Nhiều rủi ro khi USD tăng giá
Nhiều chuyên gia kinh tế còn lo ngại đồng USD tăng giá mạnh làm tăng nguy cơ kinh tế toàn cầu suy thoái trong năm tới.
Theo Chủ tịch WB David Malpass, nguy cơ kinh tế toàn cầu suy thoái có thể kéo dài sang năm 2023 và lâu hơn nữa. Ảnh: Reuters
Khắp thế giới ở đâu người ta cũng phàn nàn về việc đồng USD tăng giá đang khiến đồng tiền các nước khác mất giá, từ đó góp phần vào tình trạng giá hàng hóa và dịch vụ leo thang.
Theo AP, đồng USD đã tăng giá 18% kể từ đầu năm đến nay và đạt mức cao nhất trong 2 thập kỷ qua vào tháng rồi.
Lý do của sự gia tăng này không có gì khó hiểu. Để đối phó lạm phát leo thang ở Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang (FED) tăng lãi suất cơ bản 6 lần cho đến nay. Mặt bằng lãi suất cơ bản hiện tại ở Mỹ là 3,75-4%, cao nhất kể từ tháng 1-2008. FED cho biết sẽ còn tiếp tục tăng lãi suất cơ bản thêm nhiều lần nữa trong thời gian tới.
Với những lần nâng lãi suất cơ bản trong năm nay và cả dự định cho thời gian tới, FED thể hiện quyết tâm và ưu tiên chống lạm phát và ngăn ngừa cuộc khủng hoảng lòng tin của giới kinh tế, tài chính và dân chúng ở Mỹ vào năng lực vận hành chính sách tiền tệ và tính thích hợp của chính sách tiền tệ của FED.
Khi hành động như thế này, FED chấp nhận những tác động tiêu cực của nó tới tăng trưởng kinh tế và thị trường lao động ở Mỹ. Lãi suất cơ bản tăng kìm hãm tăng trưởng kinh tế, giới kinh tế giảm đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh và bớt sử dụng nhân công lao động.
Hầu hết đồng tiền các nước trở nên suy yếu so với đồng USD. Chẳng hạn, đồng rupee của Ấn Độ giảm gần 10% so với đồng USD, trong khi đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ giảm đến 28% tính từ đầu năm đến giờ. Ngay cả những nước giàu hơn cũng chịu tác động. Tại châu Âu, trong 20 năm nay, lần đầu tiên đồng euro rẻ hơn đồng USD.
Thường thì các nước có thể hưởng một số lợi ích từ nội tệ suy yếu bởi khi đó, sản phẩm của họ trở nên rẻ hơn và cạnh tranh hơn ở nước ngoài. Tuy nhiên, vào thời điểm này, lợi ích ấy là không đáng kể do chịu tác động từ tình hình kinh tế toàn cầu kém khởi sắc.
Thay vào đó, đồng USD tăng giá đang gieo rắc nỗi lo cho thế giới. Chẳng hạn, những công ty, người tiêu dùng, chính phủ nào trả nợ bằng USD gặp thêm sức ép do nội tệ đổi được ít USD hơn trước.
Ngân hàng trung ương các nước cũng buộc phải tăng lãi suất trong nỗ lực củng cố đồng nội tệ và ngăn dòng tiền chảy ra nước ngoài. Tuy nhiên, lãi suất cao hơn cũng làm suy yếu tăng trưởng kinh tế và gia tăng thất nghiệp.
Trang Bloomberg chỉ ra thực trạng nhiều quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực đang phải vật lộn trước tình hình lãi suất cao, giá USD tăng vọt và giá hàng hóa tăng. Điều này khiến việc thanh toán hàng hóa thường được định giá bằng đồng USD tại những nước này trở nên khó khăn hơn.
Tại Ghana, các nhà nhập khẩu cảnh báo về tình trạng thiếu hụt lương thực trước Giáng sinh. Gần đây, hàng ngàn container chở thực phẩm chất đống tại các cảng ở Pakistan. Còn tại Ai Cập, nhiều lò bánh mì tư nhân phải tăng giá bán sau khi một số nhà máy hết lúa mì do nguyên liệu này mắc kẹt ở hải quan.
Đồng USD tăng giá trong năm 2022 đặc biệt gây lo ngại bởi nó làm gia tăng sức ép lạm phát toàn cầu vào thời điểm giá cả đã ở mức cao. Đại dịch Covid-19, cộng với xung đột Nga - Ukraine, gây ra tình trạng gián đoạn nguồn cung đối với thị trường năng lượng và nông nghiệp.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) gần đây cảnh báo nguy cơ xảy ra thảm họa mới nghiêm trọng không kém tình trạng khẩn cấp lương thực vào năm 2007-2008. Bi quan hơn, chương trình Lương thực thế giới của Liên Hiệp Quốc nhận định toàn cầu đang đối mặt cuộc khủng hoảng lương thực lớn nhất trong lịch sử hiện đại.
Trong báo cáo mới đây, các nhà kinh tế của WB cảnh báo biện pháp có thể vẫn chưa đủ để hạ nhiệt lạm phát, khiến các ngân hàng trung ương cần phải tăng thêm tăng lãi suất - đây là nguyên nhân kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Trong kịch bản này, WB dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm xuống 0,5% vào năm 2023 - tức là giảm 0,4% tăng trưởng tính theo đầu người, đồng nghĩa với việc kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
-
Thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Palestine: Khó thành hiện thực
-
Tổng tuyển cử ở Thái Lan: Cuộc đua còn nhiều gay cấn
-
Pháp có nguy cơ lún sâu vào bất ổn chính trị
Giao thông hỗn loạn vì xe ben kéo sập cáp viễn thông
VinaPhone khuyến nghị khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao trước giờ “G”, tránh bị gián đoạn liên lạc sau 31/3/2023, các Điểm giao dịch VinaPhone hỗ trợ cập nhật thông tin thuê bao trên địa bàn
“Công tác xã hội Việt Nam chuyên nghiệp, sáng tạo và phát triển”
Phát hiện sớm, tăng hiệu quả điều trị và dự phòng bệnh lao
Hàng loạt trường hợp không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông
- Nước rút chiến dịch truyền thông dân số
- Thành phố Ngã Bảy: 130 cơ sở sản xuất, kinh doanh được tập huấn phòng cháy, chữa cháy
- Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
- Buôn bán hàng cấm, lãnh án 12 tháng tù
- Công bố các quyết định công tác cán bộ
- Triển khai các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn
- Hơn 54 triệu “Hộ chiếu vắc-xin” được xác nhận
- Công bố các quyết định về công tác cán bộ
- Hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập
- Thông tin về dịch Covid-19
Hàng loạt trường hợp không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông
Cảm phục tấm lòng vợ chồng già hơn 40 năm tìm thuốc nam giúp người
Hoa xuân ra phố
Ấm lòng những món quà tết
Nhìn lại chặng đường triển khai cao tốc Cần Thơ - Cà Mau
Làm đẹp cảnh quan môi trường đón tết
Đưa anh về với đất mẹ thiêng liêng
Tiêu hủy hàng hóa vi phạm với tổng trị giá khoảng 1,6 tỉ đồng