Niềm tin vào triển vọng kinh tế toàn cầu thấp do lo ngại lạm phát

15/11/2022 | 09:12 GMT+7

Giá tăng đã khiến các nhà dự báo hạ triển vọng tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu trong năm 2022 và tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu được cho là sẽ chậm lại trong năm 2023.

Triển vọng kinh tế toàn cầu bị đe dọa bởi lo ngại về lạm phát.

Dự báo do Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc đưa ra. Mức tăng trưởng này thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 5 vừa qua.

Nguyên nhân được cho là một phần do hậu quả từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ từ các nền kinh tế lớn và các rủi ro địa chính trị kéo dài. Xét theo từng quốc gia, dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ ước đạt mức 0,6% vào năm 2023.

Nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu dự kiến sẽ tiếp tục đi ngang. Trong khi đó, Trung Quốc dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 4,8% trong năm tới.

Khảo sát mới cho thấy, nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu phải vật lộn với việc chi phí tăng và lo ngại về tình trạng giảm thu nhập.

Theo Khảo sát Điều kiện Kinh tế toàn cầu (GECS) mới nhất do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA) và Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (IMA) thực hiện, niềm tin vào triển vọng kinh tế vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung vị ghi nhận suốt thập kỷ qua do những lo ngại về tình trạng lạm phát và sụt giảm hoạt động kinh doanh.

Trên toàn cầu, khảo sát lần này cho thấy gần 3/4 số doanh nghiệp đang phải vật lộn với tình trạng gia tăng chi phí và 1/3 lo ngại về tình trạng giảm thu nhập.

Khảo sát cũng chỉ ra 2 diễn biến mới đang nhấn mạnh bản chất bấp bênh của môi trường thương mại. Đầu tiên là “những vấn đề trong việc đảm bảo thanh toán nhanh chóng”, có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự gia tăng số lượng các tổ chức có khả năng gặp khó về dòng tiền.

Bên cạnh đó, báo cáo về “những vấn đề trong tiếp cận tài chính”, phản ánh chính sách thắt chặt tiền tệ ngặt nghèo nhất trong gần 40 năm qua có thể đã tác động tới tính thanh khoản của doanh nghiệp.

Tiến sĩ Josh Heniro, Giám đốc cấp cao của IMA, khu vực Đông Nam Á, cho biết: “Quan ngại ngày càng lớn về gia tăng mức lãi suất trước nguy cơ lạm phát tăng cao và hệ quả của việc thắt chặt chính sách dẫn đến rủi ro làm chậm sự phát triển kinh tế toàn cầu so với mức kỳ vọng của các doanh nghiệp trong năm 2023”.

Nhận xét về triển vọng của khu vực châu Á Thái Bình Dương, ông nói thêm: “Điểm sáng tại thị trường châu Á Thái Bình Dương là chính sách tiền tệ vẫn được điều tiết thỏa đáng, giúp mức tăng lạm phát nằm trong giới hạn chấp nhận được so với các khu vực khác. Đó có thể là lý do tại sao chúng ta đang thấy sự phục hồi niềm tin trong số người tham gia khảo sát trên địa bàn”.

Khảo sát cũng cho thấy sự phân hóa trong mức độ của niềm tin giữa các khu vực, khi các mức độ thấp ghi nhận tại Bắc Mỹ và Tây Âu tương phản sâu sắc với cái nhìn lạc quan ghi nhận tại Trung Đông và Nam Á.

“Khảo sát Điều kiện Kinh tế toàn cầu mới nhất của chúng tôi chỉ rõ những thách thức tới đây đối với nền kinh tế thế giới. Một trong những rủi ro lớn nhất nằm ở việc các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ tới mức nào trong các tháng sắp tới nhằm chế ngự áp lực lạm phát, và liệu nền kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng chậm hơn cả mức kỳ vọng của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong năm 2023 hay không”, ông Jamie Lyon, Trưởng ban Kỹ năng, Khối ngành và Công nghệ tại ACCA, cho biết.

NGUYỄN TẤN tổng hợp

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>