đội đến Niger để ổn định tình hình tại nước láng giềng này. Tuy nhiên, nước láng giềng cộng hòa Chad - nước đang làm trung gian hòa giải của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi khẳng định sẽ không can thiệp quân sự, đồng thời kêu gọi các bên tại Niger tiếp tục đối thoại.

Trước tình hình nghiêm trọng tại Niger, cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi đẩy mạnh nỗ lực hòa giải tại quốc gia Tây Phi này. Bộ Ngoại giao Đức hôm qua đã kêu gọi thúc đẩy nỗ lực hòa giải với chính quyền quân sự ở Niger. Phát biểu tại cuộc họp báo, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện hòa giải ở Niger và đạt được giải pháp chính trị. Quan chức này cho biết Đức ủng hộ các nỗ lực hòa giải đang diễn ra.

Cùng ngày, Điện Kremlin tuyên bố bất kỳ hành động can thiệp nào vào Niger từ các cường quốc ngoài khu vực đều khó có thể cải thiện tình hình sau cuộc đảo chính quân sự ở quốc gia Tây Phi.

Phát biểu với các phóng viên, Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov bày tỏ: “Hành động can thiệp của các lực lượng ngoài khu vực không thể giúp thay đổi tình hình theo chiều hướng tích cực hơn. Chúng tôi đang theo dõi tình hình hết sức chặt chẽ, chúng tôi lo ngại về tình trạng căng thẳng ở Niger. Chúng tôi tiếp tục ủng hộ nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường theo hiến pháp mà không gây nguy hiểm đến tính mạng con người”.

Đây không phải là lần đầu tiên đảo chính xuất hiện tại khu vực châu Phi, trong đó có Niger. Thực tế, đảo chính đã xuất hiện tới 7 lần tại khu vực Tây và Trung Phi kể từ năm 2020 đến nay. Tuy nhiên, với vị thế chiến lược của Niger tại khu vực trong lĩnh vực dầu mỏ, urani, cũng như cuộc chiến chống quân nổi dậy cực đoan tại khu vực Sahel, quốc gia này được xem là có tầm quan trọng chiến lược đối với nhiều nước trên thế giới và cả khu vực. Vì vậy, cuộc đảo chính tại quốc gia này đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận.

Kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính, nhiều nước phương Tây đã cắt giảm viện trợ cho Niger, mặc dù quốc gia Tây Phi là một trong những nước nghèo nhất thế giới và dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài, vốn chiếm gần một nửa ngân sách thường niên của quốc gia này. Mới nhất, Mỹ hôm qua quyết định sẽ dừng một số chương trình hỗ trợ nước ngoài dành cho chính phủ Niger, tuy nhiên vẫn tiếp tục viện nhân đạo và thực phẩm cho người dân quốc gia Tây Phi này. Chính phủ Hà Lan cùng ngày cũng xác nhận đang tạm thời đình chỉ hợp tác trực tiếp với chính phủ Niger, đồng thời cho biết đang cân nhắc tài trợ cho các chương trình nhân đạo khác ở Niger do Liên Hiệp Quốc, những tổ chức quốc tế khác hoặc các đối tác địa phương quản lý.

NGUYỄN TẤN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Nguy cơ giao tranh giữa Ấn Độ và Pakistan leo thang

08:06 09/05/2025

Việc tấn công qua lại giữa Ấn Độ và Pakistan đã khiến căng thẳng leo thang nhiều nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện giữa hai nước.

Mỹ mạnh tay trục xuất người nhập cư: Hệ lụy khó lường

18:47 07/05/2025

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh tay trục xuất người nhập cư trái phép đã khiến hàng chục ngàn người lao đao.

Mỹ - Iran lại “khẩu chiến”

08:39 07/05/2025

Mỹ dọa sẽ trừng phạt nhằm vào xuất khẩu dầu của Iran, ngược lại Tehran lại trình làng tên lửa đạn đạo mới với nhiều tính năng vượt trội có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.

Ấn Độ - Pakistan căng thẳng gia tăng

07:03 06/05/2025

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5-5 họp kín về tình hình Ấn Độ - Pakistan trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có giữa hai nước sau vụ tấn công đẫm máu hôm 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.

Trung Quốc gửi thông điệp đến Mỹ

08:19 05/05/2025

Bắc Kinh tuyên bố nếu muốn đàm phán, Washington nên thể hiện thiện chí và hủy bỏ các mức thuế quan đơn phương.

Khủng hoảng nhân đạo tại Gaza

05:54 29/04/2025

Tình hình an ninh lương thực tại Gaza đang bước vào giai đoạn nguy cấp.

Gia tăng căng thẳng Ấn Độ và Pakistan

08:02 28/04/2025

Giao tranh tại đường Ranh giới Kiểm soát LoC diễn ra sau vụ khủng bố nghiêm trọng, khiến quan hệ hai nước rơi vào khủng hoảng ngoại giao mới.

Iran muốn sớm đạt thỏa thuận hạt nhân với Mỹ

08:59 25/04/2025

Mới đây, Iran tuyên bố nước này đang tìm cách đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ trong tương lai gần.

Ukraine mất chủ quyền các vùng đã sáp nhập vào Nga ?

08:13 24/04/2025

Sau nhiều nỗ lực bất thành, Mỹ đã mất dần kiên nhẫn với các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.

Gia tăng khủng hoảng nhân đạo toàn cầu

05:21 23/04/2025

Việc Mỹ cắt, giảm viện trợ nước ngoài đã khiến áp lực cuộc khủng hoảng nhân đạo gia tăng làm nhiều quốc gia rơi vào khốn khó.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Người dân cần đề phòng mưa giông đầu mùa, sét đánh nguy hiểm

09:46 11/05/2025

(HGO) - Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang, do vùng nhiễu động gió Đông trên cao khu vực Nam bộ nên từ nay đến ngày 13/5/2025 sẽ gây ra thời tiết xấu trong tỉnh như mây thay đổi đến nhiều mây; sáng, trưa và chiều tối có xuất hiện mưa giông trên diện rộng, cục bộ có giông mạnh, trong cơn giông kèm theo gió giật cấp 6 - cấp 7 và sét đánh rất nguy hiểm, lượng mưa vừa và to, có nơi có cường độ mưa to đến rất to trong thời gian ngắn. Độ ẩm không khí cao, nhiệt độ giảm nhẹ cao nhất từ 300C-320C, thấp nhất từ 250C-260C. Thời tiết mát mẻ, dễ chịu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy mục tiêu cả nước có 3.000km đường bộ cao tốc trong năm nay

19:19 10/05/2025

(HGO) - Sáng ngày 10-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Hậu Giang: “Điểm sáng” chuyển đổi số, đảm bảo quyền lợi an sinh cho người dân

17:37 10/05/2025

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Hậu Giang được đánh giá là một trong những cơ quan ngành dọc có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện chuyển đổi số, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Mong chư vị giáo phẩm, tăng, ni và đồng bào phật tử phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết

11:17 10/05/2025

(HGO) – Sáng ngày 10-5, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo sở, ngành và thị xã Long Mỹ đến thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025 tại Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang.